tháng 3 2014

Bạn muốn tăng cường khả năng sáng tạo của mình? Hãy bắt đầu bằng việc làm rối tung mọi thứ lên.


Theo nghiên cứu của nhiều trường đại học trên thế giới, một văn phòng bừa bộn và 5 yếu tố khác dưới đây lại tác động tốt cho sự phát triển khả năng sáng tạo của bạn.

1. Bàn làm việc bừa bộn

Một nghiên cứu của ĐH Minnesota đã chỉ ra rằng những người làm việc trong căn phòng lộn xộn có khả năng sáng tạo nhiều hơn những người làm việc ở các văn phòng được sắp xếp gọn gàng. Sự lộn xộn giúp bạn nhìn mọi thứ theo một hướng khác. Nhờ Alexander Fleming bất cẩn để quên cho các đĩa cấy vi khuẩn của mình bị mốc mà chất kháng sinh penicillin đã vô tình được tìm ra sau.

Vì vậy, đừng phí thời gian sắp xếp lại bàn làm việc của bạn làm gì, bởi ẩn trong sự bừa bộn là cảm hứng tuyệt vời cho sáng tạo.

2. Không gian xanh dương

Trong khi đó, Đại học British Columbia tập trung nghiên cứu hai màu chính thường xuất hiện trong các quảng cáo là màu đỏ và màu xanh. Theo đó, màu đỏ giúp con người gia tăng sự tập trung vào việc nắm bắt các chi tiết và màu xanh là màu tốt nhất để phát huy sự sáng tạo của não bộ.

Qua thử nghiệm, số lượng ý tưởng mới do những người làm việc trong môi trường toàn màu xanh nghĩ ra nhiều gấp 2 lần so với môi trường làm việc thông thường. Bên cạnh đó, không gian có màu xanh yên tĩnh như biển cả, bầu trời sẽ tạo cho con người cảm giác yên tâm để có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của mình.

3. Tình trạng kiệt sức

Nếu bạn muốn làm việc với năng suất cao, bạn nên làm việc vào lúc bạn tỉnh táo nhất. Nhưng khi muốn sáng tạo thì bạn nên quẳng hết mọi sự tỉnh táo ấy đi. Bởi trạng thái mệt mỏi và mất tập trung là sự cộng hưởng tuyệt với nhất cho não sáng tạo.

Lúc này não trạng của bạn thường xuyên bay bổng, lan man. Nó sẽ tạo động lực cho bạn tìm ra những giải pháp đơn giản hơn để giải quyết các vấn đề cũ. Bạn sẽ khó đến gần với các ý tưởng mới tiềm năng nếu trí não tỉnh táo hoàn toàn.

4. Tiếng ồn từ quán cà phê

Nghiên cứu từ Đại học British Columbia và Đại học Virginia cho biết những tiếng ồn vừa phải tại các quán cà phê tạo ra sự kích thích những suy nghĩ sáng tạo bên trong mọi người. Mức lý tưởng nhất, theo các nhà nghiên cứu, là vào khoảng 70 decibel (gần xấp xỉ âm thanh của động cơ của xe máy).

Lần sau khi đến quán cà phê, bạn nên ngồi lại lâu một chút để tìm cảm hứng sáng tạo.

5. Thiền định

Việc tạm ngừng suy nghĩ một thời gian ngắn sẽ giúp não tái tạo sức sáng tạo. Thiền định giúp nối liền các mạch suy nghĩ bên trong não bằng cách nới lỏng những kết nối của bộ phận trung gian ở phần vỏ não phía trước trán. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Leiden (Hà Lan) tìm ra rằng, cách thiền định ở tâm thức quan sát mở, tức là tập trung vào cả những nguồn năng lượng bên trong lẫn bên ngoài, sẽ giúp con người phát kiến ra nhiều giải pháp mới cho các vấn đề đang gặp phải.

6. Vận động mạnh

Tập thể dục không phải chỉ tốt cho cơ thể mà còn cho cả trí não. Nghiên cứu tại trường Cao đẳng Rhode Island đã làm bài kiểm tra về sự sáng của những người tham gia, sau khi để họ thực hiện vài bài tập thể dục vận động. Kết quả là người tham dự suy nghĩ sáng tạo hơn sau khi vận động đổ mồ hôi. Vì vậy hãy xem xét lại nếu bạn đã hoặc đang có ý định từ bỏ mục tiêu tập thể dục năm nay.

Theo LÂM NGHI

Nhờ 2 cuộc chiến tranh thế giới, đồng hồ đeo tay đã có cơ hội phát triển mạnh mẽ



Từ nhiều thế kỉ trước khi Rolex ra đời, Thụy Sĩ đã rất nổi tiếng với những chiếc đồng hồ tinh xảo cùng những thợ chế tạo đồng hồ bậc thầy.

Thế nhưng, lai lịch của thương hiệu này lại rất đặc biệt. Tiền thân của hãng Rolex được thành lập tại Anh, người sáng lập cũng không phải người Thụy Sĩ và cũng chẳng phải thợ làm đồng hồ.

Câu chuyện dưới đây được lược trích từ cuốn sách Swiss Made của tác giả James Breiding. Cuốn sách là một tập hợp rất nhiều câu chuyện về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ và được phát hành tại Việt Nam bởi Alphabooks.



Nhạy bén thời thế

Năm 1905, Hans Wilsdorf - một doanh nhân người Đức và Alfred Davis - một nhà đầu tư người Anh đã sáng lập nên Wilsdorf & Davis, một hãng kinh doanh đồng hồ tại London. Wilsdorf là người rất nhạy bén với thời trang và ông nhận ra kiểu áo gi-lê dành cho nam giới đã lỗi thời. Từ đó, ông cũng dự đoán kỷ nguyên của đồng hồ bỏ túi (cất trong túi áo gi-lê) sẽ sớm chấm dứt.

Điều này đồng nghĩa với việc Wilsdorf & Davis phải tìm kiếm những chiếc đồng hồ cỡ nhỏ có thể đeo trên cổ tay. Hợp tác với một nhà sản xuất tại Thụy Sĩ, Wilsdorf quyết định đặt tên cho sản phẩm mới là Rolex và chính thức đăng ký vào năm 1908.

Đây là nước cờ rất mạo hiểm vì cho đến thời điểm đó, các hãng đồng hồ hàng đầu chỉ sử dụng tên họ của người sáng lập làm tên thương hiệu.

Hans Wilsdorf - cha đẻ của Rolex

Để hiện thực hóa giấc mơ thay thế đồng hồ bỏ túi bằng đồng hồ đeo tay, Wilsdorf vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật phải giải quyết. Để hoạt động tốt khi đeo tay, chiếc đồng hồ phải thích nghi được với nhiều chuyển động và hứng chịu nhiều lực tác động hơn chiếc đồng hồ để trong túi áo cũng như chịu tác động từ môi trường như gió bụi và nước. Những chiếc đồng hồ đeo tay tốt nhất thời đó cũng có sai số đến 2 giờ mỗi ngày.

