tháng 9 2013

Theo ước tính của Bộ NNPTNT, xuất khẩu cà phê tháng 9.2013 ước đạt 61.000 tấn, giảm 27% so với tháng trước.


Tính chung khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 1,03 triệu tấn với giá trị 2,21 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2012. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 12,9% và 11,0%. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường như Nga, Anh, Tây Ban Nha có mức tăng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng đạt 12,9%, 6,7% và 2,1%. Giá xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm nay đạt 2.145,68 USD/tấn, tăng khoảng 1,19% so với cùng kỳ năm 2012.

Sau phiên giảm tới 900 nghìn đồng/tấn cuối tuần trước, hôm nay giá cà phê nhân xô Tây Nguyên đồng loạt tăng từ 500-6000 nghìn đồng tùy vùng lên 35,3-35,9 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê robusta tại London, Tây Nguyên
Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB tăng 31 USD lên 1.652 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng trở lại theo đà tăng của thị trường cà phê thế giới.

Trên sàn Liffe tại London, giá robusta các kỳ hạn có phiên tăng trở lại. Cụ thể, giá giao tháng 11 tăng 31 USD, tương đương 1,89% lên 1.642 USD/tấn. Giá giao tháng 1 tăng 30 USD, tương đương 1,82% lên 1.650 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá tăng trên 1,3%.

Giá arabica các kỳ hạn trên sàn ICE tại NewYork gần như không đổi hoặc tăng nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12 giá giảm 0,13% xuống 113,55 cent/pound. Kỳ hạn giao tháng 3 giá không đổi ở 116,85 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá tăng trên dưới 0,2%.

Giá cà phê arabica tại NewYork

Giá cà phê robusta tăng trở lại do kỳ hạn giao tháng 9 sắp hết hạn trên sàn NYSE Liffe ở London lên tới 1.984 hợp đồng, tương đương với 19.840 tấn. Đây là lượng cung ứng lớn nhất kể từ khi hợp đồng có thể hết hạn.

79% lượng hàng này đến từ Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 3 về robusta, phần còn lại đến từ nhà sản xuất hàng đầu là Việt Nam.

NEW YORK (NV) - Số người Mỹ uống cà phê năm nay tăng 5%, trong đó người tuổi trưởng thành chiếm hết 83%, CNBC trích thuật báo cáo Khuynh Hướng Uống Cà Phê Toàn Hoa Kỳ năm 2013 của Hiệp Hội Cà Phê Quốc Gia.

Các nhà dinh dưỡng cho biết, chỉ phân nửa trong số đó là người uống cà phê tự pha lấy và mức tiêu thụ này lại giảm 75%, tính từ 2012.

Bà Jane Hurley, nhà dinh dưỡng lão thành của trung tâm Center for Science in the Public Interest nhận xét: “Cái ngày mà người ta thường pha một tách cà phê với một vài thỏi đường để nhâm nhi, nay thuộc về dĩ vãng xa xôi.”
(Hình minh họa: JOEL SAGET/AFP/Getty Images) 
Thay vì thế, 31% nghiêng về các loại thức uống cà phê kiểu cách hơn như cappuccino và lattes (tỉ lệ này cũng cùng với năm ngoái). Nhiều người còn uống cầu kỳ hơn thế nữa. Thăm dò của cơ quan Department of Health and Mental Hygiene, nơi thức uống khách hàng thường đặt mua trong năm 2009 cho thấy, hai phần ba khách hàng của Starbucks và một phần tư của Dunkin' Donuts ưa chuộng thức uống có pha thêm các thứ khác, như sữa, xi rô với nhiều vị khác nhau và váng sữa whipped cream.

Pat Fiducia là giám đốc điều hành công ty CalorieKing Publications, nơi chuyên theo dõi các thông tin về dinh dưỡng của các thức ăn thức uống bán ở các nhà hàng. Ông Fiducia cho hay, những thức uống nói trên có chứa hàm lượng calorie cao, trung bình là 240, so với chỉ 75 nếu uống cà phê theo lối thông thường với đường và kem sữa. Hơn thế, phần nhiều lại chứa không những nhiều calorie mà còn nhiều đường và chất béo nữa.

Lấy ví dụ, một ly Frozen Mocha Coffee Coolatta with Cream cỡ lớn của tiệm Dunkin' Donuts chứa 1,050 calorie, 53 gr chất béo và 127 gr đường.

Ông Fiducia tiếp: “Nhìn chung, quí vị tiêu thụ nhiều chất béo hơn cơ thể cần đến trong hai ngày và nhiều chất béo saturated trên mức được xem là lành mạnh của cả một tuần.” Ðó cũng cao hơn phân nửa số lượng 2,000 calorie mỗi ngày do cơ quan FDA đề nghị. Về đường tiêu thụ, nói về mặt đo lường thì bằng khoảng hai phần ba của một tách.

Trong khi đó, các cơ sở bán thức uống cà phê cho hay, menu của họ thiết kê theo thị hiếu của khách hàng, với nhiều loại khác nhau, trong đó có cả loại với ít số lượng calorie. McDonald's nói họ có kê sẵn thông tin về dinh dưỡng cho thực khách. Còn Dunkin' Donuts thì có DDSmart menu để khách hàng tự chọn theo ý thích.

Nhiều nhà hàng khác cũng quan tâm đến việc giảm bớt lượng calorie, tự động dọn cho khách sữa ít hoặc không có chất béo, hoặc xi rô không có đường. Những khách hàng quan tâm đến sức khỏe có thể chọn uống ly nhỏ thay vì các cỡ lớn hơn, đồng thời tránh thêm kem váng và xi rô vào ly.

Niên vụ càphê 2012-2013 chính thức kết thúc vào ngày 30/9/2013, với sản lượng xuất khẩu (XK) ước đạt 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỷ USD; giảm gần 20% về lượng và giá trị so với niên vụ 2011-2012.

Kim ngạch XK giảm hơn 20%

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng càphê XK tháng 9/2013 đạt 61.000 tấn, với giá trị đạt 130 triệu USD. Lũy kế XK càphê 9 tháng đầu năm đạt 1,03 triệu tấn, kim ngạch 2,21 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Đức và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ càphê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,9% và 11%.

Ngành sản xuất, XK càphê Việt Nam đã trải qua một thập kỷ tăng trưởng vững chắc với kim ngạch XK 3 tỷ USD/năm. Niên vụ 2011 - 2012, ngành càphê đạt kim ngạch XK cao kỷ lục, lên tới 3,76 tỷ USD, nhiều năm liên tiếp giữ giá ở mức 40-50 triệu đồng/tấn càphê xô, đem lại lợi nhuận lớn cho nông dân.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nợ xấu của ngành càphê hiện ở mức 8.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ của toàn ngành. Trong số 127 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu càphê năm 2012, đến nay, đã có 56 đơn vị ngừng kinh doanh hoặc chuyển sang hoạt động kinh doanh khác do không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng.

Các thương nhân càphê ở nước ngoài ví von, nhiều DN xuất khẩu càphê của Việt Nam đã "tự đào hố chôn mình" vì phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay và thiếu kỹ năng tham gia thị trường kỳ hạn. Mặc dù Chính phủ đã quyết định giãn nợ cho các DN càphê từ 12 tháng lên 36 tháng, thế nhưng động thái này có lợi cho các ngân hàng nhiều hơn bởi thực tế, trong khi lãi suất đã hạ, nhưng chỉ DN nào vay những khoản mới thì mới có lãi suất 11-12%/năm, nhiều DN chưa trả được các khoản vay cũ thì vẫn tiếp tục phải chịu lãi suất cao, 16,5-17%/năm.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Càphê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, rất nhiều yếu tố tác động bất lợi cho ngành càphê trong thời gian qua. Đặc biệt là các DN phải gồng mình chống "bão" khủng hoảng kinh tế và lãi suất cao ngất ngưởng nhiều năm, đến giờ mới biểu hiện rõ bằng việc thua lỗ, nợ nần, phá sản hàng loạt. Trong bối cảnh đó, các DN càphê nước ta còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài có vốn lớn, lãi suất thấp, dày dạn kinh nghiệm thương trường.

Giải pháp nào? 

Càphê nước ta bắt đầu vụ thu hoạch từ tháng 10 hàng năm, vì vậy niên vụ càphê được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Niên vụ càphê mới 2013 - 2014 bắt đầu vào ngày mai (1/10), trong tình hình nợ xấu, rào cản thuế VAT, thị trường bất ổn đang khiến ngành cực kỳ nguy cấp. Hầu như hoạt động mua bán càphê đang rơi vào cảnh tê liệt, vì cả nông dân, thương lái và DN đều không dám mạo hiểm, chưa biết diễn biến thị trường vụ mới ra sao.

Trong bối cảnh mặt bằng giá các loại nông sản đã có sự khác biệt rất lớn so với cách đây 5 năm thì giá càphê lại suy giảm. Năm 2007, giá càphê nội địa đã đạt mức 40 triệu đồng/tấn thì nay vẫn khó vượt nổi mức này, thậm chí hiện rơi xuống dưới 37 triệu đồng/tấn. Trong khi chi phí phân bón, nhân công, tưới nước cho cây càphê đã tăng gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước khiến người trồng càphê ngày càng ít lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa, cho biết: "Hiện, giá bán càphê đã xuống thấp nhất trong nhiều năm gần đây, trong bối cảnh vụ mùa mới sắp thu hoạch khiến ngành càphê sẽ tiếp tục gặp họa lớn".

Hiện, các nước như Brazil, Indonesia đang tranh thủ cơ hội lúc ngành càphê Việt Nam suy yếu để nhảy vào thế chỗ nhiều thị phần XK của DN Việt. Nguy cơ ngành càphê nước ta có thể mất tới 1/3 thị phần XK trên toàn cầu trong những năm tới có thể xảy ra. Ông Nam nhận định, nếu không có giải pháp cấp bách cho ngành ngay từ đầu niên vụ mới 2013 - 2014, có thể dẫn đến kịch bản xấu nhất là ngành càphê Việt Nam sẽ đổ vỡ hoàn toàn.

Hiệp hội Càphê - Ca cao Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Tài chính trong vòng 1 năm (bắt đầu từ 1/11/2013), ngành thuế không hoàn thuế cho bất cứ DN nào, như vậy mới giúp ngành càphê trở lại hoạt động bình thường, cạnh tranh lành mạnh, hàng hóa không bị ách tắc và Nhà nước cũng không thất thu. Ngành càphê cũng xin được đối thoại trực tiếp với Bộ Tài chính để xem xét lại chính sách thuế còn nhiều bất cập hiện nay.


Theo kinhtenongthon.com.vn

Espresso đã được sử dụng rất phổ thông ở phương Tây, nhưng ở Việt Nam thì mới phát triển rầm rộ gần đây (khoản 2 năm trở lại đây) với phong trào "Nhà nhà Take Away, người người Take Away". Nhưng mà mức độ Phổ cập thì chưa, vì người uống Cà phê Việt Nam vẫn còn nặng với Văn hóa cà phê Phin Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về cách uống cà phê theo phong cách Ý, xin giới thiệu thêm về cà phê loại này.

