tháng 1 2013

(ĐVO) - Triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012. Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra trở nên mong manh. Chính sách điều hành kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.
Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1.

Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn

Theo TS Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương, năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.

Thâm hụt ngân sách cả năm lên khoảng 162 nghìn tỉ đồng – tương đương 4,8% GDP. Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua trái phiếu bất chấp lãi suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.

Theo chuyên gia Bùi Trinh, thời gian qua các nhà tư vấn kinh tế về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác.
Năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm - TS Lê Quốc Phương

Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP khoảng 22% trong giai đoạn 2000-2005 thì đến 2006-2011 là dưới 10%. Bên cạnh đó nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất từ giai đoạn năm 2000 đến nay, tỉ lệ này ngày càng nhỏ đi.

“Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền lớn bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hóa ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền – hàng và góp phần làm tăng chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước”, ông Bùi Trinh nói.

Nhìn ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

Nghiên cứu của chuyên gia Bùi Trinh và Ths Nguyễn Viết Phong cũng chỉ ra kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 có thể đạt được từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố tổng cầu vẫn được đảm bảo và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012.

Tuy nhiên, điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả’, ông Trinh nhấn mạnh.

Khi nền sản xuất bị giảm tốc độ tăng trưởng, các khoản thu ngân sách gặp khó khăn dẫn tới bội chi ngân sách, nợ nần tăng thêm. Nếu đầu tư của khu vực tư nhân cũng gặp khó do tín dụng gần như không tăng sẽ không chỉ gây nên nguy cơ suy giảm kinh tế mà biện pháp khắc phục suy giảm bằng cho vay ồ ạt trong điều kiện giá năng lượng, giá dịch vụ trong nước tăng mạnh và giá cả thế giới cũng tăng sẽ tạo vòng xoáy phức tạp hơn về nguy cơ lạm phát mới. 
Ths Nguyễn Viết Phong 

Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.

TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, kinh tế 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012 do chưa có cuộc cải cách nào lớn thực sự được thực hiện ngoại trừ sự khởi động mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng.

“Lạm phát cao trong năm 2013 có thể trở lại khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Nhiều khả năng Chính phủ không đạt được mục tiêu này. Dự báo của chúng tôi cho rằng làm phát 2013 có thể hướng tới mức 10%”, TS Thành nhận định.

TS Lưu Bích Hồ thì cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 duy nhất có một điểm sáng là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. “Chỉ có nông nghiệp là tạo ra giá trị thật, hạt gạo, hạt thóc và xuất khẩu thật. Hai lần khủng hoảng kinh tế đều do nông nghiệp ‘cứu’. Do vậy không nên nhìn vào con số xuất siêu, thặng dư vì đó chỉ là con số ảo”, TS Bích Hồ khẳng định.

Lợi ích nhóm làm xói mòn uy tín

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2012 ngành ngân hàng có những khủng hoảng nhỏ và đỉnh cao là một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt và nhiều tin đồn lan truyền. Điều này làm cho lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại với nhau cho vay qua đêm phải có cầm cố thế chấp.

Năm 2012 cũng là năm nhiều ngân hàng không đòi được tiền đã cho vay. Lưu lượng giao dịch ngân hàng giảm dần và lãi suất liên ngân hàng cũng giảm.

“Các chính sách đổ xô vào những cú sốc lớn - như bất động sản – trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ thì không ai để ý. Hiện tượng phá sản ngành thủy sản (cá tra, cá ba sa) chính là một ví dụ điển hình cho các tín hiệu về chỉ số vĩ mô, giá không được lưu ý”, TS Thành nói.

Việc điều hành giá thời gian qua như sự can thiệp vào thị trường vàng và dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản, theo TS Thành tư tưởng chính sách rất hay và đúng.

“Một nền kinh tế kinh tế vàng không vào quỹ lưu thông và tiền chạy qua tài khoản là rất đúng, nhưng cách làm theo kiểu gò vào như hiện nay thì bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế ngờ rằng đó chỉ là cách cứu các ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”, TS Thành lo ngại.
Theo TS Thành: "Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”

Những gợi ý

Giới chuyên môn đưa ra nhiều gợi ý chính sách năm 2013. Theo đó cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lãi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.

TS Lưu Bích Hồ cho rằng, Chính phủ phải tập trung số 1 vào tái cơ cấu chứ không phải là lạm phát. Cần phải chấn chỉnh lại sự điều hành và nhìn bài học về sự không đồng bộ, sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính. Tím ra nguyên nhân nói mà không làm được, hoặc nói nhiều làm ít, làm không hiệu quả.

TS Thành gợi ý, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu.

Phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc bình dân.

Xử lý nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lý hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Ngoài ra, xử lý nợ xấu cũng sẽ gắn với việc sắp xếp dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém đang là nhân tố gây bất ổn thanh khoản của hệ thống.

Bích Ngọc

(TPHCM) Chuỗi cửa hàng cà phê gốc Mỹ lớn nhất thế giới Xì-ta-bắc (Tên nôm na là Sao Tiền, tức muốn làm sao phải có tiền) đang gấp rút hoàn thành để mở cửa vào tháng 2 năm 2013 để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kì cao điểm này.

Xì ta bắc chuẩn bị khai trương cửa hàng đầu tiên tại khách sạn Thế giới mới ở TPHCM.
Được biết chuỗi cửa hàng cà phê này sẽ chịu sự quản lí của Quan Niệm Cà Phê (Coffee Concept), công ty Việt Nam gốc Hồng Kông cùng một mô hình đào tạo với Lý Nhã Kỳ. Thời điểm khai trương đã được tính toán kĩ để trùng với ngày trọng đại nhất trong năm đối với nhiều người Việt : ngày lễ tình yêu Va-len-tai. Cứ tới ngày này là một bộ phận không nhỏ người Việt Nam bột phát ba nhu cầu thiết yếu là "tâm sự", "tự sự" và "tự sướng". "Tâm sự" là môn thể thao phối hợp hai người đang được Việt Nam đề cử vào danh sách thi đấu chính thức tại Xi-ghêm."Tự sự" là môn thể thao đồng đội, với tiêu chuẩn là các VĐV tham gia đều không có ai để "tâm sự" cùng trong ngày Va-len-tai. Và "tự sướng" là môn thể thao cá nhân, hai người, hay đồng đội với giới hạn duy nhất là độ bền của pin điện thoại.

Theo nghiên cứu thị trường thì tại Việt Nam không thiếu những VĐV đẳng cấp cho các môn thể thao này, nhưng do tình hình đất chật người đông, nên địa điểm thi đấu còn rất hạn chế. "Tâm sự" và "tự sự" có nhiều loại hình địa điểm tự phát như nhà nghỉ, công viên, vỉa hè, gốc cây đa, vv. Tuy nhiên "tự sướng" đòi hỏi hạ tầng cơ cở chất lượng cao với trang trí đẹp và xì cun.

Do thiếu địa điểm và đạo cụ, nhiều hot gơn đã phải tự sướng ở trong phòng tắm và phòng ngủ có nội thất tồi tàn và ánh sáng thảm hại.
Nắm bắt tình hình thiếu địa điểm tự sướng của Việt Nam, Sao Tiền đã quyết định chinh phục thị trường tiềm năng này. Với biểu tượng nàng tiên cá có truyền thống giúp hot gơn và hot boi thế giới tự sướng từ hàng chục năm qua, công ty này khẳng định họ sẽ thành công trong việc làm nền cho các pô ảnh tự sướng của người Việt.

Ở nhiều nước, Sao Tiền tạo điều kiện cho mọi lứa tuổi được có địa điểm cũng như đạo cụ để tự sướng. Cô Su-ri Cờ-ru-zơ, con gái của ông Tôm Cờ-ru-zơ được tham gia phong trào chụp ảnh tự sướng ở Sao Tiền từ rất sớm.

Trả lời phỏng vấn của kênh kinh doanh Bờ-lum-bớt (Bloomberg) ông Ralf Matthaes (Ráp Mặt-thớt), quản lí khu vực của công ty nghiên cứu thị trường TNS (Trung Nguyên Sucks) nhận xét : "Dân số trẻ của Việt Nam muốn văn hoá xì tin hiện đại. Xì ta bắc rất nổi tiếng và người tiêu dùng trẻ tuổi muốn người khác thấy mình ở những nơi xì tin như vậy. Đó là một phong cách rất Việt Nam." (Nguyên văn bài phỏng vấn tại đây.)

Sao Tiền với phong cách ghi tên người lên cốc một cách sành điệu.
Trong khi đó, một số khách hàng khác của Sao Tiền phải dùng chung một cái tên dễ nhớ…

Nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước ngày khai trương của cà phê Tú Ngân. Chị Đích Thị Hot Gơn cho biết trước đây muốn khẳng định đẳng cấp thì phải mua ai phôn, cầm Lờ-vê rất là tốn kém. "Bây giờ em chỉ cần bỏ ra mấy chục nghìn mua một cốc Xờ ta bắc. Đây đúng là phụ kiện không thể thiếu của năm 2013. " Anh Đinh Tinh Tướng, cựu du học sinh ở bển về, tiếc nuối :"Ngày tôi đi du học lúc nào cũng phải khoe là Việt Nam có cà phê ngon lắm, có Ngô Bảo Châu giỏi lắm. Bây giờ tôi có thể tự hào mà nói với bạn bè năm châu là nước tao cũng có Xờ ta bắc như ai. Chỉ cần nước ta có thêm một hoa hậu thế giới nữa là tôi có thể ngẩng cao đầu trên trường quốc tế. " Anh Lý Trí Thức, nhà báo, người có thâm niên ôm láp tóp ngồi thiền lướt Phây-búc ngắm hot gơn ở Hai len gần trụ sở kênh 14 cho hay anh sẽ tức tốc chuyển sang Xờ ta bắc nếu có thể. "Tôi muốn mang láp tóp ra ăn không ngồi rồi ở Xì-ta-bắc vì tôi đọc báo, xem phim thấy những nước IQ cao người ta đều làm như thế cả. "

Khi được hỏi liệu họ có quen được với cà phê Xì-ta-bắc vốn nhạt và kém đậm đà so với cà phê Việt Nam, cả ba đối tượng này đều không cho đó là vấn đề vì khi uống cà phê thường họ vẫn gọi sinh tố.