Wilsdorf không phải một thợ làm đồng hồ, ông là một doanh nhân, nhưng với kỳ vọng rõ ràng và trực giác nhạy bén với thị trường, ông đã làm nên lịch sử của một sản phẩm vẫn được coi là đỉnh cao đến tận ngày nay.

Năm 1910, Wilsdorf đã đủ tự tin để đem chiếc đồng hồ đeo tay của mình đến kiểm định tại Văn phòng Kiểm định Đồng hồ tại Geneva. Các chuyên gia tại đây đã vô cùng ngỡ ngàng vì cho đến thời điểm đó, hội đồng kiểm định chỉ mới thẩm định các loại đồng hồ bỏ túi và đồng hồ bấm giờ đi biển.

Mặc dù vậy, sau 2 tuần, chiếc đồng hồ đã nhận được Chứng nhận Đồng hồ Bấm giờ. Đến năm 1914, Rolex nhận được chứng nhận tương tự tại Anh, đây là một điều kiện cần thiết để thương mại hóa sản phẩm.

Cơ hội từ chiến tranh

Bước đột phá lớn nhất đối với đồng hồ đeo tay không phải là tiến triển về công nghệ mà là sự thay đổi nhu cầu của thị trường do ảnh hưởng của chiến tranh.

Thế Chiến thứ nhất (1914-1918) đã chứng kiến sự hiện diện lần đầu của hàng loạt vũ khí tối tân như xe tăng hay máy bay chiến đấu. Trên chiến trường, chiếc đồng hồ đeo tay cũng trở thành vật bất ly thân của các binh sĩ.

Tuy các loại đồng hồ cỡ nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 1850 nhưng hầu như chỉ có các y tá thường xuyên sử dụng chúng nhằm kiểm tra mạch đập của bệnh nhân. Nó cũng được xem là vật dụng dành cho “phái đẹp” trên thị trường.

Nhưng bất ngờ thay, binh sĩ trong các chiến hào và các phi công lại có cách nghĩ khác. Nguyên nhân là chiếc đồng hồ trên cổ tay có thể cứu tính mạng họ. Cùng với radio, đồng hồ đeo tay được xem là thiết bị tối quan trọng nhằm điều động quân đội trên khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nguy cơ kẻ thù xâm nhập cũng được tính toán bằng cách quan sát chiếc kim giây di chuyển từ điểm ánh sáng phát ra từ họng pháo đến khi có tiếng nổ. Nhờ chiến tranh mà nhu cầu với đồng hồ đeo tay tăng vọt.

Khi chiến tranh kết thúc, chiếc đồng hồ đeo tay đã trở thành biểu tượng của bản lĩnh đàn ông và sản phẩm này lại được thiết kế ngày càng mạnh mẽ hơn qua nhiều thập kỷ.

Năm 1919, Wilsdorf đóng cửa văn phòng Rolex tại London và chuyển đến Geneva (Thụy Sĩ) nơi ông đánh là địa điểm thích hợp để phát triển các loại đồng hồ kiểu cách và tinh xảo. Kể từ lúc này, toàn bộ các hoạt động thiết kế, sản xuất của Rolex đều nằm tại Thụy Sĩ.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Rolex tiếp tục nhận được sự tin tưởng của các phi công Anh Quốc cũng như các phi công Mỹ, một cơ hội tốt giúp công ty vươn tới thị trường Mỹ sau chiến tranh.

Khẳng định đẳng cấp

Không bằng lòng với những thành công đã có, Wilsdorf luôn muốn cải tiến Rolex thành một chiếc đồng hồ tuyệt hảo. Và ông cũng luôn nhạy bén với các cơ hội quảng bá sản phẩm của mình.

Năm 1927, khi Wilsdorf hay tin một người thợ đánh máy mất việc tên là Mercedes Gleitze dự định trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua kênh đào Anh, ông đã tặng cô một chiếc Rolex Oyster – dòng sản phẩm chống bụi và chống nước mới được chế tạo.

Khi Gleitze hoàn thành hành trình sao 15 giờ bơi, đồng hồ của cô vẫn chỉ giờ chính xác. Đó là một thắng lợi hoàn mỹ của Wilsdorf. Ông liền mua toàn bộ trang nhất của tờ Daily Mail London để quảng bá cho thành tích của Gleitze và tất nhiên là cả chiếc đồng hồ Rolex nữa.
Gleitze thực hiện hành trình với chiếc Rolex Oyster

Năm 1960, Rolex đã bố trí để đồng hồ của họ được gắn lên thân chiếc tàu lặn Trieste khi chiếc tàu này lặn xuống độ sâu gần 11 nghìn mét tại vực Marianas. Chiếc đồng vẫn “sống sót” khi hứng chịu áp suất khủng khiếp ở dưới đáy đại dương. Khi đạo diện James Cameroon thực hiện một cuộc thám hiểm tương tự vào năm 2012, một chiếc Rolex đặc biệt cũng được trang bị.

Trải qua cả thế kỷ tồn tại, Rolex hiện trở thành một trong những thương hiệu xa xỉ giá trị nhất thế giới.
Theo đánh giá năm 2013 của Brandz, giá trị thương hiệu của Rolex đạt 7,9 tỷ USD, chỉ đứng sau Louis Vuitton, Hermès, Gucci và Prada trong phân khúc thời trang xa xỉ. Còn theo Forbes, giá trị của Rolex ở mức 7,4 tỷ USD với doanh số hàng năm khoảng 4,5 tỷ USD.

Hiện quyền sở hữu Rolex thuộc về Hans Wilsdorf Foudation, một tổ chức từ thiện do Wilsdorf lập ra và để lại tất cả tài sản của mình.

Kiến Khang

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn - Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân Sài Gòn vẫn quen miệng gọi là xe “cóc” hoặc "con bọ".

Bến Bạch Đằng ngày ấy, một trong những bãi đậu taxi cóc nổi tiếng của Sài Gòn xưa.
Cụ Trần Mẫn (79 tuổi) một dân gốc Sài Gòn “chính hiệu” cho biết: “Đến giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của chiếc taxi cóc có màu xanh dương và màu vàng kem. Những năm 1960 – 1970 đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe này, ngày đó chỉ có những người giàu có mới sử dụng phương tiện này, vì giá cũng khá đắt đỏ. Sau giải phóng, những chiếc taxi này hầu như bị "tuyệt chủng" không còn xuất hiện trên đường nữa”.




Những chiếc taxi lúc đó khá nhỏ và có kiểu dáng như con cóc. Chú Hòa (65 tuổi, ở quận 1), một tài xế taxi năm 1970 chia sẻ: “Tôi lái taxi lúc đó 21 tuổi, cũng vào những năm tháng huy hoàng cuối cùng của những chiếc xe taxi con cóc. Lúc đó, bến Bạch Đằng là điểm đậu rất nhiều taxi, thời đó taxi không được trang bị bộ đàm, không có tổng đài như bây giờ, nên phải chạy lòng vòng để đón khách.