Espresso là gì ?
Cái tên Espresso bắt nguồn từ nước Ý.Trong tiếng Ý, Espresso được gọi là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức. Cách pha cà phê Espresso được quy định bởi bốn chữ M’s : “…Macinazione nghĩa là cách xay cà phê, Miscela là cà phê trộn, Macchina là máy pha cà phê, và Mano là bàn tay khéo léo của người thợ pha cà phê…

Làm thế nào để pha được một tách Espresso hoàn hảo?

Pha Espresso được đánh giá là một “nghệ thuật”, và người pha cà phê Espresso có thể lấy đây làm một cơ hội để thể hiện đầy đủ tài nghệ pha cà phê của mình. Một tách Espresso hoàn hảo phải có vị ngọt đặc biệt và hương thơm hấp dẫn của cà phê mới xay. Vị của Espresso vừa đậm đà, lại vừa thanh thoát. Thêm vào đó, ít phút sau khi uống,vị thơm của cà phê vẫn lưu lại trong vòm họng

Trộn Espresso: Mục đích của việc trộn cà phê Espresso là để tạo ra một loại cà phê có mùi vị đặc biệt mà không loại cà phê riêng lẻ nào có được. Những loại cà phê thường được dùng là cà phê từ Braxin, Mexico, Panama và Peru. Mỗi loại cà phê khác nhau lại cho mùi vị, độ chua, độ đậm đặc và dư vị khác nhau. (Sẽ được thảo luận sâu hơn ở bài kỷ thuật rang cà phê). Ở Việt Nam, Abrabica Cầu Đất là nguyên liệu tốt nhất để làm ra được một ly Espresso ngon. 

Rang Espresso: Hương thơm và vị ngọt là hai yếu tố quan trọng của một tách Espresso ngon. Vì vậy, mục đích của việc rang cà phê Espresso là để giữ lại hương thơm và vị ngọt, cũng như giảm tối đa vị chua và đắng. Việc này có thể được thực hiện bằng cách chọn đúng thời điểm kết thúc, thường là ở thời kì hạt nổ lần thứ nhất. (Sẽ được thảo luận sâu hơn ở bài kỷ thuật rang cà phê). Có một chú ý: dù bạn có gặp khó khăn trong việc điều hoà độ chua của cà phê thì cũng đừng nên rang đến thời kì hạt nổ lần thứ hai. Việc này là rất quan trọng, vì rang quá lửa sẽ làm mất hương vị và đường trong hạt cà phê, những yếu tố đóng góp rất nhiều trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho Espresso. 

Xay Espresso: Người ta thường dùng máy xay kiểu Burr để xay cà phê Espresso. Vì khi tiếp xúc với không khí, những hợp chất chứa hương vị của cà phê rất dễ bị mất đi, quá trình xay phải diễn ra càng nhanh càng tốt. Thời gian xay hợp lí là từ 23-28 giây. Thêm nữa, dụng cụ cũng phải được thay hàng ngày để tránh việc cà phê hút ẩm và mất nhiều thời gian xay hơn. 

Pha Espresso: Sau khi xay, cà phê được đưa vào để đo lượng cần thiết và nén. Hai quá trình này cũng rất quan trọng, với mục đích là tạo ra được những “miếng” Espresso chắc và mịn để nước thấm qua dễ dàng hơn. Sau khi được nén, cà phê được đưa vào máy pha Espresso. Dưới đây là một bài báo hướng dẫn pha cà phê Espresso bằng máy: 

Sau khi được rang, trộn, xay, đo lượng cần thiết và nén, cà phê Espresso đã sẵn sàng để pha. Trước khi đặt bộ lọc porta lên đầu máy, hãy cho chừng 2 ounce nước qua phần đầu trước. Quá trình này được gọi là ổn định nhiệt độ. Đặt bộ lọc vào đúng chỗ, sau đó đặt một cốc thủy tinh vào dưới phần vòi của bộ lọc. Nhấn nút để bắt đầu quá trình pha đầu tiên. Quá trình này cho phép nước thấm qua đều khắp các miếng cà phê trước khi sử dụng nước nóng với áp suất cao. 

Đối với 1.5 ounce Espresso, thời gian pha kéo dài từ 23-30 giây, tính từ lúc bắt đầu cho tới khi cà phê chảy ra tại miệng vòi. Cà phê chảy ra giống như dòng chảy của mật ong nóng nhỏ giọt. Hãy dừng quá trình pha khi Espresso chuyển dần sang màu nhạt. Nếu quá trình pha kéo dài quá 30 giây thì sử dụng máy xay loại lớn, còn nếu kéo dài không quá 25 giây thì sử dụng loại nhỏ. Khi nén cà phê chú ý không nên nén với những áp suất khác nhau, vì như vậy nước thấm qua sẽ không đều. Nếu điều chỉnh áp suất sai, bạn sẽ thu được kết quả không đúng mong đợi dù có điều chỉnh thời gian đúng.

Các loại Espresso thông thường: 

Latte: Loại Espresso được pha bằng cách cho thêm sữa, rất phổ biến ở Bắc Mỹ. Cà phê loại này bông và khá nhẹ nhàng với nhiều sữa và rất ít cà phê. 

Mocha: Bản hoà tấu của Espresso và sôcôla đắng. Để pha cà phê loại này, đầu tiên cho sôcôla vào đáy tách, sau đó đổ Espresso lên trên. Cuối cùng là đổ thêm sữa nóng và tận hưởng tách cà phê đầy hương vị sôcôla của bạn. 

Cappuchino: không giống như Latte và Mocha, đây là một ví dụ tuyệt vời về một tách cà phê “cân bằng về mọi thứ”. Một phần ba là Espresso, một phần ba là sữa nóng, và một phần ba là bọt sữa. Ba nhân tố này tạo ra một tách Espresso “lộng lẫy”, trang điểm bởi một vòng tròn kemsôcôla ở rìa tách. Đây là loại Espresso tuyệt vời mà ai cũng dễ dàng yêu thích. 

Macchiato: một tách cà phê pha từ Espresso và sữa nóng với bọt sữa ở trên cùng.

Pha Espresso là một "nghệ thuật", người pha Espresso là một nghệ sỷ .... Bạn chờ gì nữa mà không đánh thức các giác quan đang ngủ gục của mình bằng một tách Espresso nhỉ ...

Từng hạt cà phê mang trong mình câu chuyện về những đôi bàn tay đã chắt chiu chăm sóc biến chúng trở thành một phần trong tách cà phê hoàn hảo của riêng bạn.

Không phải loại cà phê nào cũng được nuôi trồng giống nhau. Hai loại cà phê được biết đến nhiều nhất trong các giống cà phê được nuôi trồng cho hoạt động sản xuất là arabica và robusta, tuy nhiên, arabica sở hữu hương vị tinh tế hơn, được nuôi trồng tại những vùng đất cao nguyên hiểm trở, và do đó, thượng hạng hơn.




Thành phần chính của một tách cà phê là nước, vì thế, loại nước dùng để pha chế cà phê ảnh hưởng rất lớn đến mùi vị của nó. Để có được ly cà phê hảo hạng, chỉ sử dụng loại nước sạch chất lượng cao, đã lọc qua một hệ thống lọc chuyên nghiệp. Sau đó, đun nóng nước đến một nhiệt độ chính xác để chiết xuất được loại cà phê mùi vị hoàn hảo nhất.

Trong phòng thử nghiệm, các chuyên gia cà phê của phải “cups”, hay còn gọi là nếm thử mỗi ngày để bảo đảm sản phẩm cuối cùng mang chất lượng hoàn hảo nhất. Mỗi mẫu cà phê được đánh giá theo bốn tiêu chí quan trọng là hương thơm, độ chua, độ đầy đặn, và mùi vị.



Đó là:

Độ chua Để chỉ vị acid nhẹ hay “độ sáng” của một loại cà phê

Hương thơm Để diễn tả mùi thơm đặc biệt của cà phê

Độ đầy đặn Là độ “nặng” của cà phê trên lưỡi của người thưởng thức, được phân loại từ nhẹ đến đậm đà

Mùi vị Để diễn tả vị của một loại cà phê và ấn tượng chung mà loại cà phê này để lại trên lưỡi của người thưởng thức.

Rang cà phê là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, một quy trình xảy ra sự tương tác hài hòa hàng trăm chất hóa học khác nhau, tạo nên loại cà phê hoàn hảo, biến đổi chúng từ những hạt cà phê xanh chưa rang thành những hạt cà phê espresso nâu bóng.

Quy trình rang có thể kéo dài trong vòng 15 phút, màu sắc của hạt cà phê biến đổi từ xanh rơm sang vàng cam, sang nâu nhạt, và cuối cùng, sang màu nâu hạt dẻ bóng bẩy – sau khi trãi qua một sự kết hợp hoàn hảo của sức nóng, nhiệt độ, thời gian, và độ ẩm. Người rang cà phê phải mất rất nhiều năm thu thập kinh nghiệm và rèn luyện kỹ thuật để bảo đảm rằng mỗi hạt cà phê đều được rang đến độ nâu hoàn hảo nhất.



Một hạt cà phê xanh chưa rang sấy đơn giản chỉ là hạt của quả cà phê tươi. Không phải tất cả các quả cà phê đều chin cùng một lúc, và một nhánh cây cà phê có thể mang trên nó cả hoa, quả xanh và quả chin. Do vậy, những quả cà phê chất lượng phải được thu hoạch hoàn toàn bằng tay, mỗi cây cà phê thông thường phải được thu hoạch 3 đến 4 lần trong một năm. Trong một ngày, một người thu hoạch cà phê chuyên nghiệp có thể hái được 200 pounds quả cà phê chin.

Các chuyên gia còn có thể cá nhân hóa tách cà phê hoàn hảo của riêng bạn bằng cách kết hợp các sự chọn lựa của bạn như sữa, nhiệt độ, độ đậm của cà phê, và một chút hương vị riêng yêu thích.



Hành trình của hạt cà phê ngon chưa bao giờ là đơn giản – mỗi hạt cà phê chứa đựng trong mình một câu chuyện về những đôi bàn tay chắt chiu chăm sóc, biến chúng trở thành một phần trong tách cà phê hoàn hảo của riêng bạn.



Tư liệu được sử dụng từ Starbucks Việt Nam

Người tiêu dùng cũng có thể quan sát trong quá trình pha, sau khi chế nước sôi vào, nếu đúng là bột cà phê, ngay lập tức sẽ nở bung và sủi bọt.


Ảnh minh họa: internet

Theo ông Nguyễn Xuân Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi (Đăk Lăk), người có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, sử dụng bột bắp, đậu nành cùng với phụ gia, hương liệu rẻ tiền có thể sản xuất ra các loại “cà phê” mà thành phần không có một chút cà phê nào.