Trong khi đó , từ Tây Nguyên,
… chị Siu Bờ Lách vẫn chưa trả lời được câu hỏi "Ly cà phê như muốn nói cùng em câu gì?"
Nguồn: tinkhotin.com
















Tại hội thảo “Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường” (với phụ đề “Làm sao châu chấu thắng voi”)* các diễn giả đều bày tỏ một tinh thần dân tộc và khát vọng “xây dựng một nước Việt hùng mạnh, cùng nhau xây dựng một niềm tin chung để mỗi người, dù ở đâu trên khắp địa cầu, đều có thể ngẩng cao đầu tự hào rằng: Tôi là người Việt Nam”. Để làm được điều đó, quan trọng nhất là phải chiến thắng trong cuộc chiến thương trường khốc liệt – như doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định “không được mơ hồ về cuộc chiến này”. Tư tưởng chỉ đạo đó mang đến khí thế hừng hực “ra trận – quyết chiến quyết thắng” của nhiều doanh nhân và một số nhà nghiên cứu, giảng viên đại học về lĩnh vực kinh tế, thể hiện rõ bằng cách sử dụng những khái niệm quân sự như: cuộc chiến, chiến tranh, chiến lược, sách lược, vũ khí, triệt tiêu… trong lĩnh vực kinh tế, và hẹp hơn, khi bàn về chủ đề của Hội thảo. Với đối tượng mà hội thảo và các diễn giả hướng đến là thanh niên thì khí thế này đã mang lại sự sinh động sôi nổi hơn những cuộc hội thảo khác.


Là một người không phải doanh nhân, lại trong số ít người thuộc ngành xã hội nhân văn tham dự hội thảo, đồng thời là người tiêu dùng, tôi có chút băn khoăn khi từ góc độ văn hóa nghĩ về quan niệm “cuộc chiến thương trường” trong xây dựng và phát triển “thương hiệu Việt” – yếu tố cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thương trường hiện nay, nhưng sự cạnh tranh này, bản thân nó không chỉ là mang ý nghĩa các doanh nghiệp cần phải loại trừ, tiêu diệt, thôn tính nhau kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Một vị diễn giả tại hội thảo đã nói: nếu hiểu cạnh tranh là như vậy thì chỉ mới biết đến chủ nghĩa tư bản sơ khai, còn hiện nay, cạnh tranh còn / phải mang tính liên kết, phối hợp. Vị diễn giả khác nêu ví dụ về trường hợp 3 thương hiệu nổi tiếng Chanel, Christian Dior và Yves Saint Laurent. Đều là những hãng thời trang dành cho phụ nữ nhưng mỗi hãng phục vụ cho một nhu cầu khác nhau và có đối tượng khách hàng riêng. Do hướng đến những mục tiêu cụ thể khác nhau mà cả ba thương hiệu này không loại trừ nhau mà cùng tồn tại và ngày càng phát triển. Có thể thấy rằng, đây là một “cuộc chiến” không bên nào thua mà người tiêu dùng lại thắng, vì những nhu cầu, sở thích được đáp ứng nhiều hơn, thậm chí bằng những sáng tạo mới, những sản phẩm mới của các thương hiệu này đã “buộc” người tiêu dùng có thêm nhu cầu, ngày càng đa dạng phong phú. Nhu cầu của khách hàng chính là nguồn lực để các thương hiệu tiếp tục khẳng định và phát triển.

Như vậy, xây dựng thương hiệu cần có mục tiêu cụ thể rõ ràng: cung cấp cái gì, cho ai, như thế nào, để làm gì… Thiếu mục tiêu “hướng đến/ dành cho người tiêu dùng” thương hiệu sẽ không trở thành nhu cầu, thói quen, không đi vào niềm tin, tâm thức của khách hàng.Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải sáng tạo ra dấu ấn riêng, hay nói cách khác, tìm ra con đường mới để đi vào thị trường. Mục tiêu – sáng tạo – đổi mới là những yếu tố tạo dựng “Giá trị văn hóa” cho thương hiệu. Đây là điều kiện tiên quyết nếu doanh nghiệp muốnphát triển bền vững.

Nếu lấy mục đích của “cuộc chiến thương trường” là loại trừ, thâu tóm lẫn nhau tất yếu dẫn đến sự độc quyền. Độc quyền trong bất cứ lĩnh vực nào đều không phải là điều hay – như chúng ta đã thấy, trải nghiệm và chịu nhiều hậu quả, nhất là hiện nay Việt Nam chưa có “Luật chống độc quyền” như nhiều nước phát triển khác. Người ta vẫn nói “Mục đích biện minh cho phương tiện”, nhưng từ góc độ xã hội nhân văn, thương hiệu khó đạt được một “giá trị văn hóa” khi dùng nhưng phương thức kém văn hóa để chiến thắng. Trong lịch sử, cuộc chiến nào cũng mang đến hậu quả là sự hủy hoại các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của một quốc gia, của nhân loại. *Cuộc chiến* thương trường cũng vậy, chỉ làm mất đi những gía trị văn hóa của doanh nghiệp và có khi, của cả doanh nhân.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt chủ trương xây dựng thương hiệu nhằm quảng bá ra thị trường quốc tế, để thể hiện *tinh thần dân tộc Việt*. Tuy nhiên ngay cả trong thương trường thì việc hô hào và khích động tinh thần dân tộc cũng rất dễ sa vào *chủ nghĩa dân tộc* thiển cận, hẹp hòi. Trong thời đại toàn cầu bài học thành công của các doanh nhân, doanh nghiệp lớn chính là nhờ có *lòng tự trọng* - sự tự trọng của mỗi con người, của mỗi quốc gia là giá trị mang tính toàn cầu. Nhờ lòng tự trọng cao mà người Nhật đã sản xuất những hàng hóa tốt nhất cho người Nhật sử dụng và sau đó là cho thế giới. Tôn trọng *người cùng một nước* trước khi muốn và làm cho người khác tôn trọng doanh nghiệp mình, quốc gia mình, có lẽ *tinh thần dân tộc* phải bắt đầu từ đó.

Với những Thương hiệu Việt, mong sao các doanh nghiệp hãy hướng đến người tiêu dùng Việt Nam. “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” phải là hàng chất lượng cao, phong phú đa dạng, phù hợp những tầng lớp người tiêu dùng và nhu cầu khác nhau. Khi chúng ta còn phải nhập siêu hàng hóa nước ngoài (từ bình dân đến cao cấp) thì có lẽ ngay trong thương trường Việt “tinh thần dân tộc” cần được nâng cao hơn nữa.

Nguyễn Thị Hậu


Nhà văn Yann Martel đã đoạt giải thưởng Booker với cuốn tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi). Tác phẩm này đã được đạo diễn nổi tiếng của phim “Ngọa Hổ Tàng Long” Lý An chuyển thành bộ phim nhựa thu hút hàng triệu khán giả trên thế giới trong thời gian vừa qua.

Tuyệt phẩm thu hút người xem với nhiều khung ảnh trực quan quyến rũ. Bạn cóquyền phê bình và đánh giá nội dung, nhưng nhiều người xem sẽ thừa nhận rằng có một số bài học lớn trong cuộc sống và kinh doanh mà có thể học từ phim “Cuộc đời của Pi”:

1. Nếu bạn tin vào mọi thứ thì rốt cuộc bạn sẽ không tin vào điều gì cả

Cha của Pi Santosh Patel nói điều này với Pi tại bàn ăn trong một buổi ăn tối khi ông nhận ra sự tò mò của con trai về các tôn giáo khác nhau và muốn làm theo các tôn giáo ấy cùng một lúc. Lời nói của ông đã đúng không chỉ trong tín ngưỡng tôn giáo mà trong cả cuộc sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh.

Thật khó để đi theo nhiều con đường khác nhau cùng một lúc. Nếu ai đó làm như vậy thì họ tự mâu thuẫn với chính mình, tạo ra sự nhầm lẫn, mất sự tập trung và nhất là lãng phí các nguồn tài nguyên quan trọng. Là một doanh nhân, bạn nên chọn cho mình người hướng dẫn, cố vấn giỏi và thực hiện những lời khuyên một cách khôn ngoan. Nếu lắng nghe tất cả các lời khuyên, lời tư vấn, bạn sẽ hạn chế chính bạn trong việc nắm bắt cơ hội và chậm trễ trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình.

Là doanh nhân, bạn phải chọn cho mình một mô hình kinh doanh một cách cẩn thận và thực hiện nó như một đức tin để đi đến mục tiêu. Trong những ngày đầu, điều quan trọng là phải chọn cho mình sự ưu tiên và những phân khúc cụ thể để tiến hành chiến lược.
Theo đuổi nhiều con đường khác nhau cùng một lúc sẽ nhanh chóng hủy hoại nguồn lực và cuối cùng là vỡ mộng với toàn bộ quá trình.