"Hằng đêm, chúng tôi hay đậu xe gần các rạp hát cải lương để đón khách. Những chiếc taxi thời kỳ này đa phần là của tư nhân nhập từ Pháp về Việt Nam, sau đó được đăng ký và cấp phát số hiệu. Số hiệu được in lớn hai bên cửa, khách muốn đi taxi phải ra đường chờ xe chạy ngang qua rồi vẫy tay để gọi, hoặc ra tận những nơi đậu xe. Đi taxi thời bấy giờ chỉ tính tiền km, không tính tiền chờ như hiện nay”, chú Hòa kể.



Taxi "con cóc" thời đó đặc trưng nhất là những chiếc xe mang tên Renault 4CV, do Pháp sản xuất đại trà từ năm 1947. Đây là chiếc Renault 4CV mang số hiệu Taxi – 1541, một trong số ít những chiếc taxi còn sót lại tại Sài Gòn và đang được phục chế sau hơn 30 năm “mất tích”.



Theo một thợ chuyên phục chế lại xe cũ, sau một thời gian bị lãng quên, hiện nay một số chiếc taxi xưa đang được phục hồi nguyên trạng, để phục vụ du lịch và dành cho những người muốn tìm lại chút hoài niệm về Sài Gòn xưa.



Anh Dũng, một nhà sưu tầm đồ cổ đã tìm và phục dựng thành công chiếc taxi Renault 4CV này. Anh cho biết sẽ đưa chiếc xe đến những địa điểm mà nó đã từng đậu và đón khách.



Cũng theo anh Dũng, chiếc taxi xưa hiện anh đang sở hữu được người bán lại cho biết, nó được cấp lại biển số sau giải phóng.



Đồng hồ tính tiền, đây là một loại đồng hồ cơ học cũng sản xuất từ Pháp, được trang bị trên taxi thời đó hiện vẫn còn nguyên vẹn trên chiếc xe đang được phục chế.



Một nét văn minh Sài Gòn xưa, hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền “Không bỏ rác xuống đường” để giữ đường phố sạch đẹp.



Thời đó, chủ nhân của xe được khắc tên, địa chỉ lên một tấm bảng gắn trên xe. Chiếc xe này thuộc về người chủ tên Lê Thị Mười, đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1.



Tại Sài Gòn hiện nay đang có một số chiếc taxi cóc được phục chế nguyên trạng và phục vụ cho thuê chụp hình, du lịch tại nội thành TP.HCM. Giá thuê những chiếc xế này còn đắt hơn cả giá thuê xế mới hiện đại, khoảng 2-3 triệu cho 3 giờ chụp hình.

Theo Zing

































Cạnh tranh trên thị trường cà phê hòa tan Việt Nam tiếp tục nóng lên với sự xuất hiện của các sản phẩm mới cũng như sự tham gia của một số doanh nghiệp mới đến từ nước ngoài.



Tập đoàn Dao Heuang Group (DHG) - nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất của Lào - đã bắt đầu chính thức đặt dấu chân của mình tham gia thị trường cà phê Việt Nam thông qua việc chọn Công ty cổ phần Ngôi Sao Xanh (Blue Star) làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam.

Theo bà Boonheuang Litdang, Phó Chủ tịch của DHG, cho rằng dù thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp mới và DHG tin tưởng có thể cạnh tranh tốt ở Việt Nam.

Mặt khác theo bà Litdang, hiện nay thị trường cà phê hòa tan trong nước chủ yếu là cà phê robusta, trong khi Dao Heuang chuyên sản xuất cà phê arabica 3 in 1 (ba trong một) nên sẽ mang lại một hương vị mới cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, theo ông Trần Xuân Định, Tổng giám đốc Blue Star, Blue Star sẽ đưa sản phẩm cà phê Dao vào kinh doanh ở khoảng 60.000 điểm bán hàng tại các hệ thống siêu thị, các cửa hàng và đại lý cà phê trong cả nước.

Blue Star đặt mục tiêu doanh số kinh doanh sản phẩm cà phê Dao tại thị trường Việt Nam trong năm 2014 sẽ trên 5 triệu đô la Mỹ.

Cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu cà phê hòa tan tại Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nguội. Để giữ thị phần, các doanh nghiệp liên tục đưa ra thị trường sản phẩm mới, đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi trực tiếp đến người tiêu dùng.

Có thể thấy độ nóng bỏng của cuộc cạnh tranh trên thị trường này đang diễn ra khá khốc liệt giữa những tên tuổi lớn trong ngành như Nestlé, Vinacafé Biên Hòa và Trung Nguyên …

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cả trong và ngoài nước cũng tham gia cuộc chơi cà phê hòa tan. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, ở Việt Nam hiện tại có hơn 20 công ty sản xuất cà phê hòa tan. Hiện tại, thị phần của năm 2013 chưa được cập nhật.

Tuy nhiên, theo Cộng đồng khảo sát trực tuyến Vinaresearch (Công ty W&S), nhãn hiệu đang được sử dụng nhiều nhất là Trung Nguyên chiếm 26,3% thị trường; Vinacafé Biên Hòa, 22,8% và Nestle, 21,7%.

Mặc dù 3 vị trí dẫn đầu không có nhiều xáo trộn nhưng miếng bánh của 3 ông lớn này đã giảm đáng kể, đánh dấu sự xâm lấn của các nhãn hàng mới. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất cà phê rang xay trong nước cũng đã cho ra đời các sản phẩm cà phê hòa tan như Thu Hà, Mê Trang, Phú Thái…

Một số siêu thị cũng làm nhãn hàng riêng của mình như Big C có nhãn hiệu Big C, còn Metro có nhãn hiệu Fine Good cà phê hòa tan hay Rioba từ Ý, thương hiệu riêng của Metro. Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các sản phẩm cà phê trong nước mà các sản phẩm này, dù có lợi thế về giá, nhưng còn phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh từ các thương hiệu từ nước ngoài.

Thị trường cà phê hòa tan được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng. Theo nghiên cứu mới nhất của Nielsen Việt Nam, năm 2012 ngành cà phê hòa tan tăng đến 34% về giá trị so với năm 2011.
Con số này chỉ vào khoảng 7,9% vào năm 2003-2008, theo nghiên cứu của Euromonitor.
Theo Gia Miêu

Sự kết hợp giữa tỷ phủ cà phê và nữ hoàng talk show tạo ra sản phẩm trà với thương hiệu Oprah Chai Tea, sẽ được bán tại các cửa hàng Starbucks và cửa hàng Teavana của công ty.



Sự kết hợp giữa tỷ phủ cà phê và nữ hoàng talk show tạo ra sản phẩm trà với thương hiệu Oprah Chai Tea, sẽ được bán tại các cửa hàng Starbucks và cửa hàng Teavana của công ty.