Ông Thái tư vấn, với cà phê ở dạng hạt đã rang, người tiêu dùng có thể quan sát bề mặt của hạt. Nếu hạt rang mộc (không tẩm bơ hay bất cứ phụ gia nào) thì chỉ có một lớp dầu rất mỏng tiết ra từ hạt cà phê chứ không phải do người xay bổ sung vào; hạt cũng dậy mùi thơm đặc trưng của cà phê, không phải mùi khét do cháy. Sau khi xay cà phê thành bột, bột có độ tơi xốp. Có thể thử bằng cách lấy một muỗng cà phê đổ vào một ly nước, nếu bột cà phê nổi bồng bềnh trên mặt nước, chìm rất chậm xuống đáy ly, màu phai ra là màu vàng sáng hoặc nâu cánh gián thì đó là cà phê thật. Bột cà phê làm từ bắp, đậu nành dù cũng nổi trên mặt nước, nhưng chìm nhanh, màu nước đen đậm hơn.

Người tiêu dùng cũng có thể quan sát trong quá trình pha, sau khi bỏ bột cà phê vào phin, chế nước sôi vào, nếu đúng là bột cà phê, ngay lập tức sẽ nở bung và sủi bọt. Bột giả cà phê có xu hướng xẹp xuống đáy phin. Đổ ra ly, đánh đường, cà phê thật sẽ có lớp bọt mỏng trên bề mặt, dễ vỡ, cà phê giả có lớp bọt màu óng ánh dưới ánh sáng và tan lâu hơn. Cho đá vào nước cà phê thật, màu của cà phê thật sẽ bị trôi nhanh; cà phê giả thường lưu giữ trên bề mặt đá khá lâu. Cà phê dùng hóa chất, hương liệu sau khi uống hết vẫn thấy một lớp màu cà phê bám trên thành ly; cà phê thật không để lại lớp này.
Cũng theo ông Thái, để phòng ngừa nguy cơ mua phải cà phê giả, người mua nên chọn những cơ sở rang xay uy tín, biết rõ quy trình chế biến, không uống cà phê tại những quán mà cà phê đựng trong các loại bao bì không nhãn mác, không công bố thành phần.
AloBacsi.vn
Theo Đăng Thư - Phụ Nữ TP.HCM

"Sẽ rất khó để mọi người tin theo rằng giá trị thực sự của Trung Nguyên là “tính sáng tạo” nếu như Trung Nguyên vẫn giữ màu sắc ảm đạm và âm u trong màu chủ đạo như hiện nay, rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn viết ra những lời lẽ đại ngôn đao to búa lớn và phần lớn là vô nghĩa...", tác giả Nguyễn Thanh Sơn viết. 


Những ồn ào mà ông chủ cà phê Trung Nguyên tạo ra trong thời gian gần đây cho thấy phản ứng của một cái nhìn có thể nói là thiển cận của một số thương hiệu Việt Nam trước sự hiện diện của các thương hiệu toàn cầu lớn.

Thay vì tìm hiểu để học hỏi, tìm ra một “đại dương xanh” để cạnh tranh thì ông Vũ lại dè bỉu uy tín thương hiệu đã được toàn thế giới công nhận của họ. 

Cũng trong năm 2003, khi tôi “chất vấn” “chiến lược gia” cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên về bản sắc thương hiệu của họ, tôi đã không có được câu trả lời. Đòi hỏi người tiêu dùng hiện đại thể hiện tinh thần yêu nước của họ bằng cách sử dụng sản phẩm của mình là một cách “thương mại hóa” lòng yêu nước của người dân vì lợi ích cá nhân một cách không sòng phẳng. Đó là lý do tôi tin trừ phi có những thay đổi mang tính cách mạng, thương hiệu quán cà phê Trung Nguyên rất khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu như Starbucks.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên - Ảnh Vneconomy
Vậy thì Trung Nguyên (hoặc những thương hiệu khác của Việt Nam) nên làm gì nếu muốn thực sự cạnh tranh được với những thương hiệu quốc tế đã và sẽ tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam?

Trước tiên, anh Đặng Lê Nguyên Vũ nói đúng, để thành công cần phải có một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng trong thời đại cạnh tranh hiện nay, “một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn” không đủ. Muốn “dẫn dắt” người tiêu dùng, một thương hiệu phải có một “lý tưởng lớn”, hay nói một cách khác, nó phải có một cách nhìn riêng, một quan điểm riêng của nó đối với thế giới, và phải có một cái nhìn vào bên trong thương hiệu của mình để tự hỏi “liệu thương hiệu (chứ không phải sản phẩm) của tôi sẽ đem lại điều gì tốt đẹp cho Việt Nam và thế giới?”. 

Thưở ban đầu, những lý tưởng lớn còn mang tính “chức năng”: Ford tin rằng nước Mỹ sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu không chỉ tầng lớp thượng lưu quí tộc mà mỗi gia đình Mỹ đều có một chiếc xe ô-tô (đó là lý do tại sao người ta gọi ông là người “dân chủ hóa” ngành xe hơi). Bill Gates tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như mỗi một người đều có một máy tính chứ không chỉ những viện nghiên cứu hay trường đại học. Viettel tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như tất cả mọi người đều được dùng điện thoại di động.

Nhưng càng về sau, những giá trị này càng mang tính tinh thần, hay “lợi ích cảm tính”: Starbucks tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người luôn có một nơi thứ ba để suy ngẫm. Fanta tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người lớn chậm đi và có nhiều thời gian hơn cho tuổi thơ. Louis Vuitton tin rằng con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ phục hưng sự lãng mạn của những chuyến du hành. Adidas tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người tin rằng không có gì không thể.

Đó đều là những giá trị mang tính nhân văn, nhưng những giá trị mang tính nhân văn như vậy đều xuất phát từ hiểu biết sâu sắc của họ về những giá trị mà thế giới đang thiếu, chưa quan tâm hay đánh mất dần đi, đồng thời, những giá trị nhân văn này cũng giao thoa với những giá trị cốt lõi của thương hiệu mà họ sở hữu.

Cho nên, nếu như coi “sức sáng tạo” là giá trị mà Trung Nguyên đưa tới cho đất nước và con người Việt Nam (hay cho thế giới) thì cần phải đi tiếp một bước nữa sâu hơn: quan điểm về “sức sáng tạo” của Trung Nguyên là gì, lợi ích cảm tính mà “sức sáng tạo” sẽ đóng góp cho xã hội hay con người Việt Nam là gì, và làm cách nào để “thu hẹp hóa” và “cá biệt hóa” quan điểm của Trung Nguyên về tính sáng tạo, điều mà chúng ta thấy Đặng Lê Nguyên Vũ chưa làm được.

Nhưng vấn đề ở chỗ, một “lý tưởng lớn” chỉ được mọi người tin, ủng hộ và cùng theo đuổi nếu như lời nói đi đôi với việc làm (walk the walk and talk the talk). Sẽ rất khó để mọi người tin theo rằng giá trị thực sự của Trung Nguyên là “tính sáng tạo” nếu như Trung Nguyên vẫn giữ màu sắc ảm đạm và âm u trong màu chủ đạo như hiện nay, rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn viết ra những lời lẽ đại ngôn đao to búa lớn và phần lớn là vô nghĩa như “Cà phê là Báu vật của Trời đất, là Di sản của Nhân loại và Giải pháp của Tương lai””, sẽ rất khó để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như câu khẩu hiệu của họ “chỉ có thể là Trung Nguyên” nghe như vừa len lén ôm xuống từ câu khẩu hiệu nổi tiếng “chỉ có thể là Heineken”, sẽ rất khó để có thể để người ta tin ở “tính sáng tạo” của Trung Nguyên nếu như họ vẫn tiếp tục sử dụng đội ngũ “người ảnh hưởng” mang đậm màu sắc hàn lâm già cỗi như hiện nay. 


Lời nói không được chứng thực bằng việc làm, không nhất quán với thể hiện bên ngoài sẽ khó được công chúng chấp nhận và tin tưởng. Và vậy thì “lòng yêu nước” đứng ở đâu trong giá trị “tính sáng tạo”? Hãy bỏ qua việc đánh giá sự láu cá của ông chủ cà phê Trung Nguyên trong việc đòi hỏi thương hiệu của mình được “bao cấp” thêm “lòng yêu nước”-nhưng chỉ đứng thuần túy trên góc độ truyền thông, thì cùng một lúc xây dựng hai thông điệp hướng tới xã hội là điều hoàn toàn nên tránh.

Kêu gọi lòng yêu nước, ủng hộ hàng nội một cách rầm rộ có thể tăng cường nhận biết về thương hiệu Trung Nguyên, nhưng sẽ làm công chúng lẫn lộn và cuối cùng là nhầm lẫn những giá trị cốt lõi của thương hiệu này, và chính điều đó sẽ dẫn đến việc Trung Nguyên đánh mất bản sắc của thương hiệu mình, một bản sắc mà có thể có một số người cho rằng Trung Nguyên chưa bao giờ có (để lo đánh mất)

Đây cũng là điều thứ hai mà các thương hiệu nội địa cần tránh, nếu như thực sự họ có tham vọng xây dựng một thương hiệu toàn cầu. Đó là cái mà năm 2006, trong phát biểu nhân kỷ niệm 10 năm tập đoàn Ogilvy đặt chân vào Việt Nam, tôi gọi là cái bẫy “hội chứng thương hiệu Việt”. Những suy nghĩ và phát biểu mang màu sắc “dân tộc chủ nghĩa” khó có chỗ đứng trong một thế giới phẳng như hiện nay- thế giới luôn hoan nghênh và chấp nhận những bản sắc riêng biệt- văn hóa thế giới hiện nay là một bức tranh khảm đa màu sắc, và mỗi một sợi chỉ là một màu sắc riêng biệt của một dân tộc, thậm chí một cá nhân-nhưng thế giới hiện đại mở ra đón nhận chứ không chấp nhận loại trừ. Quay lưng lại với những giá trị chung của thế giới, dựa vào “tính lạ” của xuất xứ sản phẩm (“sản xuất từ vùng cao nguyên của Việt Nam”) trong khi sức hấp dẫn của “tính lạ” đó còn nhiều tranh cãi, một thương hiệu khó có thể thành công trong thị trường toàn cầu này.



Điều thứ ba, và cũng là điều cuối cùng mà tôi muốn nói, đó là một thương hiệu phải hiểu rằng, đừng hi vọng sự xuất hiện của anh ở thị trường thế giới là tấm passport đảm bảo cho thành công của anh và là cái cớ để anh lờ đi những thất bại ở thị trường nội địa. Làm sao anh có thể thành công ở một thị trường xa lạ với anh về văn hóa, nhận thức, tập quán, ngôn ngữ nếu như anh chưa chinh phục được khách hàng của thị trường nội địa? Mở một vài cửa hàng ở Nhật Bản, Singapore, Mỹ và gọi đó là “chinh phục thị trường thế giới” chỉ là một ảo tưởng mà thôi.