2. Xây dựng thương hiệu rất quan trọng

Pi Patel sinh ra với tên Piscina Molitor Patel được đặt bởi ông chú của mình phía sau một bể bơi ở Pháp. Cách phát âm của tên này đã tạo cho Pi rất nhiều đau khổ, vì nó trở thành những câu chuyện hài hước trong trường học cũng như ngoài đời. Anh sớm nhận ra sự phiền toái của tên mình và cố gắng giải thích với từng người, từng nhóm người là nó bắt đầu bằng chữ Pi trong chữ cái Hy Lạp… Tuy nhiên tình hình có vẻ không khá hơn. Anh đã quyết định tự nhớ giá trị Pi (π) với hàng trăm số lẻ của nó và chứng minh trên lớp cho mọi người biết đến khả năng của mình. Từ đó người ta gọi cậu là Pi.

Pi đã thành công khi gắn một câu chuyện với cái tên của mình. Trong kinh doanh cũng vậy, khi tạo ra một thương hiệu mới hay muốn thay đổi một thương hiệu hiện tại đang có vấn đề của mình, bạn cần tạo ra một câu chuyện để nắm bắt trí tưởng tượng và trí nhớ của khán giả hay khách hàng tiềm năng.

Trước khi đặt một thương hiệu mới phải thật cẩn trọng, vì làm lại thượng hiệu vừa đắt tiền vừa tốn rất nhiều thời gian như Pi Tatel đã thực hiện. Chọn một thương hiệu tốt có thể là bước đầu tiên hướng tới xây dựng một thương hiệu thành công.

3. Lập kế hoạch là điều cần thiết chứ không phải là tùy chọn

Pi bắt đầu hoạch định cho kế hoạch sống sót của mình Khi chiếc tàu bị chìm, Pi được ném xuống biển trên một chiếc tàu cứu sinh với một số lượng thực phẩm và đồ cấp cứu rất hạn chế. Pi buộc phải thực hiện một kế hoạch sống sót với một thời gian không chắc chắn trên vùng biểu sâu và khắc nghiệt. May mắn thay, anh đã tìm ra một cuốn sổ tay giúp anh lập được kế hoạch cho thời gian sống sót của mình.

Nếu bạn là doanh nhân, hãy suy nghĩ về cuốn sổ tay và kế hoạch kinh doanh của mình. Điều quan trọng là bản kế hoạch luôn ở bên cạnh và bạn luôn nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Một khi bạn có sự hoài nghi nào đó, hãy xem xét và thực hiện theo kế hoạch.
Khi khởi nghiệp, điều quan trọng nhất với mỗi doanh nhân là tiền. Bạn phải hoạch định nguồn tài nguyên tài chính đủ cho đến khi có nguồn thu nhập bán hàng hay khoản đầu tư mới, để luôn giữa vững dòng tiền kinh doanh, cũng giống như giữ nguồn năng lượng cho cuộc hành trình.

Trong cuộc sống cũng vậy, bạn phải lập kế hoạch cho nhiều tình huống khác nhau, ngay cả khi nguồn thu nhập thấp, bạn vẫn có thể có một cuộc sống ý nghĩa.

4. Đừng để tất cả các trứng vào một giỏ

"Sự cố cá voi " của Pi Khi Pi bất ngờ tìm thấy con hổ Richard Parker trên thuyền cứu sinh, anh quyết định ném tất cả vật dụng và thức ăn dự trữ trên thuyền sang chiếc bè, cột chiếc bè với thuyền cứu sinh và chuyển sang sống trên chiếc bè để tránh bị con hổ ăn thịt. Ngay lúc đó, có vẻ đó là một quyết định khôn ngoan, vì anh vẫn chưa hình dung được những nguy hiểm lớn hơn mà anh chưa bao giờ biết đến. Vào một buổi tối, một con cá voi khổng lồ xuất hiện lật úp chiến bè, vứt đi tất cả nguồn thực phẩm dự trữ và nước ngọt. Lúc đó Pi nhận ra rằng sống chung với con hổ Parker trên thuyền có lẽ là một sự lựa chọn tốt hơn.

Khi bắt đầu khởi nghiệp, nguồn tài nguyên thường khan hiếm. điều quan trọng là bạn phải ngăn chặn sự rò rỉ và mất mát. Bước vào một lãnh thổ không rõ, khai phá một thị trường không nghiên cứu và ném toàn bộ nguồn lực của mình vào thị trường, không xây dựng một sân sau để rút lui là một sai lầm chết người.

Nếu bạn có nhiều sản phẩm nhưng chỉ có một nguồn tài nguyên thì cách tốt nhất là chia nguồn lực theo từng nhóm sản phẩm, tránh sự phụ thuộc vào chỉ một sản phẩm thành công, vì giai đoạn khởi nghiệp thường không chắc chắn. Trong cuộc sống, nếu bạn muốn đầu tư cho một tương lai tốt hơn, bạn đừng nên dồn hết toàn bộ nguồn tài nguyên có sẵn cho một sự lựa chọn. Trong sự nghiệp, hãy luôn nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu thực tế của thị trường việc làm, không nên trói mình hoàn toàn vào công việc hiện tại trong một thời gian dài.

5. Tìm hiểu để cùng tồn tại

Pi bắt đầu "hòa giải" để cùng tồn tại trên thuyền với Parker Sau sự cố cá voi, Pi nảy ra ý định cần phải "hòa giải" với hổ Parker để cùng sống trên tàu cứu sinh, một ý tưởng mà anh luôn gạt bỏ từ trước tới nay.

Bước đầu tiên, anh bắt đầu giao tiếp với Parker bằng cách huấn luyện, đánh dấu lãnh thổ và thiết lập một số quy tắc. Sống cùng Parker trên thyền, anh luôn giữ chính mình ở trạng thái cảnh giác. Nhưng khi Parker đói bụng và nhảy xuống biển bắt cá, Pi đã giúp nó trở lại thuyền một cách từ từ. Parker được xem là một nhà đồng sáng lập và cũng là đối thủ cạnh tranh trong suốt hành trình (kinh doanh) của Pi.

Là doanh nhân, bạn phải tồn tại và sống với cả hai đối tượng như vậy. Với đối tác đồng sáng lập, điều quan trọng để giao tiếp rõ ràng là xác định vai trò, trách nhiệm và đảm bảo rằng cả hai không vi phạm không gian của nhau. Là một doanh nhân bạn phải tìm cách cùng sống với đối thủ cạnh tranh của mình, và luôn cảnh giác để đảm bảo bạn không bị đánh bại. Để cạnh tranh lành mạnh, bạn không nên dễ dàng chọn những cách thức thực hiện phi đạo đức, hay các chiến thuật bẩn thỉu để chiếm lấy thị phần. Thậm chí đôi khi nên vừa cạnh tranh vừa giúp đối thủ của mình nếu nó giúp thị trường tổng thể phát triển.

6. Luôn tiếp tục di chuyển

Pi bị trôi dạt đến đảo có tảo ăn thịt người Khi Pi bị trôi dạt đến một hòn đảo bí ẩn của tảo ăn thịt người, có vẻ như anh bị trôi dạt đến một ốc đảo dồi dào thực phẩm và nước ngọt, là một nơi trú ẩn lý tưởng. Nếu hài lòng thì nó cũng tương tự như việc tìm ra một giải pháp trung bình cho một vấn đề chiến lược. Tuy nhiên, càng về cuối cuộc hành trình thì thường là phần khó khăn nhất, vì lúc đó cơ thể và tâm trí luôn có ý muốn từ bỏ. Hay cũng có thể có những thỏa hiệp dễ dàng và đầy nguy hiểm, cũng giống như nếu Pi quyết định sống trên đảo với đầy loài tảo ăn thịt vào ban đêm.

Trong kinh doanh cũng vậy, hãy giữ cho mình luôn di chuyển và không được tự mãn với những thành công tạm thời. Điều quan trọng là luôn để mắt và tâm trí đến mục tiêu cuối cùng. Pi đã quan sát cách tồn tại của những sinh vật trên đảo để tìm ra cách thức tồn tại của chính mình.
Là doanh nhân, cần phải luôn nắm bắt thị trường, luôn tìm cách tung ra những sản phẩm mới, tốt hơn để chiếm lấy những khoảng trống của thị phần. Đôi khi bạn cũng phải quyết định thay đổi mô hình kinh doanh nếu thị trường đòi hỏi bạn phải thực hiện như vậy.

7. Đừng bỏ cuộc

Luôn hy vọng vào cuộc sống. Cuộc đời của Pi là một câu chuyện của tính kiên trì , không bao giờ bỏ cuộc thậm chí trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Cho dù giữa đại dương bao la, bão to, sóng lớn, cá voi, hỗ dữ..., Pi không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót.

Tương tự, một doanh nhân cần có những đức tính này, những ngày đen tối rồi sẽ trôi qua. Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn, từ bỏ cuộc sống. Sẽ có những lúc bạn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, gần như bên bờ vực phá sản, nhưng cũng giống như triết lý vô thường của cuộc sống, những khó khăn chỉ là tạm thời. Ngay cả khi bạn đã thử hết tất cả mọi cách thì bạn cũng có khả năng thử lại, chỉ có điều là làm nhiều hơn một chút.