Oprah cho biết bà đã dành thời gian làm việc với các chuyên gia về trà của Starbucks để tạo ra sự kết hợp đặc biệt này. "Tôi nghĩ chúng tôi đang đi đúng hướng", Oprah lạc quan nhận xét.

Số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trà này sẽ được dành cho các hoạt động từ thiện giúp đỡ giáo dục thanh thiếu niên.

Theo phát biểu của Schultz tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào thứ 4 vừa qua, đây là lần đầu tiên Oprah cho mượn tên của bà để trở thành một thương hiệu.

Starbucks mua chuỗi cửa hàng kinh doanh trà Teavana vào năm ngoái với giá 260 triệu USD.

Oprah Chai Tea có thành phần chính gồm quế, gừng, bạch đậu khấu, đinh hương, và sẽ có mặt tại thị trường trong 2 tuần tới trước dịp ngày của mẹ vào tháng 5.

Những người đã có đóng góp to lớn cho toàn nhân loại.

Trong bất cứ thời kì nào, các nhà khoa học luôn được coi trọng. Họ là những người rất quan trọng đối với nhân loại bởi những phát minh, công trình nghiên cứu. Những phát minh lớn có thể nói tới như điện, bóng đèn, thuyết tương đối … Tuy nhiên, không phải tất cả những thành quả đều có được ngay lập tức. Việc nghiên cứu khoa học là một quá trình dài lâu, đòi hỏi nhiều hi sinh và cũng cần thời gian để được ghi nhận. Và để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, genk xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/ lĩnh vực của họ.

1. Albert Einstein



Người đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối. Đây được coi là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1921. Trong suốt cuộc đời mình ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học. Có một điều thú vị rằng 3 tuổi Einstein mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi - khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học.

2. Isaac Newton



Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với giai thoại quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh sau đó được gửi lên thành phố để học tiếp trở thành một luật sư. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, quảng học và cả thiên văn học.

Ông rất tài năng và đã đặt ra được những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng , nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cũng Leibniz đã cùng nhau phát triển phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Nhiều đánh giá khác cho rằng Newton chứ không phải Einstein mới là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.

3. Galileo Galilei




Trước thời đại của Newton khoảng gần 200 năm, nhà khoa học nổi tiếng nhất bấy giờ là Galilei. Ông là một nhà thiên văn học, vật lý học, toàn học và triết học người Ý. Ông đã có những đóng góp rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Về thiên văn, ông đã có những cải tiến cho kín thiên văn và là người ủng hộ chủ nghĩa Copernicus.

Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn .

Sự bênh vực của Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle , và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã .

4. Charles Robert Darwin




Darwin là một nhà nghiên cứu người Anh nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Chúng ta thường biết tới ông qua lý thuyết chọn lọc tự nhiên – lời giải thích chính yếu cho quá trình tiến hóa của con người. Đây được coi là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Cuộc đời ông dành cho khoa học, ông đã mất 5 năm đi vòng quanh thế giới để có thể nảy sinh và chứng minh được sự hợp lý trong công trình của mình. Ban đầu công trình này gây ra tranh cãi với giáo hội tuy nhiên cuối cùng nó cũng được cả thế giới khoa học chấp nhận.

5. Aristotle




Tiếp tục trong danh sách là khoa học Hy lạp cổ đại Aristole. Lĩnh vực nghiên cứu của ông cũng được trải dài từ vât lý học, siêu hình học, lý luận học, ngôn ngữ học tới cả những vấn đề như thơ văn, kịch nghệ, âm nhạc … Ở thời điểm của mình, cùng với Platon và Socrates, ông là trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin , đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Số lượng sách ông để lại cũng rất lớn với đủ các thể loại tuy nhiên số lượng còn lại đến bây giờ là rất ít.

6. Thomas Edison




Không nhà khoa học nào trong lịch sử đạt được thành tựu được cấp bằng sáng chế với số lượng lên tới hơn 1000 sản phẩm như Edison. Ông không chi là một nhà sáng chế đại tài mà cũng là một thương nhân tài năng. Thực tế rằng có nhiều phát minh ý tưởng ban đầu không phải là của ông nhưng sau khi được ông thay đổi và sáng tạo lại đã thành công (điển hình là bóng đèn). Không những vậy nhiều công trình sáng tạo cũng là tác phẩm của nhiều người làm việc cho ông. Thời đi học, ông nổi tiêng với tính cách hiếu kì và sự … ốm yếu.

7. Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta




Tiếp theo trong danh sách là một bá tước người Ý. Ngay từ nhỏ ông đã say mê khoa học tự nhiên, khi trưởng thành ông trở thành giảng viên vật lý và triết học tại quê hương. Từ sau những năm 1765, ông bắt đầu quan tâm đến hiện tượng tĩnh điện, nghiên cứu về nó và cho đến năm 1769 cuốn sách về tĩnh điện của ông đã được ra mắt: " Về sự hấp dẫn của điện " giải thich về một số hiện tượng tĩnh điện.vào năm 1776, ông là người đầu tiên phát hiên ra khí Mêtan . Sau đó một thời gian ông phát minh ra pin điện. Đơn vị điện thế Volt được đặt theo tên của ông.

8. Stephen Hawking



Sau Albert Einstein, người ta không hi vọng có thêm một thiên tài khoa học xuất chúng xuất hiện trong thế kỉ 20 nữa. Tuy nhiên Stephen Hawking đã xuất hiện và trở thành điểm sáng. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả của nhiều công trình khoa học tiêu biểu là lý thuyết kì dị hấp dẫn và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ. Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung; cuốn “ Lược sử thời gian ”. Ông bị một căn bệnh hiểm nghèo và chỉ có thể giao giếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.

9. Louis Pasteur



Tiếp theo trong danh sách là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp – Louis Pasteur. Lĩnh vực của ông là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học y khoa mà nghành học cua ông là Văn và Toán. Sau này ông có teo học cả hóa học, vật lý và thinh thể học. Nhà khoa học này có rất nhiều thành tự khoa học liên qan tới nhiều các lĩnh vực khác nhau như tinh thể học, phát hiện nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men, các công trình nghiên cứu về bia và rượu vang, một số bệnh của động vật (chứng nhiễm trùng, điều trị dự phòng bệnh dại). Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đường phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị.

10. Jagadish Chandra Bose



Đây là một nhà khoa học Ấn Độ. Ông vừa là nhà vật lý, sinh vật học, thực vật học, khảo cổ học lừng danh tế giới. Ông đã có những thành công lớn đối với radio và lò vi sóng. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917.

Theo GenK

Sau nhiều năm nghiên cứu về cà phê, văn hóa uống cà phê của người Việt kết hợp với công nghệ sản xuất và pha chế của Ý, Cuckoo Coffee cho ra ra sản phẩm cà phê sạch, với nguyên liệu chính là cà phê Arabica của vùng Cầu đất Lâm Đồng.