Nguyễn Thanh SơnTổng giám đốc T&A Ogilvy.

Quá mê các thiết bị điện tử, không muốn tranh cãi khi vợ phàn nàn, không muốn thử nghiệm một điều gì mới trước mặt vợ... có thể là những dấu hiệu cho thấy chồng bạn đang không hạnh phúc với cuộc hôn nhân.


Dù điện thoại của chồng không có những tin nhắn gửi đến giữa đêm khuya, vợ chồng bạn không có những cuộc tranh cãi ầm ĩ, nhưng bạn vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn. Hãy chú ý đến những dấu hiệu kỳ lạ được nữ nhà văn Mỹ Amy Shearn liệt kê trên trang Oprah.com dưới đây:

1. Anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị điện tử

Như tiểu thuyết gia Charles Baxter từng viết trong cuốn Burning Down the House:"Một người ở trong tình trạng bị tổn thương có xu hướng yêu đồ đạc của họ". Nó giống như chúng ta đang cố tập hợp mọi thứ xung quanh mình để chống lại sự cô đơn. Và nghiên cứu của Margaret Clark, giáo sư tâm lý học tại ĐH Yale, cũng xác nhận trong hôn nhân, "những người gắn bó nhiều hơn với các món đồ thường cảm thấy kém thoải mái trong mối quan hệ vợ chồng hơn, so với những người ít gắn bó với các loại tài sản". Bởi vì, một chiếc tivi hình ảnh 3D màn hình rộng sẽ ít phức tạp hơn một con người, một chiếc máy tính bảng mới coóng cũng không đòi hỏi quá nhiều như các bà vợ.

2. Hai người ăn tối trong câm lặng

Lần đầu tiên điều này xảy ra, bạn có thể nghĩ: "Thật là tuyệt vời, chúng ta lại có thể yên lặng ngồi bên nhau". Nhưng đến lần thứ 12, bạn có thể cảm thấy lạnh người, sự lạnh lẽo mơ hồ đến mức bạn tìm cách đổ lỗi cho nhiệt độ phòng. Rõ ràng vợ chồng bạn ngồi đây, bên cạnh nhau, trong một không gian rất đẹp và hoàn toàn không có gì để nói với nhau.

3. Thay vì nghe bạn phàn nàn, anh ấy nói rằng "Chúng ta đã trải qua chuyện này rồi"

Trong tâm trí mình, thực sự chẳng ai muốn tranh cãi. Rõ ràng có nhiều thứ vui vẻ hơn là cãi cọ với người bạn đời. Kể cả việc đứng dưới trời mưa bão nghe một ban nhạc nghiệp dư biểu diễn hay vào nhà hàng, lỡ ăn phải thức ăn chưa chín và bị “tào tháo” đuổi… vẫn còn vui hơn cãi nhau. Nhưng trong một cuộc hôn nhân khỏe mạnh, người chồng ít nhất sẽ lắng nghe những gì vợ đang nói hơn là nhanh chóng kết thúc tranh cãi. Có vẻ như anh chồng đang mang cho vợ sự thoải mái khi anh ta kết thúc cuộc tranh luận sớm. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là anh ta không đủ quan tâm tới vợ để tìm hiểu điều vợ đang thực sự lo lắng hay cùng vợ cố tìm ra một giải pháp.

4. Bạn biết quá nhiều về một đồng nghiệp nữ tại nơi làm việc của chồng

“Sheila đang gặp phải rắc rối với người yêu cũ của cô ấy”, chồng bạn kể với một chút thông cảm. Bạn cũng gật đầu thông cảm, bởi bạn biết Sheila từng mắc bệnh dạ dày và đã phải nằm viện, bạn cũng biết bà cô của Sheila vừa qua đời vào tháng trước và nhiều điều nữa… Tại sao bạn biết rất nhiều về Sheila ở nơi làm việc của chồng mình? Một tình bạn quá nhiệt tình với nữ đồng nghiệp hay là những câu chuyện tán gẫu ở trong văn phòng? Và dù bạn phát hiện ra rằng chồng không có một cô bạn thân nào thì bạn cũng nên nghĩ đến việc có điều gì đó đang thiếu trong mối quan hệ của vợ chồng bạn khiến anh ấy phải đi tìm kiếm ở chỗ khác. Có thể chính anh ấy cũng không nhận ra điều ấy. Nhưng khi anh có vẻ dành nhiều thiện cảm với Sheila hơn là chú ý đến những lo lắng của vợ thì lúc đó vợ chồng bạn cần phải ngồi lại và nói chuyện với nhau.

5. Anh ấy tìm sự chú ý bằng những thứ linh tinh

Vì một số lý do, anh ấy đi theo bạn cả tối, vỗ vai bạn và hỏi bạn những câu ngớ ngẩn về bàn chải và khăn lau tay, dầu massge… trong khi tất cả những gì bạn muốn là kết thúc công việc như một người phục vụ gia đình để có thể theo đuổi niềm đam mê riêng của mình, ví dụ đọc sách hay xem phim. Phải chăng anh ấy đang cố để gây sự chú ý? Có lẽ chồng bạn không cố ý (điều này đến một cách tự nhiên). Rất có thể lâu rồi anh ấy không được bạn quan tâm. Hãy đưa những món đồ đó cho anh ấy, bạn không chỉ nuôi dưỡng được mối quan hệ của mình mà sẽ có cơ hội được massage trong lúc xem phim.

6. Anh ấy là con người khác ở một chỗ khác

Khi vợ chồng bạn đi ăn cùng nhau, các bạn luôn luôn đến "quán ruột" và gọi món ăn quen thuộc. Nếu chọn game, anh ấy cũng chọn trò chơi y như bạn. Bạn phàn nàn với cô bạn thân rằng anh ấy chẳng bao giờ muốn thử một cái gì mới, nhưng có thể bạn đã lầm. Bởi vì khi đi với bạn bè của mình, anh ấy cố gắng thử nghiệm bất cứ điều gì mới, từ trò lướt ván đến ăn món ăn Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong một mối quan hệ lãng mạn, luôn có hoặc ít nhất cũng nên có những niềm vui đến từ việc được khám phá. Sự quen thuộc có thể do anh ấy sợ ánh mắt chê bai “Anh không làm nổi đâu” từ vợ mình. Trong mối quan hệ vợ chồng cũng như trong bất kỳ mối quan hệ nào, hãy để đối tác có cơ hội được thể hiện bản thân thì mối quan hệ mới bền vững.

Gạo và cà phê là những mặt hàng chứng kiến sự sa sút mạnh nhất về cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước từ đầu năm đã tiến sát ngưỡng 10 tỷ USD, dù giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2013 đạt 20,45 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong khi giá trị nhập khẩu ước đạt 13,59 tỷ USD, tăng 10%. Như vậy, mức xuất siêu của ngành nông nghiệp trong 9 tháng qua là 6,86 tỷ USD.

Nhiều mặt hàng nông sản chính chứng kiến sự sụt giảm mạnh về giá trị xuất khẩu. Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu của nông sản chính đạt 9,93 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, gạo và cà phê là những mặt hàng chứng kiến sự sa sút mạnh nhất về cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Báo cáo cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng ước đạt 5,35 triệu tấn, tương đương kim ngạch 2,35 tỷ USD, giảm 14,3% về khối lượng và giảm 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm, giá trung bình 8 tháng đầu năm 2013 đạt 439 USD/tấn, giảm hơn 14 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt trên 1,62 triệu tấn với giá trị đạt 671,61 triệu USD, chiếm 31,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng lần lượt là 3,2% và 1%.

Đối với mặt hàng cà phê, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm ước đạt 1,03 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,21 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, một điểm đáng mừng là giá xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2013 đạt 2.146 USD/tấn, tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ năm 2012. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 12,9% và 11%.

Khối lượng xuất khẩu của mặt hàng cao su không giảm nhiều nhưng do giá xuất khẩu giảm mạnh, kim ngạch của mặt hàng này cũng sa sút. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 710 nghìn tấn với giá trị đạt trên 1,68 tỷ USD, giảm 1,2% về khối lượng và giảm 17,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2013  đạt 2.393 USD/tấn,  giảm  17,7% so với mức giá 2.907 USD/tấn của năm 2012.

Trung Quốc mặc dù vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng, chiếm  42,7% tổng giá trị xuất khẩu, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với năm 2012, giảm 10,3% về khối lượng và giảm 24,8% về giá trị.

Xuất khẩu chè của cả nước ước đạt 101 nghìn tấn, với giá trị đạt 161 triệu USD trong 9 tháng. So với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu chè đã giảm 4,2% về khổi lượng, tuy nhiên lại tăng 0,5% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.

Chè là một trong số ít những nông sản chính có giá xuất khẩu tăng. Giá chè xuất khẩu trung bình 8 tháng đầu năm 2013 đạt 1.582 USD/tấn, tăng 4,85% so với mức giá trung bình 1.509 USD/tấn của năm 2012. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 19,9% về khối lượng và 18,7% về giá trị.

Về mặt hàng hàng điều, khối lượng xuất khẩu 9 tháng đạt mức 188 nghìn tấn với giá trị 1,19 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng điều vẫn tiếp tục giảm trong năm 2013.

Giá xuất khẩu hạt điều trung bình 8 tháng đầu năm đạt 6.355 USD/tấn, giảm khoảng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 34,4%, 16,6% và 10,4% tổng giá trị xuất khẩu.

Hạt tiêu cũng không nằm ngoài danh sách những nông sản chính có giá xuất khẩu giảm từ đầu năm đến nay. Giá xuất khẩu trung bình của hạt tiêu 8 tháng đầu năm 2013 đạt 6.599 USD/tấn, giảm khoảng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012. Do vậy, tổng khối lượng tiêu xuất khẩu 9 tháng là 112 nghìn tấn, trị giá 743 triệu USD, tăng 20,2% về lượng nhưng chỉ tăng 16,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Thiếu hụt dinh dưỡng là một nguyên nhân dẫn đến duy trì sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể nói chung.

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong cộng đồng. Xuất phát từ thói quen ăn uống, từ phong tục, tập quán, từ quan niệm về chăm sóc sức khỏe… nhiều người chỉ quan tâm tới vấn đề lượng hay chất của các bữa ăn mà quên đi việc tìm hiểu làm thế nào để có được các bữa ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất.Nếu bị mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể không dung nạp đủ dưỡng chất, sẽ dẫn đến phát sinh nhiều căn bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường… mà ít ai ngờ tới.

Nhưng làm thế nào để cân bằng được dinh dưỡng? Hãy tham khảo về quy tắc "7 con số vàng" sau đây để đảm bảo tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho sức khỏe của gia đình bạn.

Dinh dưỡng cân bằng là chìa khóa cho sức khỏe bền lâu. Ảnh minh họa

1 muỗng muối

Hiệp hội Dinh dưỡng quốc tế khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày cho người lớn không được vượt quá 6g, tương đương với một nắp bia nhỏ hoặc một muỗng cà phê. Ngoài việc hạn chế nêm muối khi nấu ăn thì người nội trợ cũng phải chú ý đến những loại thực phẩm có hàm lượng muối tương đối cao, chẳng hạn như là nước sốt, xúc xích, thịt hun khói và các thực phẩm chế biến khác.