Hãy luôn nhớ rằng, luôn có ai đó quan sát bạn và bạn luôn có lý do để cố gắng. Sẽ luôn có cơ hội cho bạn, như Pi khi đang đói bỗng nhiên có cá bay cung cấp thực phẩm, có cơn mưa rào cung cấp nước ngọt, có hòn đảo để nghỉ ngơi.

Các doanh nhân trẻ sẽ tìm được nhiều bài học sâu sắc khác từ bộ phim này.

(DNSG)

Thời gian qua báo chí dồn dập đưa thông tin về Starbucks. Đây có thể coi là chuyện hiếm khi một doanh nghiệp mới bước chân vào Việt Nam, chưa cần lên kế hoạch marketing, quảng bá gì mà đã được báo chí nước ta thông tin chi tiết đến từng “kẽ răng”. Điều này cũng cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của những thương hiệu lớn.

Với chiến lược không cạnh tranh trực tiếp với các quán cà phê đường phố, Starbucks nhắm tới tầng lớp trung lưu, những người trẻ tuổi và doanh nhân thành đạt. Nếu xét theo tiêu chí này, các đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Starbucks không nhiều. Có thể kể ra một vài cái tên như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, hay The Coffee Bean. Trong số đó, Gloria Jean’s và The Coffee Bean cũng là những thương hiệu đến từ nước ngoài và gần giống với Starbucks.

Trước thông tin một người khổng lồ trong lĩnh vực cà phê đến Việt Nam, những thương hiệu trên đều không đưa ra bình luận gì. Chỉ có duy nhất ông chủ cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên tiếng. Những bình luận của ông Vũ có phần gay gắt khi coi Starbucks là “người khổng lồ mất bản sắc” hay chỉ đang bán “thứ nước pha đường có mùi cà phê”.



Trung Nguyên, sau giai đoạn bùng nổ và phát triển mạnh mẽ thì một vài năm trở lại đây, thương hiệu này đang đang dần sa sút so với các đối thủ khác.Theo Giám đốc Chiến lược thương hiệu - Richard Moore Associates, ngay cả khi Starbucks chưa đến Việt Nam, những Highlands Coffee, Gloria Jean’s hay The Coffee Beans đang dần lấn át hình ảnh của Trung Nguyên trong nước.

Kết quả một nghiên cứu thị trường khảo sát người uống cà phê tại Việt Nam gần đây về liên tưởng hình ảnh thương hiệu, Highland được xem là thương hiệu cà phê năng động cho doanh nhân (100% người được hỏi), Coffee Bean có liên tưởng là cà phê sang trọng dành cho giới trí thức (gần 90% người được hỏi).

Không thực sự rõ nét Trung Nguyên đang nằm ở phân khúc nào.

Không phủ nhân Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người thành công nhất trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam. Từ một thương hiệu cà phê non trẻ hình thành vào năm 1996 ở Buôn Mê Thuật, Trung Nguyên hiện tại là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam.

Trung Nguyên đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore. Trong mảng cà phê hòa tan, Trung Nguyên cũng khá thành công với dòng sản phẩm G7.

Tuy nhiên, quãng thời gian đó đã qua và Trung Nguyên hiện phải đối mặt với nhiều bài toán khó từ vấn đề nhượng quyền, quản lý chất lượng các cửa hàng cho đến việc định hình rõ đối tượng khách hàng.

Vậy ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục đăng đàn chê bai Starbucks với ý đồ gì?

Quảng bá thương hiệu. Với việc mạnh miệng đả kích Starbucks, Trung Nguyên đang tự nâng hình ảnh bản thân lên làm đối thủ hàng đầu của Starbucks tại Việt Nam, khiến mọi người mỗi khi nhắc đến Starbucks là nghĩ tới Trung Nguyên.

Đây có thể coi là nước đi khôn ngoan của ông vua cà phê Việt khi dựa vào hình ảnh đối thủ để nâng cao vị thế bản thân. Ông Vũ cũng "khéo léo" định hình cho sản phẩm cà phê của mình là "cà phê yêu nước" khi nhấn mạnh trong một bài phỏng vấn rằng "Ai thích giống Tây, giống Mỹ thì tìm tới Starbucks còn ai muốn uống cốc cà phê tuyệt hảo, muốn khơi nguồn sáng tạo, muốn yêu nước thì tìm tới Trung Nguyên". Với lập luận này, ông Vũ đang đánh vào lòng tự hào dân tộc của người Việt.

Trên thực tế, khi bước chân vào Việt Nam, Starbucks không thực sự coi Trung Nguyên là đối thủ. Đáp lại những lời giễu cợt của ông Vũ, Starbucks tỏ ra khiêm nhường và khôn ngoan khi lên tiếng “tôn trọng văn hóa cà phê Việt” và “muốn xem Trung Nguyên là bạn”.

Nhìn lại, chuỗi cà phê sở hữu lợi thế địa phương, mang bản sắc của người Việt và đủ sức cạnh tranh trực tiếp với Starbucks ở thời điểm này có lẽ là Highlands Coffee. Chuỗi cửa hàng này vẫn chưa có động tĩnh gì kể từ khi Starbucks chính thức vào Việt Nam.


Highlands Coffee mới là đối thủ thực sự của Starbucks tại Việt Nam?

Highlands Coffee có chuỗi cửa hàng thuộc công ty Quốc tế Việt Thái (VIT), phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng thế giới cho đến món cà phê truyền thống kiểu Việt Nam. Highlands nhắm tới cùng một đối tượng mà Starbucks hướng tới, hiện đang sở hữu hơn 50 cửa hàng với những vị trí đắc địa nhất ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Highlands có độ nhận biết thương hiệu cao, định hình khách hàng rõ ràng, đồng thời sở hữu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh mang hương vị Việt: phở 24.

Việc Highlands Coffee bán lại 49% bộ phận kinh doanh ở Việt nam cho Jollibee dù đang ăn nên làm ra, cũng được đồn đoán là để chuẩn bị đối đầu với Starbucks. Jollibee với kinh nghiệm và sức mạnh tài chính của một đại gia đồ ăn nhanh hàng đầu châu Á, từng đánh bại thương hiệu lớn KFC tại sân nhà hoàn toàn đủ sức đối đầu với Starbucks.

Còn với Trung Nguyên, trước khi lên tiếng chê bai Starbucks hay thể hiện tham vọng vươn ra thế giới, ông Vũ nên khắc phục những yếu kém và chứng tỏ bản thân ngay tại thị trường nội địa.

Trang Lam


http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/ai-moi-la-doi-thu-that-su-cua-starbucks-o-viet-nam-20130121023324401ca47.chn

IN A humid outdoor café surrounded by palm trees, Hung Pham Ngoc launches an attack on his coffee, pushing aside a cup of pungent black java for a Coke. “Everything is fake!” complains the professional coffee taster and self-proclaimed snob. “It's all made from artificial flavours. It's undrinkable.” He fumes on about the problems of the coffee industry, and what he calls a grievous oversupply of substandard beans.

Vietnam is the world's second-largest coffee producer, but also one of the most obscure. Unlike coffee exports from countries such as Brazil and Ethiopia, Vietnamese beans are typically used in cheap instant Western coffee, which earns scant international commendation. His country, he declares, needs to market a trendy style of coffee drinking—like Starbucks, he adds, but finer. “Civet dung,” he proclaims. “Civet dung makes coffee good. It's natural, and it makes real coffee.”

Mr Hung is one of a handful of Vietnamese aficionados trying to revive tastes for this epicurean and elusive beverage. At specialised coffeeshops around the world, this coffee sells for around $30 a cup. As it happens, civet cats are coffee connoisseurs. With their long noses, they sniff out and eat the best and fleshiest beans. Their digestive enzymes ferment the beans and break down the proteins. These beans, harvested from the faeces, then create a coffee that tastes rich and slightly smoky with hints of chocolate. The beverage is known in Vietnamese as ca phe chon, or civet-cat coffee, and is also commonly produced in Indonesia and the Philippines. The final cup delivers a smooth, dark palate that is stronger but, some say, less bitter than typical coffee.

Three years ago Mr Hung and three partners started Legend Revived, a high-end brand in Ho Chi Minh City that sells chon beans in Vietnam, Britain and Norway at $500 per kilogram (“The finest gift from Vietnam”). But sourcing the beans is getting trickier. Since the end of the Vietnam war, farmers have been migrating to the central highlands, the country's main coffee-producing region. “Trees have been cut down illegally all over the country, so the fox's habitat is affected severely,” says Doan Trieu Nhan, a Hanoi-based special adviser to the Vietnam Coffee and Cocoa Association. Compounding the problem, the civets themselves are now hunted and served on the dinner tables of the country's nouveau riche, he said.

As a result, there is a growing market in fake civet beans. One example widely peddled at outdoor markets is made with artificial fragrances that bear little resemblance to the drink's actual bold taste. Larger coffee chains, however, produce a more sophisticated beverage using biotechnology, isolating an enzyme similar to that in the civet's stomach that ferments the beans, and then mixing it with chocolate powder to add authenticity to its aroma. In Buon Me Thuot, the province's capital and the coffee capital of Vietnam, nearly every market-stall vendor claims to sell the weasel beans, often asking for at least $100 per kilogram. Local customers, once relentless in their search for the real thing, now often settle for the knock-offs. “People actually like buying ca phe chon even though they think it might be fake, because the price is not that expensive,” explains Nguyen Khanh Van, a university student in Ho Chi Minh City.