Khi những du mục bộ lạc của vùng Kaffa, vương quốc Ả Rập, nhận thấy đàn dê của mình bỗng chạy nhảy khắp nơi sau khi ăn phải quả của một loại cây lạ, có lá xanh sáng, hoa trắng thơm ngát, quả chín đỏ là khi nhân loại bắt đầu biết đến Cafe.

Từ vùng hoang mạc xa xôi, Café ngày nay đã có mặt và được đón nhận trên toàn thế giới. Đơn giản, Cafe không chỉ là thức uống cho dạ dày, Café chuyên chở một triết lí, một tư tưởng sống, Café là biểu hiện sinh động cho tri thức, là người đồng hành xuất sắc.

Có gần 3 tỷ người yêu và đam mê Café trên toàn cầu, xuyên tôn giáo, văn hóa, địa lý, thể chế chính trị. Đây là một lực lượng sáng tạo hùng hậu nhất, và nếu họ hướng tới sáng tạo có trách nhiệm thì thế giới sẽ vô cùng tốt đẹp.

Giống như tại hàng trăm quốc gia uống Café trên thế giới, văn hóa Café đã hình thành ở Việt Nam, như một điều tất yếu từ món quà tuyệt vời do tự nhiên ban tặng. Có thể khẳng định rằng, hoàn cảnh sống, mối quan hệ chính trị- xã hội- kinh tế đặc trưng, đã tạo nên văn hóa Café Việt. Người Việt có Café nhanh, Café đường phố, Café Art, Café tự tình, Café tự sự... Đa dạng văn hóa Việt và, đa dạng văn hóa Café.

Không giống như phong cách Café Starbuck của Mỹ, hay phong cách Milan của Ý... Café Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Café rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền”...

Tuy nhiên, văn hóa Café Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ mai một, biến dạng vì các sản phẩm Cafe dần đánh mất gốc rễ cội nguồn. Nhiều tín đồ nghiền Café than thở, họ thường xuyên phải uống những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có cả bắp rang, đậu rang, hạt muồng đen rang, gạo rang... đến cháy khét. Niềm tin là một thứ quan trọng, sản phẩm lỗi có thể khai tử ngành Café.

Từ thực tế này, một số cơ sở đã xây dựng cơ chế tự phòng vệ cho công việc kinh doanh của mình, như một cách tạo ra sự khác biệt trong điều kiện cạnh tranh: khép kín từ trồng trọt cho đến sản xuất ra thành phẩm cuối cùng; rang xay và chế biến tại chỗ; trào lưu "take away", "to go"... là mô hình quán Cuckoo Coffee đang triển khai. Nhưng Cuckoo Coffee hiểu hơn bao giờ hết, chúng ta cần có niềm tin rằng, toàn thể nhân loại hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới hài hòa và cùng phát triển bền vững với những lợi ích mang tính phổ quát và không loại trừ lẫn nhau.

Con đường xây dựng thương hiệu cho Café Việt cần những giải pháp lâu dài, ổn định và chuyên nghiệp. Chìa khóa không gì khác, chính là tinh thần Café mà Cuckoo Coffee đang thực hiện.

Tinh thần này vượt hẳn tinh thần chỉ xem Café như là một thức uống thông thường, xem Café như một hàng hóa tiêu dùng, mà phải xem Café là một giá trị văn hóa, một chất xúc tác cho sáng tạo và kết nối nhân loại.

Là một thương hiệu ra đời sau, khi Phindeli đang vươn lên mạnh mẽ, Trung Nguyên cũng ấp ủ những kế hoạch vùng dậy, Starbucks đã vào Việt Nam... Cuckoo Coffee ý thức rất đúng rằng, càng trong thời điểm khó khăn, càng phải mang lại cho khách hàng những giá trị thật, những giá trị hữu ích. "Chúng tôi không tìm mọi cách bán cho khách hàng gói cà phê mà chúng tôi giúp cho khách hàng phát triển công việc kinh doanh tốt nhất"- Ông chủ của thương hiệu Cuckoo Coffee, cho hay.

Cũng giống như những doanh nghiệp thành công thế giới, quan hệ công chúng dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi là điều Cuckoo Coffee hướng đến. Bên cạnh đó, yếu tố truyền thống, văn hóa bản địa cũng được đề cao, Cuckoo Coffee đã thổi hồn dân tộc vào logo, slogan, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm.

Sau nhiều năm nghiên cứu về cà phê, văn hóa uống cà phê của người Việt kết hợp với công nghệ sản xuất và pha chế của Ý, Cuckoo Coffee cho ra ra sản phẩm cà phê sạch, với nguyên liệu chính là cà phê Arabica của vùng Cầu đất Lâm Đồng. Cuckoo Coffee cho ra thị trường nhiều dòng cà phê.

Có thể thấy rằng, để có được thành công, doanh nghiệp phải làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trọng điểm, do đó doanh nghiệp cần hoạch định chính sách sao cho phù hợp nhu cầu người tiêu dùng và cân sức với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Với tư cách là người đi sau trong lĩnh vực Café, Cuckoo Coffee đang tính đến các chiến lược nhằm lấp đầy khoảng trống thị trường, phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu. Bởi, phong cách và thói quen của mỗi người uống Café là không giống nhau, có người đơn giản chỉ là thói quen, có người để tỉnh táo làm việc, có người để thư giãn, đôi khi không quan tâm đến thương hiệu, chủng loại và... đôi khi để tỏ sự sành điệu.

Người khùng Steve Job đã nói: “Những kẻ đủ điên loạn để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó”. Bản thân hạt Café sạch đã có sức mạnh quyến rũ đầy nhân tính, nhưng làm nên sự đắm say cần nhiều yếu yếu tố khác, trong đó có triết lý Café. Ở Cuckoo Coffee, Ông Chủ trẻ (biệt danh: Horward Nguyễn) đang có “đủ điên loạn” để biến món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người thành niềm đắm say thực sự. Cuckoo Coffee hiểu rằng, qua nắng, mưa, lửa, nước, xay nghiền... Cuckoo Coffee tuy mang màu nâu hỗ phách của Café nguyên chất, nhưng trong lòng lại chan chứa bao thi vị cuộc đời, cả triết lý và văn hóa Việt.

Cuckoo Coffee

Ngày 8/5/1654, người dân thành phố Regensburg, nhà vua và các quý tộc Đức, đã được mục kích một sự việc kỳ lạ: 16 con ngựa, chia làm hai nhóm, ra sức kéo bật hai bán cầu bằng đồng gắn chặt với nhau về hai phía. Nhưng, hai bán cầu vẫn trơ ra!

Bán cầu Magdeburg.
Bằng thí nghiệm này, thị trưởng thành phố, ông Otto von Guericke, đã chứng minh rằng không khí hoàn toàn không phải là “không có gì cả” như mọi người vẫn nghĩ, rằng nó có trọng lượng và nén với một lực rất lớn trên tất cả mọi vật trên trái đất. Và đây là trích dịch một đoạn về thí nghiệm này của Guericke: “Thí nghiệm chứng minh rằng áp suất của không khí gắn hai bán cầu vào với nhau chắc đến nỗi 16 con ngựa cũng không tách nổi chúng ra”.