Không chỉ vậy, ăn trứng vịt muối, bánh quy và vài đồ ăn nhẹ khác cũng có nghĩa là bạn đang cung cấp thêm hàm lượng muối ngoài bữa ăn cho cơ thể mình nữa đấy.

2 loại rau

Rau là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng tốt cho cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên ăn ít nhất hai loại rau trở lên (5 loại thì càng tốt), trong đó tốt nhất là những loại rau tươi, rau theo mùa hoặc rau có lá màu xanh đậm.

3 muỗng canh dầu thực vật

Số lượng dầu mỗi ngày không nên vượt quá 30 gram, tốt nhất là bạn nên hạn chế đến 25 gram hoặc ít hơn. Lượng dầu này tương đương với 3 muỗng cà phê. Ngoài ra, cũng nên chú ý thay đổi thường xuyên các loại dầu ăn, đồng thời ăn thêm mỡ lợn và mỡ động vật khác.

Mặc dù ăn nhiều dầu không tốt cho sức khỏe nhưng không thể phủ nhận một điều rằng dầu ăn tốt cho sức khỏe và cơ thể bạn không thể thiếu dầu ăn. Dầu ăn giúp cung cấp chất béo trong cơ thể để ổn định nhiệt độ cơ thể. Tốt nhất bạn nên chọn các loại dầu có chứa nhiều axit béo không no, có lợi cho sức khỏe như dầu đậu phộng, dầu ôliu, dầu hướng dương...

Những loại rau có lá xanh đậm cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả. Ảnh minh họa

4 loại thực phẩm chứa tinh bột

Thực phẩm chứa tinh bột cũng rất dồi dào lượng vitamin B, khoáng chất và chất xơ, có lợi cho sức khỏe đường ruột, đường huyết. Bên cạnh đó còn cung cấp một lượng nhỏ chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài lúa gạo thì bạn nên tăng cường thêm các loại ngũ cốc khác cho gia đình, chẳng hạn như gạo lức, gạo cẩm, yến mạch, kiều mạch, kê, đậu đỏ, hạt giống và các loại ngũ cốc khác, để nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết từ các thực phẩm chủ yếu. Hãy chọn 4 loại thực phẩm chứa tinh bột trong số các thực phẩm trên.

5 loại gia vị

Trong nấu ăn, mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ các loại gia vị nhưng hàm lượng nhỏ bé đó lại có ảnh hưởng sức khỏe nhất định. Hạt tiêu, quế là nguồn quan trọng cung cấp chất ô xy hóa tự nhiên cho cơ thể. Giấm và cà ri tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Trong khi đó, hành, gừng, tỏi... lại làm gia tăng cảm giác thèm ăn, giải độc, khử trùng... Vì vậy, để giúp cơ thể có được những lợi ích sức khỏe thì bữa ăn của gia đình bạn nên sử dụng đến 5 loại gia vị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.

6 thực phẩm chứa protein

Những loại thực phẩm cung cấp protein chất lượng cao sẽ mang lại những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe khác nhau, trong khi thịt đỏ giàu sắt, cá béo nâng cao sức khỏe thể chất, đậu phụ chứa isoflavone đậu nành tốt cho nội tiết, các loại hạt tốt cho tim và não bộ thì các thành phần khác thuận lợi cho phát triển cơ xương lại nằm trong trứng.

7 chén nước (mỗi cốc chừng 200 ml)

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần và cả nuôi dưỡng nhan sắc. Vì thế các bạn cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể bảy cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc chừng 200ml). Lượng nước này tương đương với 3 chai nước khoáng bình thường.

Có một ẩn số chung về những người bạn trai mà bạn nên tìm hiểu, nắm rõ để mối quan hệ của mình suôn sẻ, tốt đẹp hơn.

Chàng thích chiếm hữu

Một trong những bí mật quan trọng bạn cần biết rõ về người đàn ông mình trao gửi tình cảm đó là anh ta luôn thích chiếm hữu. Khi hai người đã chính thức yêu nhau, lúc nào anh ta cũng muốn chứng tỏ với người ngoài biết bạn thuộc quyền sở hữu của anh ấy. Đặc biệt trước mặt những người đàn ông khác, ngay cả khi đó là người bạn thân thiết của bạn. 

Kéo theo đặc tính này, đôi khi anh ta hay tỏ ra cực đoan, cấm đoán bạn làm việc này việc kia bởi trong suy nghĩ của người yêu, bạn là sở hữu của chàng nên chàng có quyền điều khiển bạn theo ý mình. 

Lãng mạn không phải là bản chất của chàng

Là người yêu, bạn cần nắm rõ bí mật này về chàng của mình. Thực tế là bản chất đa số đàn ông đều không lãng mạn, họ tỏ ra lãng mạn chỉ để chiều lòng bạn gái mà thôi. Vì vậy, đừng mong đợi người mình yêu lúc nào cũng mang lại cho bạn những điều vô cùng ngọt ngào, bất ngờ như phim ảnh. Thậm chí, nếu bị đòi hỏi, nhiều chàng còn dễ dàng nổi cáu. 

Có thể không nói ra song theo suy nghĩ của nam giới, sự lãng mạn là điều phù phiếm và nó chỉ thích hợp với một vài thời điểm của tình yêu. Họ muốn thể hiện tình cảm với bạn bằng nhiều cách khác nhau (trong đó chủ yếu là hành động) hơn những cử chỉ lãng mạn. 

Chàng ghét những cô nàng õng ẹo

Hầu như chàng trai nào cũng ghét các cô gái luôn ra vẻ mình là một nữ hoàng xinh đẹp, có quyền õng ẹo, nũng nịu người khác, hay phản ứng thái quá và ứng xử thiếu chín chắn. Nếu bạn không muốn bị chàng biến từ yêu thành ghét thì ngay lập tức hãy sống thực tế hơn. 

Thật sai lầm khi con gái cho rằng vẻ thơ ngây sẽ dễ làm tan chảy trái tim các chàng trai. Trái lại, khi đã là người yêu, càng tỏ ra non nớt, yểu điệu, đòi hỏi, chàng càng dễ chán ngán bạn. 

.

Chàng yêu người con gái biết chịu trách nhiệm

Đây là một bí mật mà bạn cần nắm rõ về chàng trai của mình. Người yêu bạn nói riêng và đàn ông nói chung đặc biệt đánh giá cao những cô gái biết chịu trách nhiệm trước mọi hành động, lời nói của mình. Cho dù là chịu trách nhiệm tại nơi làm việc, trong phòng bếp hay khi lên giường, chàng sẽ đặc biệt yêu mến và tôn trọng bạn nếu bạn luôn thể hiện sự tự tin, niềm say mê và khả năng làm chủ bất cứ việc gì mình làm.

Nếu yêu thật lòng, chàng đào hoa đến mấy cũng tìm cách trở về bên bạn

Đây là một trong những bí mật thú vị về đàn ông mà có thể nhiều cô gái không tin nhưng đó lại là sự thật. Nếu bạn yêu phải một anh chàng đào hoa, bạn cũng không cần phải lo lắng về sự đào hoa đó bởi một khi đã yêu thật lòng, dù có liếc mắt đưa tình hay được nhiều cô gái "xin chết" nhưng cuối cùng, anh ta vẫn tìm cách trở về bên bạn. 

Vậy nên, điều quan trọng nhất trong tình yêu là khẳng định được tình yêu của nửa kia dành cho mình cho chân thành hay không, còn anh ấy là người đẹp trai, hào hoa cũng không quá đáng ngại. 

Chàng ghét nói về người cũ

Dẫu đó là người yêu cũ của bạn hay người tình cũ của chàng thì nhìn chung, các chàng đều ghét nói về những đối tượng trong quá khứ. 

Đây là một trong những bí mật và cũng là đặc trưng tính cách của hầu hết các chàng trai khi yêu mà các cô gái cần phải nắm được. Thông thường, họ sẽ thích nghĩ về tương lai với các dự định, kế hoạch, ước mơ hơn thay vì hoài niệm về quá khứ, dù quá khứ đó có tươi đẹp, ngập tràn hạnh phúc. 

Chàng trai nào cũng không ưa bạn gái gắt gỏng

Trong khi con gái nghĩ rằng họ phàn nàn, gắt gỏng, càu nhàu chỉ vì muốn được chiều chuộng một chút, mong muốn bạn trai sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nhưng tất cả đàn ông đều ghét cay ghét đắng cảm giác phải ngồi chịu trận trong tiếng gắt gỏng của bạn gái. 

Dù không phải là điều mới mẻ nhưng tất cả các cô gái cần phải đặc biệt lưu tâm điều này ở bạn trai mình để tránh gặp phải rắc rối khi liên tục càu nhàu, gắt gỏng với bạn trai từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Các chàng luôn bày tỏ thẳng thắn cảm giác của mình

Khi bạn trai không thích bạn làm điều gì đó, cách ứng xử của anh ta sẽ là nói thẳng điều đó với bạn. Đó là đặc trưng tính cách, cũng là thói quen của đa số đàn ông. 

Anh ta sẽ không để tâm đến việc có làm mất lòng bạn hay không mà luôn nói thẳng vào vấn đề để kết thúc vấn đề một cách nhanh nhất. 

Chính vì đặc trưng này mà bạn chớ nên sốc khi bị người yêu thẳng thắn chê bai một vấn đề nào đó. Những gì anh ta nói ra với bạn là cảm nhận xuất phát từ trái tim. Và mục đích của việc nói ra đó là cho bạn thấy suy nghĩ của bản thân và mong muốn bạn không lặp lại điều đó nữa. 

Chàng khó chịu nếu các món đồ yêu quý của mình bị chạm tới

Những món đồ gắn liền với bạn trai của bạn như chiếc xe làm phương tiện đi lại, chiếc iphone anh ấy nâng niu hay người bạn giải trí bất ly thân - ipod... đều là những món đồ anh ta vô cùng yêu quý, nâng niu. Nó gắn bó với người yêu bạn chẳng khác nào những người bạn thân thiết, thế nên chàng sẽ ghét bất cứ ai làm ảnh hưởng đến chúng. Cho dù đó có là bạn gái thì chàng cũng chẳng mấy dễ chịu khi những "người bạn" của mình bị "thương". 

Là bạn gái của chàng, bạn cần biết điều này để tránh động đến các món đồ mà chàng yêu quý, cũng đừng ghen tị nếu đi đâu chàng cũng kè kè chúng thay vì "dính" lấy bạn. 

Bạn trai bạn thường xuyên tưởng tượng

Bạn sẽ hiểu rõ hơn và nhận ra sự thật này ở bạn trai mình khi bạn chính thức kết hôn với anh ta. Đa số đàn ông đều bí mật tưởng tượng về rất nhiều thứ như: về các cô gái khác, về chuyện chăn gối, về thân hình quyến rũ của bạn đằng sau bộ cánh sexy... và họ mong phụ nữ có thể hiện thực hóa những tưởng tượng ấy của họ.