For the civet cats and their famous brew, the prospects were once more encouraging. In 1857 French colonialists introduced the first coffee trees to Vietnam and 30 years later built the first coffee plantations in the country. Farmers were barred from taking harvested beans, so they scavenged for the civet droppings to make their own secret roasts—a practice that gained popularity as the drink caught on in the mid-20th century.

Today most chon merchants don't look in the wild for manure, but rent out farms for their cats to roam, chew (often less than a fifth of the ripest beans) and then let nature take its course. After farmers collect and wash the droppings, they dry them in the sun for weeks until the outer skin falls off. Brewers then use one of several methods for roasting the beans. One popular approach involves dashing the beans with sugar, salt and butter, and then giving them a medium or light roast over some coffee-tree wood (a heavy roast would cause the sugary beans to lose their natural taste).

The end product, although high in quality, is a tough sell. Many dealers are unwilling to risk large sums of money when so many people are now peddling fake beans. Even genuine chon coffee, however, has its sceptics. Such an expensive and rarefied product is limited in its appeal to a tight and specialised foreign market; nearly all locals are priced out. It is “regarded simultaneously as gimmicky and incredibly sought after,” says Sarah Grant, an anthropologist studying coffee tastes in Vietnam. Other critics have challenged chon coffee on ethical grounds, alleging that many civet cats are treated inhumanely by their owners. Some farmers, for example, coerce them into eating beans by paddling them with sticks. “Given the number of advocates against weasel coffee, it's also a rather precarious product to consider marketing,” Ms Grant adds.

Such criticism doesn't deter Mr Hung and his colleagues, who claim they run an ethical business. They add that the benefits of a strong cup of chon coffee outweigh the unsavoury aspects of it passing through an animal's bowels. One obstacle, says Ms Grant, is that the world has branded Vietnam as a high-volume, rather than high-quality, producer of coffee, and reversing that perception will be tough. But Mr Hung presses forward. “Chon coffee,” he argues, “is the only way we can place Vietnam's name among coffee connoisseurs around the world.”

Jan 15th 2012, 22:32 by G.C. | BUON ME THUOT

http://www.economist.com/blogs/prospero/2012/01/coffee-vietnam

Ngày 10 tháng 1, tờ Nam Phương tuần báo ở Quảng Châu đã phát hành một ấn bản mới sau khi nhân viên kết thúc đình công để phán đối việc bị kiểm duyệt.

Y Năng Tĩnh đăng trên mạng xã hội Sina Weibo: "Tôi phải đi uống trà bây giờ. Hy vọng trà ngon."

Sáu triệu người theo dõi blog của nghệ sĩ Đài Loan này đang sống ở lục địa, người có rất nhiều fan ngay tại Trung Quốc, ngay lập tức linh cảm rằng có thể bà bị rắc rối.
Ngay sau đó người ta thấy bà im tiếng trên mạng xã hội Weibo và những tin đăng trước đó của bà ủng hộ cho tờ Nam Phương đã bị xóa.

Tuy vậy có nhiều người đã đăng lại các tin này gồm cả lời nữ nghệ sỹ nhạo tờ Hoàn Cầu là "đồ chó" và một tin khác bà viết:

"Các người càng nổi giận, tôi càng nhận thấy mình đúng, việc các người che dấu khiến tôi tin là tôi làm việc chính đáng, sự điên rồ của các người khiến tôi tỉnh táo và những vụ giết chóc chỉ giúp tôi ý thức rằng mình đang sống."

Y Năng Tĩnh không phải là nhân vật nổi tiếng duy nhất nhận được "giấy mời đi uống trà".

Một cựu Phó Giám đốc điều hành của Google, Lý Khai Phục, đã đăng trên mạng ngày 7/1 rằng "trà thật là đắng" và viết thêm:

"Từ nay tôi chỉ nói về Đông, Tây và Bắc; và thứ Hai tới thứ Sáu thôi."

Nói một cách khác, ông không thể nói về miền Nam và cuối tuần, một ám chỉ tới tờ báo "Tuần báo Nam Phương" đang trong cuộc giằng co về kiểm duyệt.


Nghệ sỹ Y Năng Tĩnh
"Các người càng nổi giận, tôi càng nhận thấy mình đúng"
Tương tự, chuyên gia về bất động sản Nhâm Chí Cường đã đăng trên Sina Weibo: "Nhận được cú điện thoại vào nửa đêm, mời đi uống trà".

Trước khi được mời đi uống trà cả ba người đã đăng những bình luận ủng hộ cho nhân viên của tờ Nam Phương tuần báo trong thời gian diễn ra sự kiện này.

Trong ngôn ngữ chính trị Trung Quốc, "được mời đi uống trà" đã trở thành cách nói chệch đi để ám chỉ việc bị an ninh lôi đi tra vấn.

Lời mời khó từ chối thường là một cú điện thoại và tiếng gõ cửa.

Những người được mời bao gồm từ người nổi tiếng đã lên tiếng nói lên quan điểm mạnh mẽ của mình về một đề tài có tính thời sự nào đó tới những nhân vật bất đồng chính kiến hoặc giới trẻ bày tỏ bạo dạn khi viết và nhắn tin trên Internet.

Cuộc thẩm vấn thường kéo dài vài tiếng đồng hồ - người ta có thể uống trà tại buổi thẩm vấn hoặc không ai đụng tới tách chén gì cả.

Các cán bộ ngành an ninh sẽ hỏi về những hành vi của bạn và cảnh báo phải chấm dứt nếu không sẽ chịu hậu quả.
Mức độ sách nhiễu

Vậy từ khi nào việc uống trà đã có truyền thống từ hàng thế kỷ mang tính chất mờ ám như vậy?

Không ai có thể nói được chính xác khi nào. Sau cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một số nhà trí thức được mời như vậy.

Nhưng việc này được nhiều người biết đến khi internet được sử dụng rộng rãi và người ta công khai nói về những trải nghiệm của mình trên mạng xã hội.

Trong cuốn sách xuất bản năm 2012 mang tựa đề "Đối mặt với công an" do hai tác giả viết, bà Hoa Trạch, một nhà báo và người làm phim tài liệu, và Giáo sư Từ Hữu Ngư, một học giả chính trị nối tiếng, đã tập hợp 21 nhân chứng, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền và các "công dân mạng". Tất cả những người này "được mời đi uống trà" vàd bị những hình thức sách nhiễm chính trị khác nhau.

Những biện pháp mà họ nhắc tới bao gồm:
Theo dõi tại gia: nhân viên an ninh 'đóng chốt' bên ngoài tư gia của một người nào đó và đi theo khi họ đi ra ngoài.
Quản thúc tại gia: một người bị lưu giữ trong nhà mình, có thể hoặc không thể lên mạng hay liên lạc với bạn bè.
Bắt cóc: đây là hình thức đe dọa nghiêm trọng nhất, khi những người không rõ danh tính dùng vũ lực đưa một người bất đồng chính kiến tới một nơi để thẩm vấn, tra tấn và thực sự đe dọa.


Vụ Nam Phương Tuần báo gây ra tranh cãi, phản đối - và một số người đã được công an mời trà

Cả hai tác giả đều từng trải qua một vài hình thức sách nhiễu như vậy. Bà Hoa Trạch được "mời đi uống trà" sau khi đăng một vài bài báo trên mạng năm 2010 động chạm tới đôi chuyện vấn đề chính trị.

Bảy cảnh sát tới nhà bà và yêu cầu bà đi với họ. Họ lái xe đưa bà tới một đồn cảnh sát gần đấy.

Cuộc trò chuyện khá lịch sự, bà nhớ lại. Họ hỏi bà có phải những bài báo đó là do bà viết, bà đã có liên hệ với những ai, và nếu có ai yêu cầu bà viết những câu nói đó hay không.

Bà Hoa Trạch cảm thấy cảnh sát không quan tâm tới việc kiểm chứng xác minh rằng bà đã viết những bài đó mà thay vào đó họ muốn tìm hiểu xem những bài viết đó được hình thành như thế nào và nếu bà có tham gia tổ chức hoạt động gì không.

Sau lần đó bà Hoa Trạch hiểu rằng bà bị theo dõi không ngừng, điện thoại của bà nghe lén và máy tính cũng như các hoạt động của bà đều bị theo dõi. Bà cho biết có những người đã trở thành bị ám ảnh sau khi bị theo dõi như vậy.

Bà Hoa Trạch tin rằng đó chính là những gì giới chức trách muốn đạt được - nhồi nhét nỗi sợ hãi vào người dân để chính tự họ từ bỏ các hoạt động của mình.

Ngoài chuyện "uống trà", những người bất đồng chính kiến còn được biết đã "bị mời" đi nghỉ ở ngoài thủ đô Bắc Kinh trước các dịp lễ kỷ niệm quan trọng, các hội nghị hay chuyến thăm cấp nhà nước.

Chi phí cho các hoạt động như thế hoàn toàn do nhà nước lo, và tin tức cũng nói Trung Quốc có ngân sách lên tới trên 700 tỷ nhân dân tệ (khoảng 110 tỷ đôla Mỹ) trong năm 2012 "để duy trì ổn định và xã hội hài hòa".

Ngô Ngọc Văn
Trưởng ban Thời sự, BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 17:08 GMT - thứ năm, 17 tháng 1, 2013

Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn nhỏ, trong đó có những cao nguyên như Sơn La, cao nguyên Mộc Châu...