“Tôi đặt làm hai bán cầu bằng đồng đường kính là ba phần tư khửu Magdeburg (khoảng 40 cm). Nhưng thực tế đường kính chỉ bằng khoảng 37 cm, bởi vì người thợ thường không thể làm thật đúng như yêu cầu. Hai bán cầu hoàn toàn ăn khít với nhau. Ở một bán cầu có lắp một vòi hơi, qua vòi này người ta có thể hút hết không khí ở trong ra, và không cho không khí ở ngoài lọt vào. Ngoài ra trên hai bán cầu còn có 4 cái vòng, dùng làm chỗ luồn thừng buộc nối với yên của ngựa. Tôi lại sai hai người khâu một cái vòng da; rồi đem ngâm vòng da vào trong hỗn hợp sáp với dầu thông. Sau khi đã kẹp vòng da này vào giữa hai bán cầu thì không khí không thể lọt vào trong được nữa. Nối vòi hơi với một bơm để rút hết không khí trong quả cầu ra. Lúc ấy, người ta đã thấy, qua vòng da, hai bán cầu ép chặt vào nhau mạnh đến mức nào. Áp suất của không khí bên ngoài siết chặt chúng chắc đến nỗi, 16 con ngựa kéo cật lực cũng không tách nổi chúng ra được, hoặc nếu được thì cũng rất tốn sức lực. Khi ngựa kéo được hai bán cầu ra thì còn thấy chúng phát ra tiếng nổ như súng vậy.

Nhưng chỉ cần vặn vòi hơi để cho không khí tự do đi vào là lập tức có thể lấy tay tách hai bán cầu ấy ra được dễ dàng”.

Một vài phép tính đơn giản cũng có thể làm chúng ta hiểu rõ, tại sao lại phải dùng một lực lớn đến thế để tách hai bán cầu ra.

Không khí nén xấp xỉ 10 N trên mỗi centimét vuông. Diện tích của vòng tròn có đường kính 37 cm là khoảng 1.060 centimét vuông (ở đây ta tính diện tích của vòng tròn chứ không phải bề mặt của bán cầu, bởi vì áp suất khí quyển chỉ có độ lớn như đã nói khi tác dụng vuông góc với một bề mặt, còn khi tác dụng vào những bề mặt nằm nghiêng thì áp suất đó nhỏ hơn. Trong trường hợp này ta phải lấy hình chiếu thẳng góc của mặt cầu lên mặt phẳng, nghĩa là lấy diện tích của vòng tròn lớn). Như thế nghĩa là lực ép của khí quyển trên mỗi bán cầu phải hơn 10.000 N.

Vậy mỗi nhóm 8 con ngựa phải kéo với một lực bằng 10.000 N mới thắng nổi áp suất của không khí bên ngoài.

Nhìn qua thì tưởng chừng con số đó không lấy gì làm quá nặng so với tám con ngựa (mỗi bên). Nhưng bạn chớ quên rằng, khi phải kéo một tấn hàng hóa, ngựa bỏ ra một lực nhỏ hơn 10.000N rất nhiều, tức là nó chỉ phải thắng các lực ma sát giữa bánh xe với trục, và giữa bánh xe với đường nhựa mà thôi. Mà lực ma sát này, trên đường nhựa, bằng khoảng 500 N (ở đây chúng ta cũng bỏ qua hiện tượng là khi tám con ngựa cùng kéo một vật nặng thì chúng bị mất đi 50% lực kéo). Do đó lực kéo 10.000 N của ngựa có thể kéo được một xe hàng 20 tấn. Và như vậy, khi kéo bán cầu ra, tám con ngựa ấy đúng là đã phải kéo một vật tương đương với một đầu máy xe lửa cỡ nhỏ không ở trên đường ray vậy!

Người ta đã đo được là một con tuấn mã kéo xe với một lực cả thảy là 800N. Cho nên muốn kéo lật được các bán cầu Magdeburg ra (trong trường hợp lực kéo của các con ngựa bằng nhau) thì mỗi bên phải dùng 10.000/800 = 13 con ngựa.

Chắc hẳn bạn đọc sẽ vô cùng kinh ngạc nếu biết rằng một số khớp xương trong cơ thể chúng ta sở dĩ không rời nhau ra, cũng là do một nguyên nhân như ở các bán cầu Magdeburg. Áp suất khí quyển đã siết chặt các xương lại với nhau, bởi vì khoảng trống giữa khớp xương không có không khí.

(Theo Vật lý vui)

Với thương hiệu thời trang đồ lót Spanx, Sara Blakely đã trở nữ thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Với hơn 6 triệu khách hàng tại 40 quốc gia, bí quyết kinh doanh của cô lại không hề tốn 1 xu cho quảng cáo.

Spanx không quảng cáo mà để khách hàng tự nói về mình

Trong khi các đối thủ chọn cách gia nhập thị trường bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ngay từ ngày đầu, nhà sáng lập của hãng đồ lót Spanx, tỉ phú Sara Blakely cùng CEO của mình là Laurie Ann Goldman đã kiên trì với định hướng không chi tiền cho quảng cáo. Vậy bí quyết nào giúp công ty này có mạng lưới phân phối 11.500 cửa hàng và hiện diện tại 40 quốc gia với hơn 6 triệu khách hàng chỉ sau hơn 10 năm thành lập?

1. Quảng cáo truyền miệng là tốt nhất

Ngay từ khi Blakely còn bán các sản phẩm từ căn hộ của mình, quảng cáo đã không phải ưu tiên hàng đầu đơn giản bởi chi phí quá cao. Và đến nay, dù công ty đủ tiền để mua hết các bảng điện tử tại quảng trường Thời Đại, CEO Goldman vẫn khẳng định sẽ không quảng cáo.

“Từ những ngày đầu chúng tôi luôn chỉ hoạt động bằng vốn sẵn có. Chúng tôi chỉ chi tiền cho những thứ làm ra tiền trong khi quảng cáo thật bí hiểm, bạn không thể thực sự đo đếm được hiệu quả sẽ thu về vậy nên chúng tôi không bỏ tiền vào đó.

Sức mạnh của việc những người phụ nữ khám phá ra sản phẩm của bạn từ những người phụ nữ khác là chiến thuật tốt hơn nhiều. Người dì sẽ mách cho cháu, những người bạn cùng trường sẽ rỉ tai nhạu. Khi họ nói với nhau rằng “nhìn này, thấy lưng tôi không, không hề hằn vết”, điều đó có sức ảnh hưởng rất lớn. Hãy cứ nhìn xem các mạng xã hội đang trở nên mạnh mẽ ra sao. Người ta luôn tin những lời khuyên”, Goldman khẳng định.