Đừng nghĩ rằng tưởng tượng nghĩa là đàn ông có đầu óc đen tối. Các chuyên gia tâm lý cho biết đó là bản tính tự nhiên của nửa kia thế giới, tương tự như việc họ là những sinh vật trực quan dễ bị thu hút bởi cái đẹp.

  Nợ xấu tràn lan, nhiều doanh nghiệp thậm chí không còn khả năng tiếp tục hoạt động xuất khẩu.




  Hôm qua 24/9, 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam (CLB G20) đã họp khẩn cấp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành cà phê Việt Nam. Chỉ còn 1 tuần nữa sẽ bước vào vụ cà phê mới 2013 - 2014, nhưng tình hình nợ xấu, rào cản thuế VAT, thị trường bất ổn đang khiến ngành cà phê Việt Nam đang cực kỳ nguy cấp.

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch CLB G20 cho biết, vụ mùa năm 2011 - 2012, ngành cà phê Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục lên tới 3,76 tỷ USD, nhiều năm liên tiếp giữ giá 40 - 50 triệu đồng/tấn cà phê xô cho nông dân, đem lại lợi nhuận lớn. Tại VN cũng đã có hầu hết các công ty lớn nước ngoài đặt trụ sở đại diện để làm ăn, giao dịch. Nhưng đến vụ vừa qua, xuất khẩu cà phê mới chỉ 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỷ USD, giảm trên 20% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Giá bán xuống thấp nhất nhiều năm gần đây trong khi vụ thu hoạch mới sắp diễn ra.

Tình hình kinh doanh cà phê hầu hết các doanh nghiệp đều rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp báo cáo thua lỗ, khiến nợ xấu hiện lên tới 8.000 tỷ đồng.

Chỉ ra nguyên nhân, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, có rất nhiều yếu tố tác động bất lợi cho ngành cà phê trong thời gian qua. Đặc biệt là các doanh nghiệp phải gồng mình chống “bão” khủng hoảng kinh tế và lãi suất cao ngất ngưởng nhiều năm, đến giờ mới biểu hiện rõ bằng việc thua lỗ, nợ nần, phá sản hàng loạt.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn, lãi suất thấp, dày dạn kinh nghiệm thương trường. “Giờ đã có quá nhiều tác động xấu đến toàn ngành, nếu không kiến nghị được chính sách (về vốn, về thuế VAT, giữ giá cà phê cho nông dân…) thì vụ tới sẽ còn nhiều điều xấu hơn nữa xảy ra” - ông Tự cảnh báo.

Trích nguồn: gafin.vn

Không phải cứ mắc bệnh phụ khoa, tắc vòi trứng hay yếu tinh trùng mới dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có chế độ ăn uống.

Chị Liên 39 tuổi ở Hà Nội hiện làm giám đốc một công ty chuyên cung cấp văn phòng phẩm. Do muốn dành thời gian phấn đấu, lại quá bận rộn với công việc nên sau khi sinh con gái, chị Liên quyết định kế hoạch, tạm thời chưa sinh con thứ hai. Nhưng gần đây, do sức ép gia đình nhà chồng muốn có thêm cháu trai để nối dõi tông đường, chị Liên quyết định săn thêm một chú Rồng. Tuy nhiên, không biết tại sao vợ chồng “thả cửa” suốt một năm mà chưa thấy tin vui.

Tháng trước, vợ chồng chị quyết định đi kiểm tra sức khỏe sinh sản thì nghe tin dữ “Chị khó có khả năng mang thai lại”. Điều này làm chị Liên ngỡ ngàng vì trước đây chị được đánh giá là rất “nhạy”.

Ảnh minh họa: bacsi.
Qua kiểm tra và tìm hiểu “lịch sử phòng the” của hai vợ chồng, bác sĩ kết luận chị Liên vô sinh thứ phát do ăn kiêng không đúng cách. Sau khi sinh con đầu tiên, để lấy lại vóc dáng, chị Liên áp dụng nhiều chiêu ăn kiêng giảm cân một cách tiêu cực, giảm cân bằng mọi giá với chế độ ăn chay tịnh, ăn quá nhiều đậu phụ, đậu tương… Từ đó dẫn tới suy giảm hoóc môn estrogen, gây vô sinh.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung Tâm y tế Lao động Hà Nội) cho biết, việc ăn kiêng với chế độ dinh dưỡng hoàn toàn chay tịnh sẽ dẫn tới đảo lộn quá trình nội tiết, giảm khả năng sinh sản hoóc môn estrogen, lâu ngày có thể dẫn tới giảm ham muốn, gây vô sinh…

Đặc biệt, nếu phụ nữ ăn kiêng thường xuyên bằng đậu tương, đậu phụ thì khả năng vô sinh càng cao. Bởi chất genistein có trong tất cả sản phẩm từ đậu tương sẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.

Thực tế, rau quả và những thực phẩm nhiều chất xơ sẽ rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ăn chay, cơ thể sẽ thiếu vitamin B12 và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt. Những phụ nữ đã qua tuổi 30, khả năng sinh nở giảm, vì vậy nếu ai muốn sinh con thì nên thận trọng trong việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng. Nếu bạn muốn ăn kiêng để giảm cân thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

Còn chị Lâm ở Hải Dương thì "ngã ngửa" khi bác sĩ kết luận nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn của vợ chồng chị là do bệnh răng miệng của chị.

Từng có một công trình nghiên cứu của giáo sư Roger Hart và cộng sự tại ĐH Western Australia (Perth, Australia) về mối liên quan giữa khả năng thụ thai và bệnh răng nướu. Họ đã nghiên cứu 3.400 phụ nữ trong quá trình cố gắng mang thai. Kết quả là những người có vấn đề về răng nướu luôn mất nhiều thời gian để có thể thụ thai.

Nguyên nhân được lý giải là vi khuẩn gây viêm nướu có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và gây ra viêm niêm mạc tử cung, tác động tiêu cực tới quá trình thụ thai. Viêm niêm mạc tử cung càng lâu thì trứng càng khó làm tổ. Theo nghiên cứu này, bệnh răng lợi gây ra tác hại cho việc thụ thai tương đương với béo phì. Đồng thời những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ bị sâu răng thì cũng dễ bị sâu răng sớm và viêm vòm họng. Vì vậy các chuyên gia khuyên chị em cần kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh nha nhu khi đang mong muốn có thai. Nếu đang trong thai kỳ mà bị bệnh răng miệng, cần điều trị ngay.

Câu chuyện của chị Ngân Hoa là đáng buồn nhất, sau bao nhiêu ngày mong ngóng, gia đình chị mới có tin vui. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chị Hoa mang thai được 3 tháng thì bị đau răng, sưng nướu, nghĩ chỉ là viêm nướu bình thường nên chị xúc miệng nước muối chứ không dám uống thuốc gì. Cơn đau răng miệng khiến chị chán ăn, chỉ uống sữa.

Tình trạng đó kéo dài chừng hơn một tuần. Đến hôm chị đi khám thai định kỳ, bác sĩ kết luận em bé đã bị chết lưu cần làm phẫu thuật để lấy ra gấp và nguyên nhân là bệnh viêm nướu của chị.

Theo các chuyên gia, hầu hết thai phụ đều ít nhất một lần có rắc rối về răng miệng trong thai kỳ. Nguyên nhân là quá trình mang thai làm thay đổi hoóc môn, làm tăng lưu lượng máu đến các mô nướu khiến chúng thêm nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Tăng cường ăn vặt ở bà bầu cũng khiến cho răng nướu dễ bị viêm, sưng. Hậu quả là thai phụ bị các mảng bám trên răng và nhiễm trùng. Khi bị viêm, nướu bị sưng, nóng, đỏ sẽ khiến bà bầu chán ăn. Một số người sức đề kháng kém có thể bị ngấy sốt mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới con.

Hiệp hội Sức khỏe Răng miệng Mỹ chỉ ra rằng, căn bệnh viêm lợi ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho tỷ lệ sinh non tăng cao. Tại Mỹ bệnh răng miệng được xem là mối đe dọa nghiêm trọng với thai kỳ. Giải thích cho mối liên hệ này, bác sĩ cho hay viêm lợi sẽ làm gia tăng quá trình sản xuất prostaglandin (thành phần thường tăng trong kỳ kinh nguyệt gây co bóp tử cung và đau bụng) và các yếu tố gây hoại tử u. Hai yếu tố trên làm tăng sự co bóp tử cung, kích thích sinh sớm.

Nguy hiểm hơn, những vi khuẩn gây viêm nướu có thể tấn công trực tiếp vào thai nhi làm nhiễm trùng máu, thiếu dinh dưỡng gây ra chết sơ sinh hoặc chết lưu thai. Trong những loại vi khuẩn “tấn công” răng nướu, fusobacterium nucleatum là loại nguy hiểm nhất. Nghiên cứu của Hiệp hội Thai phụ Mỹ, vi khuẩn này có thể vượt qua nhau thai của chuột, phá vỡ các mạch máu để tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế họ khuyến cáo thai phụ cần cẩn thận với sức khỏe răng miệng và cho rằng bệnh răng nướu là một trong những nguyên nhân gây ra thai chết lưu, đẻ non ở Mỹ.

Theo Webphunu

Nụ hôn là một trong những món quà kỳ diệu nhất mà thượng đế ban cho con người. Nụ hôn không chỉ là biểu hiện tình cảm mà con giúp con người xích lại gần nhau hơn. Nụ hôn cũng có rất nhiều bí mật thú vị khác, chắc hẳn bạn chưa biết đến.
1. Dây thần kinh


Môi có hàng triệu nơ-ron thần kinh kích thích sự ham muốn trên đó, gấp 100 lần số nơ-ron thần kinh trên đầu ngón tay của bạn. Đó là lý do tại sao hôn trước, trong và sau khi làm tình lại khiến bạn hoàn toàn bị kích thích và hài lòng.

2. Những nụ hôn dài, sâu

40% nam giới khẳng định rằng những nụ hôn dài, sâu hoàn toàn khiến họ sẵn sàng ngay lập tức cho việc làm tình trong khi chỉ có 30% nam giới cho rằng việc nắm lấy đũng quần của họ khiến họ muốn làm tình.

3. Kiểu hôn của chàng


Khi chàng hôn tạm biệt bạn bằng một nụ hôn nhẹ trên má sau cuộc hẹn và nói “Gặp lại em sau nhé” thì anh chàng này đang cảnh giác và không quá hứng thú với bạn. Nếu chàng và bạn đã có mối quan hệ thân mật hơn thì đó là một dấu hiệu cảnh báo: anh chàng này đang có thái độ nước đôi trong mối quan hệ.