Dãy Hoàn Liên Sơn chạy dài một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc tây Hoàng Liên Sơn. Và nói Tây Bắc cũng có thể kể đến phần lãnh thổ nằm bên hữu ngạn sông Hồng của hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Các huyện vùng cao Yên Bái như Trấn Yên, Trạm Tấn… có thể trồng cà phê chè. Có thể nói kỹ hơn về một số vùng cà phê chè ở Tây Bắc.

Một góc cà phê Arabica Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La
Tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một vùng núi thấp, khí hậu có 2 mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên ở vào giữa 210 và 22045' vĩ độ bắc nhưng có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 150C. Tuy ở đây mùa đông cũng có khả năng xuất hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng hơn như ở thuộc Châu Mai Sơn, Sơn La. Mặc dù, các vùng cà phê ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến.

Một vùng cà phê đã được trồng từ trên mười năm trở lại đây là khu vực Mường Ảng, Tuần Giáo. Từ tháng 1/1961 các chuyên gia dẫn đầu là GS. TS Hans Pagel Trường Đại học Humbolt CHDC Đức và Đoàn Triệu Nhạn, Bộ Nông trường Việt Nam đã khảo sát thổ nhưỡng và ghi nhận khả năng phát triển cà phê Arabica ở vùng Tuần Giáo.

Tháng 5/2005 các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông và Xúc tiến thương mại thuộc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã cùng với cán bộ tập đoàn Thái Hòa tiến hành khảo sát vùng Mường Ảng cho thấy bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tố ở khu vực nông trường Mường Ảng đã trồng từ những năm 1990, còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè ở vùng này lên tới trên 1000 hecta.

Ngoài ra, một vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với cà phê chè là Mường Nhé ở phía Bắc tỉnh Điện Biên. Nếu có điều kiện tự nhiên thì ở đây cũng có thể trồng một diện tích khá lớn cà phê chè.

Tỉnh Sơn La

Sơn La với hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên, cà phê chè được trồng trên các sườn dốc của chân dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao chừng 600m trên mực nước biển trên một một nền đất đỏ đá vôi có tầng đất dày và độ phì nhiêu khá cao. Tuy độ cao các vùng cà phê ở đây chưa phải là lý tưởng song với Sơn La lại nằm ở vĩ độ khá cao về phía bắc. Với vĩ độ 210 đến 220 vĩ độ bắc, vùng cà phê Sơn La có vị trí tương tự vùng Minas Gerais, Sao Paulo của Brasil. Như một chuyên gia cà phê, ông René Coste đã viết trong cuốn sách của mình "Cà phê – cây trồng và sản phẩm" là tái tổ hợp của độ cao trên mực nước biển và độ cao vĩ độ đã cho ta một liều thuốc giải không thể thiếu được với các nhân tố bất thuận. Và chúng ta có thể xem vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có vị trí tương tự như vùng Sao Paulo của Brasil, có khác chăng chỉ là 2 vùng cà phê nằm ở 2 phía bắc và nam bán cầu, khí hậu Sơn La nóng và mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê chè ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao. Có 3 vùng cà phê chè chủ yếu của tỉnh theo số lượng thống kê năm 2009 là thành phố Sơn La (1515ha), huyện Mai Sơn (1489ha) và huyện Thuận Châu (385ha). Đến nay số liệu thống kê trên đã có nhiều thay đổi. Ở huyện Mai Sơn có xã Chiềng Ban có phong trào mở rộng diện tích cà phê mạnh mẽ. Toàn xã có diện tích đất nông nghiệp là 1005ha, riêng diện tích cà phê chè chiếm 900ha. Nhưng hiện nay, cả xã đã có trên 1200ha cà phê chè. Theo lãnh đạo của xã thì do giá cà phê thời gian qua lên cao nên dân đã lấn rừng làm cà phê. Số liệu diện tích đất phá rừng làm cà phê không được báo cáo.

Cà phê chè ở Tây Bắc không được trồng trên loại đất có độ phì nhiêu tự niên cao như đất đỏ bazan ở Tây Nguyên. Tuy nhiê, ở các vùng cà phê chè Tây Bắc có những loại đất khá phổ biến trong nhóm đất đỏ vùng (F) như đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (FK) và loại đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), đất đỏ vùng trên đá sét và biến chất (Fs)… nhiều nơi có thể thích hợp trồng cà phê chè.

Ngoài 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La kể trên còn có nhiều vùng có điều kiện thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè chúng ta có thể khai thác.

Bác Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp về cà phê


IBM hàng năm thường đưa ra dự đoán của họ về 5 công nghệ mới sẽ lên ngôi trong vòng 5 năm tới. Đối với giai đoạn 2012-2017, IMB cho rằng con người trong tương lai sẽ có thể tạo ra năng lượng sử dụng cho ngôi nhà của họ, mật khẩu sẽ bị thay thế bởi công nghệ sinh trắc học, thiết bị điện tử có khả năng đọc suy nghĩ, các thiết bị điện tử sẽ bị thay thế bởi sự phổ biến rộng rãi của công nghệ di động và thư rác sẽ trở nên có lợi. 

Ở dự đoán đầu tiên, IBM cho rằng con người sẽ có thể tự tạo ra năng lượng để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. IBM nhìn thấy rằng bất kỳ hành động nào của con người đều có thể tạo ra năng lượng. Đó có thể là khi chạy bộ, khi đi xe đạp hay thậm chí là nước chảy trong ống cũng có thể tạo ra năng lượng. Năng lượng này sau đó sẽ được con người thu thập và sử dụng trong nhà hay tại văn phòng, tuy nhiên để có đủ năng lượng sử dụng thì con người cần phải thu thập và tạo ra năng lượng nhiều hơn, công nghệ trong tương lai sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Thứ hai đó là sự biến mất của mật khẩu. Thay vào đó sẽ là công nghệ sinh trắc học. Đây không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, việc nhận diện giọng nói, khuôn mặt để mở khoá thiết bị đã có nhưng trong vòng 5 năm tới, IBM cho rằng nó sẽ phổ biến hơn và thay thế toàn bộ việc sử dụng mật khẩu hiện tại.

Đọc suy nghĩ sẽ không còn là khái niệm trong các câu chuyện giả tưởng. Đó là dự đoán thứ 3 mà IBM đưa ra. Trong tương lai gần, các thiết bị điên tử như laptop, smartphone... sẽ có khả năng đọc, hiểu suy nghĩ của con người để rồi từ đó thực hiện thao tác. Nếu công nghệ này thành hiện thực thì sắp tới bạn sẽ không phải bấm số để gọi điện nữa. Chỉ cần suy nghĩ thôi!

Tiếp theo, IBM cho rằng các thiết bị điện tử sẽ bị thay thế bởi sự phổ biến rộng rãi của công nghệ di động. Trên thế giới hiện có khoảng 7 tỉ người và theo dự đoán trong vòng 5 năm tới, 80% trong số họ sẽ sở hữu một thiết bị di động có thể giúp họ làm mọi thứ trong cuộc sống.

Cuối cùng là dự đoán về thư rác (junk mail). Trong 5 năm tới, con người sẽ không phải quan tâm nhiều tới những email như này. Hệ thống sẽ tự động lọc ra những thông tin mà con người thực sự cần và quan trọng đối với họ mà thôi.

Bạn có tin trong số 5 công nghệ này sẽ có cái trở thành hiện thực? Mình hy vọng về khả năng thiết bị điện tử sẽ có thể đọc và hiểu suy nghĩ của con người. Sẽ thật tuyệt khi cập nhật Facebook mà chẳng phải gõ nội dung!



Năm 2013 sắp cận kề và như thường lệ tập đoàn máy tính IBM tiếp tục đưa ra dự đoán của hãng về những công nghệ then chốt, có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống con người trong tương lai, mà cụ thể là 5 năm tiếp theo. Trong bản danh sách "tiên tri" này, rất thú vị khi IBM đã liệt kê ra 5 giác quan của con người tương ứng cho 5 công nghệ sẽ xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trên các máy tính cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian tới. Đó là: xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác và khứu giác. Qua 5 đại diện này, IBM muốn nhấn mạnh các thiết bị điện tử nói chung và máy tính nói riêng sẽ dần dần được tích hợp các kỹ thuật tiên tiến để có thể nhận biết được cảm xúc/cảm giác của con người.

Theo IBM, sự nhận thức các giác quan con người của máy tính sẽ là yếu tố cốt lõi gây dựng nên giá trị sáng tạo của toàn nền công nghiệp máy móc điện tử thông minh ngày nay. Để hiểu rõ hơn những phân tích và dự đoán của IBM, mời các bạn xem bài viết dưới đây cùng một số đoạn video mô tả.

1.Xúc giác



Không thể phủ nhận rằng trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghệ màn hình cảm ứng đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự đi lên mạnh mẽ của toàn bộ thế giới công nghệ. Không những vậy nó còn giúp chúng ta dễ dàng tương tác với các thiết bị hơn. Nhưng theo IBM, trong vòng 5 năm tới, cảm ứng vẫn là xu hướng chính nhưng nó sẽ phát triển cùng với công nghệ phản hồi xúc giác (haptic feedbac) - giúp con người thao tác với smartphone/tablet/laptop thoải mái hơn, giống thật hơn.

Cụ thể hơn, IBM cho biết trong tương lai, hệ thống rung của smartphone sẽ giúp ta cảm nhận được kết cấu vật lý của một vật thể nào đó. Ví dụ khi mua quần áo ở trên mạng, chúng ta sẽ không biết chất liệu vải đó có đúng là lụa, hay nhung hay len như cửa hàng đó mô tả hay không, lúc này chỉ việc chạm nhẹ vào chiếc áo đó (được hiển thị trên smartphone), màn hình thiết bị của bạn sẽ phát rung nhẹ nhằm mô phỏng lại cảm giác khi tay ta chạm trực tiếp vào tấm vải đó.