Hiệu quả của quảng cáo truyền miệng được thấy ngay tại gian hàng của Spanx ở siêu thị nổi tiếng Bloomingdale ở New York. Một nữ sinh viên hơn 20 tuổi đã ghé vào chỉ vì thấy bạn cùng lớp yoga có vòng ba hoàn toàn nhẵn mịn, không bị hằn vết quần lót ra ngoài nhờ mặc chiếc “Power Pants” giá 118 USD của Spanx. Một bà cụ với kiểu tóc của Margaret Thatcher đã được cháu gái đưa đến để thử sản phẩm tất quần cổ điển của Spanx, vẫn được ưa chuộng sau 12 năm ra mắt.

Bao bì của Spanx đơn giản nhưng nổi bật

2. Hãy để bao bì lên tiếng

Một điểm khác biệt nữa của Spanx từ những ngày đầu đó là bao bì màu đỏ rực rỡ kèm những hình vẽ hoạt họa. Đây chính là đặc điểm giúp họ khác biệt so với các đối thủ vốn thường dùng các gam màu trung tính nhờn nhợt và ảnh người mẫu bắt mắt nhưng quá nhàm. Blakely hiểu rằng khi không quảng cáo, cô cần phải thu hút khách hàng ngay bằng màu sắc kệ hàng của mình.

Ngoài ra, nội dung quảng cáo cũng rất khác biệt. “Tôi viết lên trên bao bì những lời mà tôi sẽ nói với bạn gái của mình”, Blakely nói. Thay vì nói “Đây là sản phẩm mỏng, nhẹ nhất trong các sản phẩm mỏng nhẹ”, tôi chỉ nói: “Nó sẽ khiến vòng 3 của bạn dễ coi hơn”.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Spanx cũng có những cái tên rất dễ thương như Bra-llelujah hay Tight-End Tights kèm theo những dòng chữ vui nhộn. Ví dụ như trên bao bì sản phẩm tạo dáng dành cho cô dâu muốn bo gọn vòng 3 có thêm dòng chữ: “Khi bạn nghĩ rằng mọi người đang nhìn vào đoàn tàu của mình, họ thực ra lại nhìn vào phòng của ông gác tàu”.

3. Hiệu ứng từ người nổi tiếng

Trong quá trình phát triển thương hiệu, một may mắn lớn với Blakely đó chính là việc nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey tuyên bố Spanx chính là một trong những sản phẩm yêu thích của mình trong buổi gặp gỡ thường niên với khán giả. Dù vậy để có được may mắn này Blakely cũng đã phải nỗ lực nhắm tới những phụ nữ nổi tiếng, những người sẵn sàng nói về vóc dáng cơ thể.

Blakeley đã thành công với chiến thuật nhắm vào người nổi tiếng

Blakely đã gửi tặng những giỏ sản phẩm của mình tới nhà tạo mẫu và hóa trang của Winfrey trong nhiều năm, ngay từ thời điểm cô vẫn còn là nhân viên bán máy fax. Và Winfrey người kinh niên lo lắng về chuyện tăng cân, giảm cân, đã cảm thấy thoải mái khi mặc đồ của Spanx. Và khi cô tuyên bố ưa thích sản phẩm này, đó không khác nào một sự xác nhận về chất lượng với giới truyền thông và sau đó là với khách hàng.

“Trong vòng 5-10 ngày sau đó, có tới 30.000 người đã đặt mua Spanx”, Blakely tiết lộ. Và đến nay, chỉ một câu nói của Winfrey trong chương trình đó vẫn đang đem về khoảng 20.000 sản phẩm cho công ty. “Cô ấy đã nói với cả thế giới về nó. Và mọi người đều nói tôi muốn có thứ Oprah đã nói đến. Với tôi Oprah chính là người đã đưa Spanx lên bệ phóng”.

Nhưng cũng phải đến năm 2003 Spanx mới trở nên nổi tiếng với các fan Hollywood khi các diễn viên ca ngợi các sản phẩm đồ lót của công ty tại lễ trao giải Oscar. Lời khen đầu tiên từ diễn viên hạng A chính là Gwyneth Paltrow. Trước các phóng viên trên tham đỏ cô khẳng định chính Spanx giúp thân hình cô sau khi sinh trông gọn gàng hơn. “Đó chính là lúc cửa xả lũ mở ra”, Blakely miêu tả. “Đã có Oprah, Brooke Shields, Julia Roberts và Winslet lên tiếng”. Kể từ đó việc đưa Spanx tới tay các ngôi sao màn bạc là ưu tiên hàng đầu.

Một nhóm 4 người tại tổng hành dinh của Spanx ở Atlanta được giao nhiệm vụ chỉ tập trung để những ngôi sao chương trình truyền hình thực tế như Kim Kardashian hay nhà tạo mẫu cho các ngôi sao Rachel Zoe được tặng đủ sản phẩm để dùng cả tuần. Chính nhờ những chiến dịch PR đúng đối tượng như vậy, Spanx nhanh chóng trở thành lựa chọn của mọi phụ nữ mà không tốn một đồng cho các quảng cáo.

Theo Thanh Tùng

Không nhồi nhét quá nhiều thông tin, đó là ý kiến của Eli Altman, Giám đốc chiến lược Công ty Tên và Thương hiệu A Hundred Monkeys tại San Francisco.



Nội dung nổi bật:

- Tránh rắc rối: Nghiên cứu trước về tên gọi trước khi sử dụng nó. Bạn có thể dùng Google để xem cái tên mình định dùng đã có ai sử dụng chưa. Nếu mới chỉ rất ít người sử dụng thương hiệu đó, (các công ty) có thể sẽ dễ dàng bảo vệ nó hơn.

- Tránh đơn giản hóa: Một vài doanh nhân thường tự đơn giản hóa bản thân vì họ muốn được miêu tả qua cái tên công ty để ai cũng có thể hiểu đó là gì. Nhưng ở khía cạnh phát triển và mở rộng, điều đó thực sự bất lợi.

- Tránh xa rời cốt lõi: Hãy tránh những cái tên không liên hệ rõ ràng với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Chúng có thể gây lầm lẫn cho khách hàng và nhiều khả năng không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Internet khi người ta tìm kiếm loại sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp.
___________

Eli Atlman nói: “Cách hay để nghĩ ra tên gọi là để nó có thể bắt đầu cho một câu chuyện. Nó không phải là sự tóm lược đầy đủ những gì doanh nghiệp đang làm”.

Khi nhận ra thương hiệu của mình gặp rắc rối, nhiều doanh nhân chọn cách thay đổi, và họ nhận ra, mặc dù thoạt tiên khá đau đầu và phải tốn nhiều chi phí, nhưng khoản đầu tư đó rất đáng đồng tiền bát gạo.

Tránh rắc rối

Câu chuyện doanh nghiệp: Chuỗi nhà hàng xúc xích Gourmet

Cửa hàng xúc xích của Tim Tobitsch mở ra ở phía sau một thánh đường nổi tiếng năm 2004 và thoạt đầu lấy tên là Hot Dogma. Nhưng 3 năm sau đó, doanh nghiệp có trụ sở ở Pittsburgh này nhận được một bức thư của nhà phân phối xúc xích có tên tương tự ở một bang khác, yêu cầu họ ngừng sử dụng thương hiệu Hog Dogma.

