tháng 4 2014

Hai nông dân Karakumi đã mang mô hình trồng rau từ ngôi làng giàu nhất Nhật Bản sang áp dụng ở Đà Lạt.

Ngôi làng Karakumi, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano nằm ở phía Tây thủ đô Tokyo được người dân Nhật gọi bằng tên “Làng thần kỳ’’. Nơi đây từng là vùng đất đai cằn cỗi, nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Chỉ nhờ trồng rau xà lách, Karakumi ngày nay được xem như ngôi làng giàu có nhất nước.

Năm 2012, ông Hironosi Tsuchiya, Giám đốc Quỹ đầu tư HT Capital tại Việt Nam sau nhiều lần lui tới Đà Lạt-Lâm Đồng, nhận thấy đây là vùng đất trù phú, khí hậu thích hợp cho canh tác rau quanh năm, nhưng nông dân thu nhập chưa cao và khá vất vả. Ông lập tức liên tưởng đến làng Karakumi, nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu thua xa Lâm Đồng. Mỗi năm người dân làng Karakumi chỉ canh tác được 4 tháng, 8 tháng còn lại là băng giá, nhiệt độ xuống tới âm 20 độ C, nhưng thu nhập bình quân hộ gia đình tới 250.000 USD.

Anh Takaya Hanaoka ăn thử rau tại vườn. Ảnh: Quốc Dũng


Khi về nước, ông Hironosi Tsuchiya tức tìm tới làng Kurakumi, giới thiệu về Đà Lạt, vận động nông dân tới đây trồng rau. Hai nông dân trẻ, Chủ của Công ty Lacue tại làng Karakumi là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) đã quyết định tới Đà Lạt thăm dò tìm hiểu. Sau khi khảo sát, hai nông dân Nhật nhanh chóng hợp tác với một doanh nghiệp địa phương lập liên doanh An Phú Lacue để trồng rau xà lách tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).

Nguyên tắc làm việc nơi đây là canh tác nghiêm ngặt theo đúng kỹ thuật như tại làng Karakumi. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phải là những nhãn hiệu cùng hãng cung cấp tại làng Karakumi, nhưng thành phần các hợp chất phải tương tự. Bất kể hóa chất nào dùng cho cây đều được đưa lên bàn cân đúng liều lượng sử dụng, hoặc thấp hơn một chút.

Anh Takaya Hanaoka cho biết, vào năm 1980, một vị trưởng làng Karakumi đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất. Làng có hẳn một kênh truyền hình để thông tin về thị trường hàng ngày và thông qua hướng dẫn của kênh truyền hình này, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Karakumi sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn.

Đầu tháng 2/2014, công ty trồng thử nghiệm 13 loại giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực vẫn là giống xà lách Mỹ mà người làng Karakumi thường canh tác. Sau 70 ngày, vừa qua 3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên đã cho thu hoạch và được đưa đi chào hàng tại các siêu thị TP HCM.

Diện tích đất của công ty ở Đạ Nghịt là 13ha, hiện tại mới triển khai canh tác 8.000m2 với 15 công nhân. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, An Phú Lacue đang tiến hành xuống giống đều đặn mỗi tuần 20.000 cây rau ăn lá các loại.
Thu hoạch rau tại AnPhu Lacue vào lúc sáng sớm. Ảnh: Quốc Dũng
Việc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch với người Nhật là tối quan trọng, ở làng Karakumi nông dân thu hoạch xà lách từ 3h đến 6h và giữ trong kho lạnh với nhiệt độ tương đương lúc thu hoạch, cho tới lúc phân phối đến người tiêu dùng. Họ tuyệt đối không thu hoạch rau trong thời tiết nắng nóng hay bất kể thời điểm nào khác trong ngày. Hiện AnPhu Lacue cũng đang áp dụng quy định này. Rau xà lách sau khi thu họạch được vận chuyển bằng xe lạnh về điểm sơ chế, tại đây những thùng rau xà lách còn được hút chân không và cho vào kho lạnh giữ nguyên nhiệt độ cho tới lúc rau ra tới siêu thị.