4. Đột ngột chuyển sang hôn cuồng nhiệt

Nếu chàng và bạn đang hôn nhau cuồng nhiệt nhưng hai người lại tạo thành thế chữ A thì không sau. Thế chữ A là khi hai người hôn nhau say đắm nhưng hông của hai bạn thì tách nhau ra. Nếu hông của hai người bị đẩy lại dính chắt vào nhau thì sự ham muốn của hai người sẽ dâng cao, nếu không dừng lại kịp thời thì có thể hai bạn nên kiếm một cái giường hoặc một mặt phẳng êm ái nào đó.

6. Hôn lưỡi

Đàn ông hôn lưỡi để truyền sự kích thích sinh dục nam ham muốn tình dục của chàng sang cho bạn. Vì thế nếu chàng có một chút hùng hổ thì đó là vì chàng cũng muốn bạn như thế.

7. Ký hợp đồng

Trong thời Trung cổ, mọi người ký những hợp đồng hợp pháp bằng cách tạo những ký hiệu X trên hợp đồng và hôn vào nó. Đó là lý do tại sao XX trở thành ký hiệu của nụ hôn.

8. Thúc đẩy nhanh quá trình trào đổi chất

Nếu lúc hôn chàng, bạn cảm thấy trái tim đập loạn nhịp như sau một bài tập thể dục thì cũng đừng ngạc nhiên. Vì khi đó, cơ thể bạn đã giải phóng những chất dẫn truyền thần kinh và các chất adrenaline trong máu. Sự gia tăng chất adrenaline sẽ làm tăng trao đổi chất trong cơ thể, giúp tiêu hao năng lượng. Và sự kích thích quá trình trao đổi chất của nụ hôn rất tốt cho cơ thể bạn

9. Đối tượng hôn

Có thể điều này rất khó tin nhưng 54% phụ nữ trong độ tuổi 18 – 24 nói rằng họ đã từng hôn một người phụ nữ khác. Con số này giảm xuống còn 43% cho những phụ nữ trong độ tuổi 25 – 34.

10. Cách giảm cân đơn giản

Mỗi nụ hôn sâu thể hiện tình cảm nồng thắm của 2 người có thể giúp bạn đốt cháy 2-5 calorie mỗi phút. Theo một nghiên cứu của tiến sỹ Ava Cadell, trong một giờ hôn nhau, mỗi người có thể đốt cháy khoảng 250 calorie. Còn bài tập thể dục nào đơn giản và hiệu quả hơn nụ hôn của bạn?

1. Hôm rồi, có người bạn bên Úc gởi qua điện thư cho tôi một “sưu tập” khá thú vị. Đó là những mẩu chuyện so sánh rất tinh tế về Sài Gòn và Hà Nội, từ thời tiết như mưa nắng cho đến đường phố, cây cối và nhiều nhất là những sinh họat hàng ngày như ăn, uống, vui chơi, giải trí v.v… Trong đó, có một mẩu so sánh về việc “uống cà phê” như sau:


Uống Cà phê



Ở Sài Gòn: thường uống cà phê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm

Ở Hà Nội: thường uống cà phê khi đi chơi vào buổi tối trước khi… đi ngủ



Nếu bạn gọi một ly nâu



Ở Sài Gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen

Ở Hà Nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa



Nếu bạn muốn uống cà phê sữa



Ở Sài Gòn: cho xin 1 ly bạc xỉu


Ở Hà Nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc xỉu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là… hâm.



Đọan so sánh về ly “bạc xỉu” làm sống lại trong tôi những quán cà phê Tàu, những quán cà phê đã làm nên một đặc tính “văn hóa cà phê” rất Sài Gòn. Thực ra, chữ “bạc xỉu”, gọi tắt của cụm chữ “bạc tẩy xỉu phé”. Mấy chữ đó là âm từ tiếng Quan Thọai, thứ tiếng Tàu khá phổ thông trong số những người Tàu sống ở Sài Gòn. Bạc là màu trắng, Tẩy là cái ly không, Xỉu là một chút, và Phé là cà phê. Rõ nghĩa hơn, đó là một thức uống theo ý khách hàng : Sữa nóng thêm một chút cà phê. Sữa đặc pha với nước sôi thường có mùi hơi khó uống, nên chút cà phê thêm vào sẽ làm cái mùi ấy mất đi. Ở những quán cà phê bình dân của người Tàu (những năm 50s, 60s, Sài Gòn đầy dẫy những quán cà phê bình dân kiểu này, chúng thường chiếm vị trí thuận lợi ở mỗi đầu con hẻm), khi khách hàng Việt gọi một món thức ăn, thức uống bằng tiếng Việt, phổ ky (người hầu bàn) thường có thói quen đứng từ bàn của khách nói vọng vào bếp (cũng được đặt ngay trong một góc gần ngay chỗ thực khách ngồi ăn uống) món thức ăn, uống ấy bằng tiếng Tàu. Dần dà, người khách Việt thuộc lòng món ăn, uống ưa thích bằng tiếng Tàu và sau đó, đã sử dụng luôn chúng trong lúc gọi thực đơn. Và từ đó, ngôn ngữ Việt đã đồng hóa một số từ thức ăn, thức uống trong tiếng Tàu thành ngôn ngữ riêng của mình, trong đó có từ “bạc xỉu”. Vì đó là đặc tính “văn hóa cà phê” riêng của Sài Gòn nên Hà Nội làm sao biết được. Ngay cả Sài Gòn bây giờ, có mấy người trẻ hiểu được thói quen của mấy ông bà lớn tuổi, vào quán cà phê bình dân đầu hẻm, khi vừa ngồi xuống đã vội kéo một chân lên ghế (đẩu), vừa lớn tiếng gọi “cho cái xây chừng coi !” (xây chừng : ly cà phê đen nhỏ), hay “sang”hơn một chút : “Phổ ky ! cho cái xây nại !” (xây nại : ly cà phê sữa nhỏ).

Để nói về “văn hóa cà phê” của Sài Gòn những năm đó, người ta cần cả một pho sách.

2. Nhưng, “văn hóa cà phê” là gì ? 

Để “nắm bắt” được khái niệm mơ hồ ấy, rất đơn giản. Một buổi sáng đầu thu nhàn rỗi nào đó, với chút không khí se lạnh đầu ngày, bạn mở cửa bước vào một nhà sách quen thuộc (Barnes & Noble chẳng hạn). Điều đầu tiên bạn chú ý là mùi cà phê ngào ngạt “quánh” lại giữa không gian, phát ra từ một góc (trái hoặc phải, hoặc ngay chính giữa) của tiệm. Đó là quán cà phê mang cái tên khá quen thuộc với người Mỹ: Starbuck hay có thể là một cái tên nào khác. Điểm chính là một quán cà phê nằm ngay trong tiệm sách. Khách đến mua sách (hay chỉ đến để xem “cọp” như các cô cậu sinh viên cần tài liệu nào đó cho homework của mình, hay đơn giản, thói quen đi dạo hàng sách của những con mọt chữ – như kẻ viết bài này) có thể cầm vài quyển sách của các tác gỉa quen thuộc, ngồi xuống một góc bàn, mua ly cà phê, vừa nhâm nhi vừa say mê trên những trang sách thánh hiền. Cà phê và sách vở. Hai thứ ấy thường đi chung với nhau. Nhiều văn hào lừng danh trên thế giới (như vợ chồng triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir) khi ngồi xuống bàn viết, ngòai xấp giấy trắng phải luôn luôn có ly cà phê nóng trước mặt.

Đôi vợ chồng triết học Jean Paul Satre thưởng thức cà phê như là một thói quen hàng ngày.
Từ thế kỷ 15, 16 ở Châu Âu đã xuất hiện khái niệm “văn hóa cà phê”, ám chỉ những quán cà phê thường có sự lui tới của các văn nghệ sĩ, các triết gia. Họ đến đó, trước hết như là nơi thường xuyên gặp gỡ hàng ngày, để ăn uống, trao đổi bàn bạc những bản thảo họ đang thai nghén, hay để chia sẻ những ý kiến riêng về các vấn đề văn hóa thời sự nóng hổi. Nhiều tác phẩm quan trọng có tầm vóc thay đổi thế giới đã ra đời từ những quán cà phê như thế. Franz Kapka, nhà văn gốc Do Thái, đã đọc lại bản thảo tác phẩm lừng danh “Hóa Thân” (Metamorphosis) tại quán cà phê Café Stefan ở Prague (thủ đô Tiệp Khắc). Tiệm cà phê cổ nhất ở Paris, khai trương năm 1686 (và đến nay vẫn còn họat động (?)), Le Procope, với vị trí thuận lợi tọa lạc gần hí viện La Comédie-Francaise, đã được sự chiếu cố đặc biệt của các nghệ sĩ, các nhà viết kịch (Molìere, Racine v.v..) nên đã tồn tại một thời gian kỷ lục.

Lịch sử về văn hóa cà phê tại châu Âu đã ghi nhận sự ra đời của gần 40 quán cà phê, đến nay vẫn còn họat động tại 20 thành phố, từ Budapest (Hung Gia Lợi) diễm lệ sang trọng đến một góc phố tồi tàn của St. Petersburg (Nga). Ở Sài Gòn, trước năm 1975, có quán cà phê La Pagode, nằm trên đường Tự Do (bây giờ là Đồng Khởi), chỗ đối diện với công viên Hòa nhạc phía bên kia đường, cũng là nơi tụ tập của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của miền Nam. Cái tên La Pagode đã có chỗ đứng rất trang trọng trong nhiều tác phẩm văn, thơ xuất bản cả trước lẫn sau 1975. Cũng từ quán cà phê Cái Chùa (La Pagode), một nhóm các nhà văn, nhà thơ lúc ấy đã “lăng–xê” mốt “trí thức thời thượng”: kính trắng và ống vố (pipe). Và tất nhiên, trước mặt phải có ly cà phê bốc khói, và cái lọ đựng những viên đường thẻ trắng tinh.

Một góc quán cà phê ở Pháp
Từ năm 1983, nước Mỹ, vốn bị các trí thức Châu Âu gọi mỉa mai là “anh trọc phú” (anh nhà giàu ngu dốt), đã xuất hiện hệ thống tiệm cà phê Starbuck, mà chỉ hơn 20 năm sau nó đã trở thành hiện tượng “văn hóa” đáng chú ý không những chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở các quốc gia có “nền văn hóa cà phê” lâu đời ở châu Âu. “Rót cả tâm hồn vào đáy cốc” (tôi muợn câu chuyển ngữ tuyệt vời của Trần Kiêm Đòan từ nhan đề quyển sách viết bởi người sáng lập nên hệ thống cà phê Starbuck : Pour Your Heart into It : How Starbucks Built a Company One Cup at a Time của Howard Schultz), đó là triết lý chảy qua từng giọt cà phê Starbuck sóng sánh. Thứ triết lý đi từ đáy cốc đến từng tế bào não bộ của khách mộ điệu đứng xếp hàng mỗi buổi sáng trước 12 ngàn quầy cà phê Starbuck có mặt khắp nơi trên thế giới, từ thành phố Wichita nhỏ bé ở một tiểu bang nông nghiệp quê mùa của nước Mỹ đến những khu phố tráng lệ của Nữu Ước, sang trọng của Seattle, cổ kính của Boston, đến cả thủ đô Paris, cái nôi của văn hóa châu Âu, thành trì kiêu hãnh một thời của giới trí thức châu Âu.