2. Thị giác



Trung bình có khoảng 4,5 triệu bức ảnh được upload lên trang Flickr mỗi ngày, có khoảng 100 tỷ hình ảnh trên mạng xã hội Facebook và cứ tầm mỗi giây là lại có thêm 60 bức ảnh được chia sẻ qua Instagram. Đó là những thông kê sơ lược để cho chúng ta thấy sự bùng nổ nhanh chóng của nội dung ảnh trên mạng. Trong khi các dòng máy ảnh đang càng lúc càng hiện đại và cho ra chất lượng ảnh cao, thì công nghệ phân tích hình ảnh lại vẫn chưa thực sự có bước đột phá nào đáng kể.

Khi nhìn vào một bức ảnh nào đó, con người chúng ta thường nghĩ đến điều gì? nội dung của nó, hình ảnh được chụp ở đâu, có bao nhiêu người trong đó, mục đích của bức ảnh, tất nhiên ai cũng có thể nhận ra được các điều trên và dễ dàng hiểu rõ. Nhưng đối với máy tính, chúng chỉ có thể biết được bức ảnh đó có độ phân giải bao nhiêu, độ bão hoà màu ra sao, mà không thể nhận biết được gì nhiều hơn nếu như chúng ta không thêm nội dung trực tiếp lên tấm hình đó.

Tuy nhiên theo IBM, 5 năm tiếp theo sẽ thay đổi, họ cho rằng máy tính trong thời gian tới sẽ được trang bị công nghệ mới cho khả năng nhận biết được, hiểu được chi tiết nội dung của hình ảnh. Để làm được điều này, chúng ta cần phải "hướng dẫn" máy tính nhận biết được những đặc điểm cụ thể của từng quang cảnh xung quanh. Rõ hơn, khi quét một tấm hình nào đó, máy tính cần phải có khả năng phân tích sự phân bố màu sắc, những hình thể bên trong, các thông tin liên quan hoặc các vật thể chuyển động nếu như đó là một đoạn video. Từ đó, phân biệt được cảnh quang nơi mà tấm hình được chụp.

IBM cho biết ứng dụng của công nghệ này là rất nhiều, đặc biệt trong y tế bởi khi máy tính có thể đọc và hiểu được các tấm phim chụp X-quang của bệnh nhân, nó sẽ phân tích kỹ sự thay đổi và bất thường từ đó giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh tật.

3. Thính giác



Máy tính trong tương lai không chỉ lắng nghe được âm thanh mà còn có thể hiểu rõ được trạng thái của chúng - đó chính là những gì IBM muốn đề cập trong 5 năm tới. Tập đoàn tại Mỹ này dự đoán rằng máy tính của chúng ta sẽ hiểu được bất kỳ loại âm thanh nào. Một số ví dụ được đưa ra như sau: khi một đứa bé khóc, bạn có biết tiếng khóc đó là vì đói bụng, buồn ngủ hay "buồn tè" không? máy tính sẽ hiểu được, cụ thể nó có khả năng chuyển dịch tần số âm thanh phát ra từ tiếng khóc thành các câu nói thông thường để người lớn chúng ta hiểu được đứa bé đang cần gì. Không những vậy, theo IBM, máy tính sẽ hiểu được âm thanh xào xạc của tán lá cây từ đó nhận biết có lốc hay bão từ xa hay không.

Một điều đặc biệt và kỳ diệu hơn nữa, IBM tin tưởng rằng máy tính tương lai sẽ có thể chuyển được âm thanh ở dạng siêu âm sang tần số bình thường. Như vậy, nếu điều này xảy ra, chúng ta sẽ được trò chuyện và lắng nghe những con thú, vật nuôi tâm sự. Và ngược lại, desktop cũng có khả năng chuyển âm thanh từ tần số thông thường sang siêu âm.

4. Vị giác



Các bạn không biết món ăn nào thực sự hợp với thể trạng cơ thể của mình, món ăn nào kích thích vị giác? IBM cho rằng trong tương lai máy tính sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc trên bằng cách người dùng có được một bữa ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng nhờ vào việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý. Để thực hiện được điều này, một số các nhà khoa học tại viện nghiên cứu IBM đã bắt đầu làm việc trên một hệ thống có khả năng phân tích chi tiết thức ăn: các hợp chất hoá học tương tác với nhau như thế nào, số lượng nguyên tử trong mỗi hợp chất, cấu trúc liên kết và hình dạng của mỗi hợp chất. Họ sẽ sử dụng kết quả phân tích này kết hợp với các dữ liệu có được sau khi phân tích tâm lý con người về loại thức ăn đó. Từ đó, cho người dùng biết món nào thực sự cho họ cảm giác ngon miệng, và phù hợp với sức khoẻ bản thân.

5. Khứu giác



Chúng ta đã có rất nhiều các thiết bị có khả năng "ngửi mùi", điển hình nhất đó là chiếc máy đo nồng độ cồn mà các chú cảnh sát hay dùng để phát hiện những "bợm nhậu" khi lái xe. Theo IBM, công nghệ "ngửi mùi" này sẽ tiếp tục còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới đây, đặc biệt nó sẽ dần trở nên phổ biến trong y khoa. Cụ thể, bằng việc phát hiện được các vi khuẩn tồn tại trong hơi thở của bệnh nhân, thiết bị tiếp nhận mùi có thể phát hiện sớm bệnh tình từ đó đưa ra phương pháp phòng ngừa hợp lí.

Trên đây là 5 dự đoán của IBM về những công nghệ có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người trong vòng 5 năm tới, mà chủ yếu liên quan đến hệ thống/cảm biến nhận biết được tích hợp trong máy tính - tương tự như khả năng nhận thức của các giác quan trong cơ thể mỗi chúng ta. IBM cũng mong muốn độc giả dự đoán giác quan nào trong 5 giác quan trên sẽ là điều đầu tiên mà máy tính có thể học được. Để bỏ phiếu và nêu suy nghĩ cá nhân, các bạn hãy bấm vào link phía dưới đây.

Theo IBM















Bánh xe, cúc áo, thìa, đĩa là những phát minh quan trọng của xã hội loài người. Chúng hầu hết bắt nguồn từ thời cổ đại và phát triển dần đến ngày nay.


Bánh xe là một trong những phát minh tối quan trọng của loài người, giúp cải thiện vượt bậc sản xuất, giao thông cũng như nhiều mặt khác của đời sống con người. Bánh xe ra đời khi nào? Cho đến nay, đó vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với các nhà sử học. Các nhà khảo cổ tìm thấy chiếc bánh xe cổ xưa nhất tại khu vực Lưỡng Hà có niên đại khoảng 3.500 trước Công nguyên. Trên các bức vẽ cổ của người Sume có khắc họa một loại xe chở hàng có gắn bánh tròn bằng gỗ cưa từ thân cây.

Bánh xe có nan hoa đầu tiên được tạo ra trên bán đảo Tiểu Á (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên và lập tức được du nhập sang khu vực châu Âu và Trung Quốc, Ấn Độ qua các lái thương. Bánh xe loại này chủ yếu được dùng trong các loại xe chở người, riêng người Ai Cập thì dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng. Bánh xe được sử dụng rất rộng rãi tại Hy Lạp cổ đại và sau đó tại La Mã cổ đại. Ở châu Mỹ, bánh xe được các nhà hàng hải châu Âu du nhập vào khi họ tìm ra châu Mỹ. Ảnh:seekonk.sharpschool.com



Cúc áo. Thời xưa tổ tiên chúng ta đã biết tết những sợi đay, sợi vỏ cây làm quần áo và họ dùng xương thú, gai cây thay cho cúc áo. Người Ai Cập và La Mã cổ đại thì khoét lỗ trên một đầu tấm vải dùng làm áo rồi luồn đầu kia qua, hoặc buộc thắt nút. Người Trung Quốc dùng dây rút trong nhiều thế kỷ.

Không ai biết cúc áo do ai phát minh ra. Một số nhà sử học khẳng định cúc áo có từ thời La Mã, một số khác cho rằng từ thời Hy Lạp cổ đại, trong khi một nhóm nhà khoa học khác đưa ra những dẫn chứng về nguồn gốc châu Á của cúc áo.

Những chiếc cúc đầu tiên được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 8 và mãi cho tới tận thế kỷ 18, cúc áo được xem là vật xa xỉ mà chỉ có nhà giàu mới dám dùng. Vua chúa thì dùng cúc bằng vàng, bạc. Người nhà giàu dùng xương voi làm cúc. Còn dân thường thì vẫn buộc thắt nút, hoặc dùng dải rút. Đầu thế kỷ 18, người châu Âu bắt đầu sản xuất cúc bằng thép và đồng. Tới tận cuối thế kỷ 19, cúc áo vẫn còn là đồ vật đắt tiền nên người ta khi may áo mới thường tháo cúc từ áo cũ đơm sang. Ảnh: O-detstve.ru.



Bao cao su. Khoảng 3.000 năm trước, một vị vua đã nghĩ ra cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm các bệnh hoa liễu trong khi đi "vi hành tình dục". Ông đã dùng bong bóng cá trong quan hệ chăn gối.