Tại trang trại AnPhu Lacue, hai nông dân người Nhật sử dụng thành thạo các loại nông cơ, nông cụ, nhưng ngoài việc xử lý trực tiếp, họ còn có hẳn một phầm mềm máy tính để quản lý‎ đồng ruộng. Loại giống nào, trồng bao nhiêu cây, trên bao nhiêu luống, lượng phân bón cho từng loại, từng luống rất chi tiết, rõ ràng đến mức một nhân viên văn phòng cũng có thể nắm rõ và hình dung thực tế từng đám rau.

Ông Takaya Hanaoca, Giám đốc AnPhu Lacue cho biết, nếu sản xuất thành công sẽ tính tới xuất khẩu qua Singapore và về Nhật. Hiện mỗi cây xà lách Mỹ của AnPhu Lacue bán cho siêu thị ở Việt Nam trên 20.000 đồng, mức bán lẻ mà siêu thị để bảng là trên 30.000 đồng. Ông Takaya cho rằng, mức giá này chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một cây xà lách Mỹ tại siêu thị ở Nhật cũng chỉ có giá 2,5 USD, tương đương 50.000 đồng Việt Nam.

Tuy chưa tính tới việc hợp tác sản xuất rau xà lách với nông dân Đà Lạt, nhưng theo ông Takaya Hanaoca, họ sẵn sàng chuyển giao tất cả kỹ thuật và quy trình canh tác. Trong tương lai sẽ có chương trình đưa nông dân Đà Lạt tới học tập sản xuất tại làng Karakumi ở Nhật. Ngoài kỹ thuật canh tác, hai ông chủ người Nhật đang trồng rau tại Đà Lạt muốn nông dân Việt Nam học tập tinh thần của người Nhật trong sản xuất kinh doanh. Theo họ, làng Karakumi được người Nhật gọi là “Làng thần kỳ’’ cũng chính nhờ sự nghiêm ngặt, nghiêm túc trong công việc.

Quốc Dũng

Khách tham quan ngắm bức tranh "Không đề" của họa sĩ Mỹ Mark Rothko tại Viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao. CIA từ lâu đã xác định rằng một cách hay để lật đổ Liên Xô không phải bằng bom đạn mà bằng những bức tranh, bản nhạc giao hưởng và tác phẩm văn xuôi.

Báo Washington Post mới đây tiết lộ rằng Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho in và phát hành tiểu thuyết sử thi Bác sĩ Zhivago của nhà văn Boris Pasternak nhằm làm suy yếu Liên Xô.

Nhưng theo những nhà sử học thời Chiến tranh Lạnh ở phía bên kia Bức Màn Sắt, tin này không có gì là mới mẻ. CIA từ lâu đã xác định rằng một cách hay để lật đổ Liên Xô không phải bằng bom đạn mà bằng những bức tranh, bản nhạc giao hưởng và tác phẩm văn xuôi.

Những cú giáng về tư tưởng

Vào thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh cuối những năm 1940, CIA bắt đầu nhận thấy những hứa hẹn của cuộc cách mạng Nga về bình đẳng xã hội đã chiếm được cảm tình của nhiều họa sĩ, văn sĩ, và khoa học gia Tây Âu.

Năm 1950, CIA thành lập tổ chức Nghị hội Tự do Văn hóa với mục tiêu làm suy yếu chính quyền Xô viết và giành lại con tim khối óc của giới trí thức thiên tả châu Âu.

"Ý tưởng là tìm cách đối nghịch quan niệm cho rằng nước Mỹ là một xã hội tư bản vì doanh lợi, phàm tục thiếu bề dày truyền thống văn hóa, bởi vì chính phủ Mỹ lo ngại rằng giới trí thức châu Âu, đặc biệt là những người có thiên hướng trung lập trong Chiến tranh Lạnh, có thành kiến văn hóa như vậy về nước Mỹ," ông Hugh Wilford, tác giả nhiều cuốn sách về những điệp vụ của CIA trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nói.

Sách là một loại vũ khí và Bác sĩ Zhivago chỉ là một trong nhiều phi vụ được bí mật tài trợ.

"Tôi nghĩ Quần đảo Ngục tù còn quan trọng hơn cả Bác sĩ Zhivago như một điển hình về tuyên truyền thành công nhìn từ quan điểm của người Mỹ," ông Sergei Khrushchev, con trai của cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson tại Đại học Brown, cho biết.