Ngày nay, khi nói đến văn hóa cà phê, người ta (giới trí thức châu Âu) đã không thể bỏ qua “văn hóa cà phê Starbuck”. Dù vậy, vẫn có kẻ ganh tị với anh “trọc phú Mỹ”, biện luận rằng Starbuck vốn có gốc gác từ một quốc gia châu Âu khác là Ý, mà người sáng lập ra nó là Howard Schultz đã mang nó về từ một chuyến du lịch thành phố Milan. Nhưng nếu không có anh trọc phú Mỹ nhúng tay vào thì liệu cái thứ cà phê có gốc gác từ Milan ấy đến nay có bao nhiêu người biết. Cũng như cái món Pizza (cũng có gốc gác từ Ý) lừng danh thế giới, nếu không được giới thiệu đầu tiên ở nước Mỹ từ một cái Lều (Hut) nằm khiêm tốn trong một khu hẻo lánh của khuôn viên trường Đại Học Wichita State University (Wichita –Kansas) năm 1958 thì ngày nay mấy ai biết đến Pizza Hut. Mặt khác, phải khâm phục óc sáng tạo kinh tế nhưng lại mang màu sắc văn hóa của những người đầu não Starbuck. Họ đã kết hợp thành công hai tính cách tưởng chừng như đối nghịch nhau, như sao Hôm, sao Mai không bao giờ gặp. Đó là tính cách khoan thai, tà tà, nhàn nhã của châu Âu, biểu tượng qua những giọt cà phê phin (filter) chậm rãi vào buổi đầu ngày và tính cách “Fast Food” của người Mỹ, mọi chuyện đều phải “ăn liền” (instant), ngay tức thì, kể cả ly cà phê buổi sáng, biểu tượng qua bình cà phê Folgers hay Maxwell đầy ắp đủ uống cho nhiều người chỉ trong 1, 2 phút sau khi bấm nút máy pha (coffee maker). Hãy thử so sánh, khỏang thời gian trung bình của một người Mỹ từ lúc họ ghé xe vào trạm “Drive-thru” để đặt mua bữa ăn trưa cho đến khi họ trả tiền và nhận gói thức ăn từ tay người bán : từ 2 cho đến 4 phút. Có khi nhanh hơn : dưới 2 phút. Bây giờ, trong những buổi sáng ngày làm việc, họ sẵn sàng đứng xếp hàng chờ mua ly cà phê Starbuck với khỏang thời gian chờ đợi từ 7 đến 15 phút. Có thể nói, với ly cà phê Starbuck, người Mỹ đã “tự điều chỉnh” nhịp độ hối hả của họ, và sống “nội tâm” hơn.

Nói cách khác, cà phê, ngòai tính cách “văn hóa” còn đóng vai trò tác động vào lối sống (lifestyle). Nó có thể làm trì trệ thêm lối sống vốn đã trì trệ của một số người, nhưng cũng có thể có tác dụng tích cực, như ly cà phê Starbuck và lối sống Mỹ.

3.
Sáng nay cà phê một mình
Sài Gòn chợt mưa chợt mưa
(Cà phê một mình- Ngọc Lễ)

Câu hát thật dễ thương. Lại nhớ đến Sài Gòn và những quán cà phê buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Người Sài Gòn lúc nào cũng uống cà phê được. Bạn bè gặp nhau là rủ nhau ra quán cà phê. Tình nhân hẹn hò là lấy điểm hẹn ở một quán cà phê quen thuộc. Giới làm ăn hẹn nhau ra quán cà phê để trao đổi những điều cần thỏa thuận cho công việc mà các bên cùng quan tâm. Ngay đến hình thức quán cà phê cũng đã rất đa dạng. Từ quán cóc vỉa hè có thể bắt gặp ở bất cứ góc đường nào của thành phố, đến những quán cà phê Tàu có bình trà bằng thiếc to tướng (ngày xưa chúng tôi hay gọi đùa là trà Thiếc Quan Âm), rồi đến những quán cà phê lộ thiên trang nhã dưới một gốc cổ thụ (như cà phê Bạch Tùng Diệp đối diện với Dinh Gia Long cũ), những quán cà phê cửa kính có máy lạnh, có nhạc Trịnh Công Sơn. Đó là Sài Gòn ngày xưa, với không khí văn hóa cà phê, trí thức hay bình dân tùy theo hình thức của quán.

Văn hóa cà phê Việt hình thành cũng được ngót nghét 1 thế kỷ. Ảnh chụp cà phê vỉa hè Sài Gòn năm 1961.

Dù bình dân hay trí thức, thì không khí của quán là thứ không khí mà, nói theo nhà văn quá cố Hòang Ngọc Tuấn, ở nơi đó ai cũng quen nhau. Ở đó, những người khách xa lạ ngồi cùng bàn (thậm chí khác bàn) có thể nói chuyện với nhau tự nhiên như đã quen nhau từ trước. Ở đó, một bác xích lô có thể tranh luận kịch liệt với ông giáo sư trung học về một sự kiện thời cuộc nào đó vừa được đăng trên nhựt trình (báo ngày). Kể cả những lời ta thán, rủa xả một cách hành xử mất lòng dân của chính quyền đương thời v..v…

Nói cách khác, thời đó, quán cà phê là một bức tranh xã hội sinh động, giúp những người thực sự quan tâm đến dân chúng bắt mạch được nhu cầu đích thực của một thành phần công chúng.

Ngày nay, theo lời của nhiều người am hiểu trong nước, quán cà phê vẫn là một hình thức sinh họat văn hóa, nhưng phức tạp hơn, đa dạng hơn và “trần tục” hơn.

Dân Sài Gòn bây giờ gọi những hình thức khác nhau của những quán cà phê là “phong cách”. Phong cách càng lạ, càng sang trọng, càng thu hút khách. Vẫn còn những quán cà phê vỉa hè, nhưng “phong cách nghèo nàn, bình dân” ấy không phải là đầu đề để dân sành điệu cà phê Sài Gòn chuyện trò bù khú. Phải là quán cà phê Panorama tọa lạc ở từng thứ 33, từng cao nhất, của Sài Gòn Center. Người ta đến đây không phải để uống cà phê, mà là để mua chỗ ngồi ngắm thành phố từ trên cao chót vót. Hay cà phê Skyview tại tầng thứ 13 của Diamond Plaza (khu gần Vương Cung Thánh Đường), nơi dành cho những vị khách chuộng không gian lịch sự, lặng lẽ. Hoặc cà phê Highlands dưới chân tòa nhà Metropolitan ở đường Tự Do. Chỉ cần ngồi ở đây một hai tiếng đồng hồ, người ta có thể bắt đúng được nhịp tim đập của thành phố. Từ bảnh sáng đến khuya khoắt mịt mù, hiếm khi nào quán vắng khách. Có mặt đủ lọai các celebrities (những người nổi tiếng) ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu, đại gia, công tử, dân chơi v.v… Ở những quán cà phê “đầy phong cách” như thế, không khí của nó là biểu hiện cho một lối sống, chắc hẳn là không thuộc về đại đa số người dân kiếm ăn từng bữa. Vì thế, khi nói về văn hóa cà phê, người ta vẫn phải nhìn vào những nơi tụ họp đông đảo giới lao động cùng với những lo âu, vui buồn bày tỏ trong lúc họ ngồi nhâm nhi ly cà phê với giá cả phải chăng.

Ở Hà Nội, trước đây cũng có những quán cà phê ra đời từ những năm 50s như cà phê Giảng, cà phê Nhân. Cà phê Giảng, theo lời những người lớn tuổi, là điển hình cho cà phê phố cổ Hà Nội. Cà phê Nhân, năm 1954 đã di cư vào Sài Gòn, và mở lại ở một căn nhà nhỏ xinh xắn mặt tiền đường Lý Thái Tổ, kế bên tiệm phở Tàu Bay và gần nhà thờ Bắc Hà. Sau này, theo giới sành điệu cà phê của Hà Nội, đất ngàn năm văn vật có thêm các quán cà phê đầy “phong cách văn hóa trữ tình và lãng mạn” như cà phê Ánh ở đường Quán Sứ, chung quanh tường được trang trí bằng những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hòai Linh, hay cà phê Lâm, cà phê Tùng Hậu cũng trang trí bằng những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam. Và cũng như Sài Gòn, Hà Nội không thiếu những quán cà phê nhạc sống, dưới hình thức nhạc thính phòng.

Xem ra, văn hóa cà phê của Sài Gòn, của Hà Nội cũng không thiếu những đặc trưng cơ bản của văn hóa cà phê thế giới.

4.
Trong ly cà phê có hương vị của cuộc sống. Vì cà phê vốn đắng, nên người ta phải cho thêm đường. Bỏ bao nhiêu đường, thì lại tùy khẩu vị mỗi người. Giới sành điệu bảo rằng, chớ nên hâm lại cà phê nguội, vì sẽ làm vị cà phê đắng thêm. Cũng như hãy để những gì thuộc về quá khứ lãng quên trong quá khứ, đừng khơi lại, chỉ chuốc lấy thêm nhiều dư vị không lấy gì làm ngọt ngào.


Văn hóa cà phê còn nhắc nhở người ta rằng, hãy uống cà phê khi ly cà phê còn nóng, tức là hãy sống hết mình cho hiện tại. Đừng bận tâm ngỏanh mặt nhìn ngày hôm qua, đừng cố kiễng chân nhìn về ngày sắp tới, vì làm thế chỉ khiến ly cà phê trước mặt nguội dần, mất ngon.

Triết lý cà phê cũng ngụ ý rằng, cuộc đời đôi khi đắng chát như một ly cà phê đen thiếu đường. Nhưng cà phê đắng còn có hộp đường bên cạnh. Còn cuộc đời chẳng may chát đắng, thì phải làm sao ?

Lại nhớ câu thơ được nghe từ những ngày còn lưu đầy đất Bắc. Nói lên cảnh ngộ của vợ những người tù cải tạo năm xưa.

Cà phê đắng cho thêm đường thì ngọt.
Đời đắng cay em biết bỏ thêm gì ?

Văn hóa cà phê thật đa dạng. Triết lý cà phê cũng đủ sâu để luận bàn. Vậy, xin mời bạn, chúng ta hãy “rót cả tâm hồn vào đáy cốc… cà phê”. Hay, nếu ly cà phê đời của bạn đã có quá đủ chất đắng, thì chúng ta vẫn có thể thưởng thức vị ngọt của ly bạc xỉu, với một chút cà phê đen trong ly sữa trắng, như một chút mặt trời trong ly nước lạnh của Francoise Sagan.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.