Từ "condoms" (bao cao su) được ra đời vào thế kỷ 17, do khi đó quan ngự y của Vua Anh Carl II có tên là Condom đã nghĩ ra cách cải tiến chiếc bao nhằm giúp cho vua ngăn ngừa sinh con ngoài ý muốn và tránh bệnh hoa liễu khi quan hệ với gái. Vị quan ngự y này đã dùng ruột cừu cắt khúc cán mỏng ra và khâu một đầu lại làm thành chiếc bao cho Vua dùng. Về sau nhân dân cũng học theo phương pháp này, song dùng ruột cừu cũng khá tốn kém nên người ta thường phơi khô để tái sử dụng vài lần nữa.

Tới năm 1839, công nghệ lưu hóa ra đời, cho phép chế tạo cao su thô thành một dạng vật liệu mới - cao su tinh chế, có khả năng đàn hồi tốt. Công nghệ này tạo nên một đại cách mạng đối với bao cao su. Năm 1844, loại bao đầu tiên bằng cao su ra đời và tới năm 1919 người ta đã sử dụng chất liệu latex làm bao cao su. Đây là loại chất liệu có độ đàn hồi rất tốt, có thể cán rất mỏng và không có mùi cao su. Loại bao cao su này được sử dụng cho tới ngày nay. Ảnh:datedaily.mate1.com.



Diêm. Thời xa xưa con người đã có rất nhiều cách để tạo ra lửa. Từ cách chà xát hai tấm vỏ cây vào nhau hàng giờ liền đến khi phát lửa, cho đến cách dùng đá lửa đập vào nhau... Rồi khi tạo ra được ngọn lửa thì phải duy trì ngọn lửa khá là công phu.

Năm 1830, nhà hóa học 19 tuổi người Pháp Charles Soria đã phát minh ra diêm phốt pho, tạo ra từ hợp chất muối bertollete, phốt pho trắng và keo. Loại diêm này rất dễ sử dụng, khi chà xát với bất cứ bề mặt cứng nào đều có thể phát ra lửa. Cho nên trong nhiều phim ta thường thấy những chàng cao bồi quẹt diêm vào gót giày để châm thuốc hút. Diêm phốt pho không có mùi khó chịu, song có hại cho sức khỏe do chất phốt pho trắng chứa độc tố gây hại.

Tới 1855, nhà hóa học Johan Lunstrom làm một thử nghiệm với chất phốt pho đỏ, đồng thời ông tráng một lớp mỏng chất này lên bề mặt giấy nhám. Kết quả là ông đã tạo ra một loại diêm mới dễ đánh lửa và ít gây hại hơn cho sức khỏe người dùng. Đây chính là loại diêm chúng ta đang sử dụng ngày nay. Ảnh:Prv3.lori-images.net.




Giấy vệ sinh. Người La Mã cổ đại dùng một chiếc bàn chải có cán để làm vệ sinh cá nhân sau khi đi đại tiện. Chiếc bàn chải này sau đó được ngâm vào hũ nước muối để sử dụng tiếp. Người Viking chùi bằng khăn, trong khi người thổ dân châu Mỹ thì dùng các loại lá cây trong tầm với tay, hoặc dùng lõi ngô. Các vị vua Pháp thì cao cấp hơn, họ dùng giẻ bằng vải lanh.

Người Trung Quốc đi tiên phong trong việc sử dụng giấy làm vệ sinh cá nhân. Nhưng chỉ có hoàng đế mới được phép dùng. Mãi tới sau này, khi kỹ thuật in phát triển, giấy mới được sử dụng rộng rãi cho việc vệ sinh cá nhân (giấy báo cũ, sách cũ...).

Năm 1857, một người Mỹ tên là Joseph Hayetti đã nghĩ ra cách cắt giấy thành từng tờ vuông vắn và đóng thành gói. Ông rất tự hào với sáng tạo của mình nên đã in tên mình lên từng tờ giấy. Không rõ sau này ai đã nghĩ ra cách cuộn tròn giấy vệ sinh như ngày nay, chỉ biết rằng năm 1890 xưởng giấy "Scott Paper" ở Mỹ đã sản xuất hàng loạt loại giấy vệ sinh này. Ảnh: Globalwarming.org.




Kim khâu. Con người biết may vá đã hơn 20.000 năm nay. Người tiền sử đã lột da thú, may chúng lại bằng những dụng cụ thô sơ như gai cây, đá nhọn. Họ dùi lỗ trên các dụng cụ ấy và xâu gân thú vào để khâu quần áo. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc kim bằng đá hoặc xương thú tại những bãi khai quật có niên đại 17.000 năm ở Tây Âu và Trung Á. Tại châu Phi, con người đã dùng gân lá dừa làm kim và sợi cây khô làm chỉ.

Chiếc kim khâu bằng kim loại đầu tiên được làm tại Trung Quốc và cũng chính tại nước này, vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, con người đã sáng tạo ra cái đê khâu. Những phát minh này sau đó được đưa sang châu Âu qua các lái buôn.

Cái kéo đầu tiên do người Ai Cập cổ đại làm ra vào thế kỷ 16 trước Công nguyên. Tuy nhiên, nó được chế tạo từ một tấm kim loại liền, chứ không phải là hai thanh kim loại bắt chéo nhau. Loại kéo mà chúng ta dùng ngày nay do Leonardo da Vinci sáng tạo nên. Ảnh: Ualberta.ca



Thìa, dĩa và dao. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã sử dụng nhiều bát đĩa bằng gốm sứ tinh xảo phục vụ cho bữa ăn. Nhưng họ ăn bốc. Những chiếc thìa đầu tiên đã được phát minh ra và sử dụng cách đây tới 5.000 năm. Người khu vực Lưỡng Hà đã biết nặn đất sét thành hình một chiếc gáo nhỏ để múc thức ăn. Chiếc thìa bằng kim loại đầu tiên là bằng bạc do Vua Nga Vla-đi-mia Mặt Trời Đỏ đặt chế tác riêng.

Còn với dĩa, vào khoảng thế kỷ thứ 10 tại châu Á đã xuất hiện một loại dụng cụ ăn mang dáng dấp của dĩa, nhưng có nhiều răng, trông như cái bàn cào của Trư Bát Giới thu nhỏ. Một trăm năm sau, phát minh này được du nhập vào châu Âu và tới thế kỷ 16, dĩa được sử dụng rộng rãi và có hình dạng gần giống ngày nay, với 2 răng có đầu nhọn dùng để đâm thức ăn.

Tới cuối thế kỷ 18, những con dao to và dài như mã tấu vốn được sử dụng để cắt thức ăn đã được thay thế bằng loại dao nhỏ gọn và có mũi cong tròn. Lý do của sự cải tiến này rất đơn giản: do không còn cần dao nhọn và dài để đâm thức ăn nữa vì đã có dĩa thực hiện chức năng này. Ảnh: awarenessquest.com.



Băng vệ sinh. Ngay từ thời đồ đá, con người đã bắt đầu có những phát minh sáng tạo độc đáo nhằm giải quyết vấn đề hàng tháng của phụ nữ, sử dụng cỏ khô, lá khô, thậm chí là rong biển. Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một loại băng vệ sinh mà ngày nay người ta gọi đó là tampone, tuy nhiên tại Ai Cập ngày đó loại tampone này làm bằng sợi cói. Người Hy Lạp cổ đại cải tiến tampone, dùng vải quấn quanh một cái que nhỏ. Tại La Mã cổ đại, phụ nữ dùng vải lụa làm băng vệ sinh, tại Nhật họ dùng giấy, trong khi phụ nữ châu Phi dùng bó cỏ khô làm bằng vệ sinh.

Tới đầu thế kỷ 19, người ta bắt đầu dùng những tấm giẻ lau cũ khâu thành cái túi nhỏ, bên trong nhồi bông. Những chiếc băng vệ sinh tân tiến này được giặt, phơi khô và dùng đi dùng lại nhiều lần. Cuối thế kỷ 19, đã từng có một doanh nghiệp châu Âu sản xuất hàng loạt loại băng vệ sinh giẻ lau này, tuy nhiên do không quảng cáo nên dây chuyền sản xuất này đã thất bại.

Đầu thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu dùng vải màn, vải xô. Vào những năm 1920, loại băng vệ sinh làm bằng vải màn bắt đầu được bày bán tại cửa hàng bách hóa và quảng cáo trên tạp chí. Băng vệ sinh loại này được gài vào quần lót bằng kim băng, hoặc nối với dây thắt trên eo. Ảnh: wday.ru.



Bàn chải răng. Cách đây 5.000 năm, con người đã biết chăm sóc răng lợi. Tại các bãi khảo cổ Ai Cập, các nhà khoa học đã tìm thấy những chiếc bàn chải răng thời cổ, được làm từ cành cây có sợi tơ ở đầu.

Tuy nhiên, phải đến năm 1498, hoàng đế Hoằng Trị nhà Minh (Trung Quốc) mới sáng tạo ra loại bàn chải mà chúng ta dùng ngày nay. Chiếc bàn chải của vua Hoằng Trị được làm từ xương thú, còn sợi chải răng thì làm từ lông lợn rừng Siberia.

Năm 1937, con người phát minh ra nylon. Một năm sau đó, bàn chải bắt đầu được làm từ sợi nylon nhựa, tuy nhiên chưa phổ biến vì sợi nylon thời đó còn khá cứng, dễ dàng gây tổn thương cho nướu. Lông lợn rừng do mềm mại hơn nên tiếp tục được sử dụng tới tận giữa thế kỷ 20. Ảnh: vanityshare.net.

Sơn Việt tổng hợp























Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.