Ông nhắc tới cuốn tiểu thuyết đồ sộ của Alexander Solzhenitsyn, một cựu tù nhân lao động cải tạo của Liên Xô và là người đoạt giải Nobel. Tiểu thuyết khắc họa chi tiết những lao khổ và ngược đãi trong những nhà tù Liên Xô.

"Và tôi cũng sẽ nói như vậy về 20 Lá Thư Gửi Bạn của Svetlana Alliluyeva [con gái của Josef Stalin], một tác phẩm đầy đau đớn đối với thời Brezhnev," ông nói và cho biết thêm bà Svetlana đã được trả gần một triệu đô la cho cuốn tiểu thuyết của mình. Sergei Khrushchev nói 20 Lá Thư Gửi Bạn là cú giáng nặng nề vào Liên Xô vì nó phơi bày những khiếm khuyết của Josef Stalin, kiến trúc sư của chủ nghĩa cộng sản.

"Tôi nghĩ nó rất hiệu quả là vì người Nga khác với người Mỹ," ông nói. "Người Mỹ khi họ xem TV hoặc nghe tin tức, họ thường tin những tin tức đó."

"Nhưng ở Nga lúc nào cũng có kiểm duyệt," ông nói. "Họ không bao giờ tin những gì họ nghe từ tin tức chính thức, vì vậy họ cố gắng tìm hiểu sự thật và tại sao ở Liên Xô người ta lại nói dối. Vì vậy tất cả người dân Liên Xô lắng nghe cái gọi là "tiếng nói kẻ địch."

Tuồn những cuốn sách này vào Liên Xô hóa ra tương đối dễ dàng, theo lời ông Khrushchev.

"Những người ở đại sứ quán và những nhà báo, họ thích gặp gỡ giới văn nghệ sĩ, và tất nhiên họ nói về cái gọi là "nghệ thuật không chính thức" ở Liên Xô khi họ đàm luận về những tác phẩm điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn thơ, và họ thường phát sách và tờ rơi quanh người dân Liên Xô," ông Khrushchev nói.

"Thời đó làm vậy là bất hợp pháp, nhưng thực tế thì ai cũng biết họ làm điều này," ông nói.

Nghị hội Tự do Văn hóa tài trợ nhiều tạp chí văn học và văn hóa, trong đó có tạp chí Encounter của Anh và cả tạp chí văn học Paris Review với nhiều cây bút nổi tiếng.

Nghị hội là cái bóng đằng những buổi hòa nhạc được tài trợ, chẳng hạn như buổi biểu diễn vào tháng 4 năm 1952 của Dàn nhạc Giao hưởng Boston tại một lễ hội âm nhạc ở Paris.

Những bản nhạc được chọn hẳn nhiên không phải là vô tình, như bản Nghi thức mùa Xuân của Igor Stravinsky, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất thời đại mình và là một người công khai phê phán chủ nghĩa cộng sản .

CIA thậm chí còn tài trợ phiên bản phim hoạt hình của tiểu thuyết Trại Súc Vậtcủa George Orwell.

Để tài trợ những hoạt động này, CIA đã bí mật rửa tiền thông qua một loạt những tổ chức văn hóa ở Mỹ và châu Âu.

Khi điệp viên thành nhà bảo trợ

Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn ký tặng sách 'Quần đảo Ngục tù' sau khi gặp gỡ học sinh của trường số 1 tại Vladivostok năm 1994. Ông Solzhenitsyn trở về Nga ngày 27/5/1994 sau 20 năm sống lưu vong.

Ở Liên Xô, mỹ thuật hiện đại được coi là phản ánh "sự suy đồi" của phương Tây, nói cách khác, dân chủ. Những họa sĩ mỹ thuật hiện đại bị coi là những kẻ phá hoại - gồm cả Pablo Picasso, trớ trêu thay lại là một người cộng sản.

Nhiều họa sĩ đào thoát khỏi Liên Xô, trong đó có Wassily Kandinsky và Mark Rothko. CIA đổ hàng triệu đô la tiền trợ cấp cho trường phái hội họa xuất hiện trong những năm 1950 ở New York có tên là biểu hiện trừu tượng, một phong cách hội họa không tiết chế và giàu biểu cảm với những tên tuổi như Rothko và Jackson Pollack – những họa sĩ không được đặc biệt đánh giá cao bởi người Mỹ đương thời.

CIA hỗ trợ họ, tổ chức những buổi triển lãm cho họ và những họa sĩ khác trên khắp châu Âu, và giúp quảng bá nghệ thuật trừu tượng như một xu hướng toàn cầu.

"Việc đảm bảo để trường phái biểu hiện trừu tượng, một hình thức nghệ thuật vô cùng khó hiểu, lan tỏa có thể đối chọi với những quan niệm của châu Âu và giúp lôi kéo trí thức châu Âu về phía chúng ta trong cuộc Chiến tranh Lạnh," giáo sư sử học Wilford tại Đại học Bang California nói.

Ngày nay, thật khó mà tưởng tượng những trùm gián điệp của Mỹ lại là những nhà bảo trợ nghệ thuật.

"Có một số nhân vật khá sành điệu trong CIA thời đó," ông Wilford nói.

"Tôi nghĩ rất có thể họ thích thú với vai trò là những nhà bảo trợ văn hóa bởi vì họ xuất thân từ những trường đại học danh giá nhất nhì, những người như Nelson Rockefeller và John Hay Whitney [chủ báo New York Herald Tribune]," ông nói.

"Vì vậy cũng dễ hiểu là CIA thời đó, một tổ chức khá thượng lưu quý tộc, lại đảm nhận nhiệm vụ này," ông Wilford nói.

Nhưng những hoạt động đó hiệu quả tới đâu?

"Thực ra làm như vậy khá là thông minh," ông Wilford nói. "Và tôi nghĩ nó có hiệu quả tới một mức nào đó bởi vì nó phổ biến trào lưu văn hóa đến châu Âu, mà nếu không có nó thì khó mà vươn xa được.”

"Bởi có những chi nhánh địa phương ở các nước khác nhau trên thế giới giúp đảm bảo rằng giới trí thức địa phương thân Mỹ và ngưỡng mộ Mỹ, và họ cũng có được nền tảng hỗ trợ sáng tác,” ông nói.

Nhưng những nỗ lực này của CIA, khi cuối cùng bị tiết lộ vào khoảng từ giữa đến cuối những năm 1960, lại trở thành bóng ma ám ảnh cơ quan tình báo này, bởi vì nó không chỉ làm Mỹ mất mặt mà còn làm ô danh những trí thức nhận tiền của CIA, ông Wilford nói.

Nghị hội Tự do Văn hóa, từng có văn phòng ở 35 quốc gia và gần 300 nhân viên, bị dẹp bỏ không lâu sau đó.

“Những kỹ năng của những lực lượng quân đội đặc biệt luôn là bí ẩn của nhiều người và cũng là những bài học tuyệt vời trong cuộc sống cũng như trong công tác điều hành doanh nghiệp.” – Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon.com"

SEAL, đội đặc nhiệm của Hải quân Hoa Kỳ luôn đảm nhận những trách nhiệm khó khăn nhất một cách liên tục với sứ mệnh “không được phép thất bại”.

Brad Woodard, Giám đốc điều hành đặc biệt SEAL chia sẻ, lãnh đạo lực lượng này là một trong những công việc khắc nghiệt nhất thế giới.

Trong quyển sách có tựa đề “No Easy Day” (tạm dịch là Không Một Ngày Dễ Dàng) cho rằng, những thói quen được huấn luyện cho các binh sĩ SEAL trong các môi trường sống còn sẽ là những bài học quý báu cho các nhà lãnh đạo, cho các cấp quản lý doanh nghiệp.



Sau đây là 7 thói quan của binh sĩ SEAL mà mọi người nên học tập.

1. Trung thành

Trung thành với đồng đội, với tổ chức dường như là một triết lý đang chết dần trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Sự trung thành phải bắt đầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất. Nếu giám đốc điều hành thiếu tính cách này thì làm sao những người khác có thể noi theo và thực hiện được? Phát triển lòng trung thành phải bằng những hành động và những tấm gương thực tiễn. Đó là sự giúp đỡ đồng nghiệp hay đội ngũ nhân viên một cách vô điều kiện. Đừng bao giờ đẩy người khác vào những hoàn cảnh nguy hiểm.

2. Đặt người khác trước chính mình

Hãy thức dậy mỗi ngày với câu hỏi, mình cần làm gì để tăng thêm giá trị cho nhóm, cho đội ngũ hay cho công ty? Hãy suy nghĩ đến những điều bạn cần hỗ trợ để mọi người thực hiện công việc. Hãy khắc phục sự sợ hãi rằng mình sẽ bị thiệt thòi khi tập trung nguồn lực của chính mình để giúp đỡ người khác. Vì khi bạn xây dựng được văn hoá này, sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người khác.

3. Hãy suy nghĩ thấu đáo

Hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động vì nó có thể quyết định đến sinh mạng hay tiền bạc của bạn. Nếu trong tổ chức của bạn xuất hiện những nhân sự có tố chất này, hãy suy nghĩ làm thế nào để khai thác tài năng này cho một điều gì đó có giá trị cao hơn. Suy nghĩ thấu đáo sẽ giúp bạn “ khi ra tay sẽ hiệu quả”.

4. Luôn ám ảnh đội ngũ một cách có tổ chức

Một số người trong chúng ta có tố chất trên một cách bẫm sinh, nhưng nhiều người khác phải rèn luyện và cố gắng để có được kỹ năng này. Tổ chức luôn có hàng loạt mục tiêu để hoàn thành và liên tục xuất hiện những nhiệm vụ mới. Một vài người sắp xếp các mục tiêu (những nỗi ám ảnh) thành một danh sách cần thực hiện rồi “căng” mình hoàn thành từng thử thách một và cuối cùng họ có cảm giác tuyệt vời của một người hoàn thành sứ mệnh. Bất cứ thử thách là gì, hãy giúp đồng đội hoàn thành từng cái một.

5. Hãy nhớ rằng, bạn không bao giờ biết hết mọi điều

Một người lãnh đạo hiệu quả luôn biết rằng, nhiệm vụ huấn luyện là không bao giờ hoàn thành, nó là một quá trình diễn ra liên tục. Đó là điều có thật trong lực lượng SEAL ưu tú. Bất cứ người nào cho mình biết hết mọi điều đều bị loại bỏ. Mọi người đều được khuyến kích liên tục trải nghiệm những thử thách bên trong và bên ngoài lực lượng để phát triển kỹ năng và là động lực cho sự tiến bộ.

6. Hãy là người chi tiết có định hướng

Chú ý đến chi tiết là một trong những giá trị đặc thù của SEAL và cần có trong mọi tổ chức. Không phải lúc nào chúng ta cũng đúng, mỗi sự kiện thuộc về những hoàn cảnh khác nhau và dĩ nhiên có những chi tiết của riêng nó. Tuy nhiên nếu cả đội bị ám anh bởi rất nhiều chi tiết không có định hướng sẽ dễ ảnh hưởng đến sự tập trung và giảm hiệu quả hành động. Để có được sự định hướng này, thì điều đầu tiên là không nên đặt câu hỏi nên làm gì mà hãy suy nghĩ làm thế nào để thực hiện mục tiêu. Nên nhớ, hãy suy nghĩ thấu đáo.

7. Đừng bao giờ chấp nhận sự thoải mái

Hãy “nhảy” ra khỏi khu vực thoải mái của bạn vì khi bạn liên tục thực hiện điều này, ranh giới của bạn ngày càng mở rộng. Trong môi trường doanh nghiệp, nếu bạn liên tục thực hiện điều này, có nghĩa bạn đang tối đa hoá tiềm năng của đội ngũ và của chính bản thân mình. Bạn sẽ tự hỏi, vậy làm thế nào để có cuộc sống thoải mái nếu liên tục giữ thói quen này? Nhưng thử thách luôn có vẻ đẹp của riêng nó. Một khi bạn thích những gì mình làm, thói quen này trở thành tự nhiên, bạn sẽ thấy luôn chủ động trong cuộc sống và đó là điều thoải mái nhất bạn nhận được vì cuộc sống vốn luôn chuyển động. Hãy duy trì thói quen và khuyến khích các thành viên khác trong tổ chức thực hiện nó.

ST




Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.