Để tránh các chi phí kiện tụng tốn kém, nhà hàng chọn cách đổi tên thành Franktuary, có nghĩa “một cuộc chơi ở chốn thẳng thắn và tôn nghiêm”. Trong cuộc dàn xếp mang tính thỏa thuận, một nhà hàng khác đã đồng ý chi trả phí thay đổi thương hiệu cho Franktuary.

Mặc dù Tobitsch may mắn tránh được những tổn thất tài chính đáng kể, nhưng vấn đề tên gọi cũng đã “lấy đi của chúng tôi sự tập trung vào việc điều hành doanh nghiệp” như lời anh nói.

Từ lúc đổi tên, Tobitsch, ông chủ 31 tuổi, đã mở cửa hàng khác và có thêm xe bán thực phẩm lưu động. Công việc buôn bán của anh đã phát triển ổn định. Theo anh, việc đổi tên doanh nghiệp hẳn đã góp phần vào đó. Anh nói: “Tệ nhất thì chỉ riêng việc quan tâm của giới truyền thông với sự đổi tên cũng đã giúp chúng tôi được biết tới nhiều hơn”.

Từ khi đổi tên thành Franktuary, cửa hàng xúc xích của Tim Tobitsch đã phát triển ổn định

Lời khuyên của chuyên gia: Nghiên cứu trước về tên gọi trước khi sử dụng nó. Bạn có thể dùng Google để xem cái tên mình định dùng đã có ai sử dụng chưa. Nếu cái tên đã được một vài doanh nghiệp khác dùng rồi, sẽ ít có khả năng ai đó kiện tụng về quyền sở hữu. Nhưng nếu mới chỉ rất ít người sử dụng thương hiệu đó, (các công ty) có thể sẽ dễ dàng bảo vệ nó hơn.

Tránh đơn giản hóa

Câu chuyện doanh nghiệp: Trung tâm y khoa chuyên về chứng ngáy và ngừng thở trong khi ngủ

Khi David Volpi, 56 tuổi, sẵn sàng mở rộng quy mô doanh nghiệp có tuổi đời 2 năm trong lĩnh vực y khoa của ông vượt ra ngoài Manhattan, ông nhận ra cái tên ban đầu của nó, “Trung tâm ngủ và ngáy Manhattan”, không còn khả năng bao hàm ý nghĩa liên quan tới các thành phố mục tiêu khác như Philadelphia.

Thêm vào đó, ông cũng thấy, cái tên “Trung tâm ngủ và ngáy Manhattan” nghe có vẻ hơi giống với các tên khác. Ông nói: “Bạn không bao giờ muốn có cái tên phổ biến tới mức khi người ta tra tìm nó trên Google, người ta sẽ đến với các đối thủ cạnh tranh của bạn”.

Năm 2011, Volpi thuê Công ty Thương hiệu Duncan Channon có trụ sở tại San Francisco giải quyết cho ông chuyện tên gọi. Và công ty này đã mất 2 tháng để tìm ra một cái tên liên quan đến chuyện ngủ mà chưa bị sử dụng.

Cuối cùng, họ đề xuất tên “Eos Sleep”, sử dụng tên của nữ thần bình minh Hy Lạp. Theo ước tính của ông Volpi, tổng chi phí lên tới gần 200.000 đô la bao gồm việc trả tiền công ty thương hiệu, đổi lại tên cơ sở đã có, xây dựng website mới và in lại hàng loạt tờ rơi. “Đó quả là một khoản chi khủng khiếp”, ông nói.

Nhưng một năm sau đó, ông đã rất hạnh phúc khi chứng kiến sự thay đổi. Ông tin rằng, chính cái tên độc đáo đã giúp kéo thêm khách hàng tới để bù đắp cho chi phí đổi tên.

“Sau khi suy đi tính lại, đó là cái tên thật dễ nhớ và dễ đọc”, ông nói. Việc buôn bán tại cơ sở ở Manhattan vẫn duy trì ổn định, cùng với đó, hoạt động kinh doanh tại 3 thành phố khác nơi ông mở mang thêm cũng đang rất phát triển. Ông Volpi chia sẻ.

Lời khuyên của chuyên gia: Một vài doanh nhân thường tự đơn giản hóa bản thân vì họ muốn được miêu tả qua cái tên công ty để ai cũng có thể hiểu đó là gì. Nhưng ở khía cạnh phát triển và mở rộng, điều đó thực sự bất lợi. Thay đổi sang một cái gì đó có đôi chút liên tưởng và gần gũi hơn với một câu chuyện mới là cách hay để thực hiện.

Tránh xa rời cốt lõi

Câu chuyện doanh nghiệp: Chương trình giảm cân trực tuyến

Vài tháng sau khi JeffHyman (44 tuổi) khai trương chương trình giảm cân trên mạng dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2011, anh nhận ra những khách hàng tiềm năng của mình đã gặp khó khăn khi muốn tìm website của công ty.

Một số người nghĩ cái tên ban đầu, tức là Strongsuit, có vẻ giống với y phục nam giới hơn là dịch vụ sức khỏe. Hyman nói: “Mọi việc trở nên rõ ràng, thậm chí chỉ sau vài tháng, khi mọi người nhầm lẫn và không hiểu cái tên đó gắn với việc kinh doanh như thế nào”.

Hyman ước tính đã chi khoảng 25.000 đô la năm 2011 để thuê công ty A Hundred Monkeys đổi tên công ty mình thành Retrofit, ngầm chỉ tới việc cung cấp thêm những điều lợi ích cho cơ thể.

“Nếu bạn cần phải đổi tên doanh nghiệp, bạn nên làm nó càng sớm càng tốt”, Hyman nói.

Công ty của Hyman đã kiểm nghiệm cái tên mới với khoảng 50 khách hàng, và nhận được phản hồi tích cực. Sau thay đổi, cả doanh thu lẫn lượng người truy cập website đều tăng.

Lời khuyên của chuyên gia: Hãy tránh những cái tên không liên hệ rõ ràng với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Chúng có thể gây lầm lẫn cho khách hàng và nhiều khả năng không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Internet khi người ta tìm kiếm loại sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp.

“Chẳng có gì trong cái tên “Strongsuit” nói lên rằng việc thay đổi cơ thể của bạn sẽ là mối quan tâm hàng đầu”, chuyên gia Altman phân tích.

Theo TRẦN ĐẮC LUÂN

Doanh nhân Sài Gòn/Entrepreneur






Từ lâu, con ngựa đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người. Ngựa được ví như một người bạn trung thành và cũng là biểu tượng của khát khao chiến thắng.



Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố Lửa. Tốc độ của ngựa được so sánh với sự di chuyển của Mặt Trời. Chính vì đặc trưng này mà người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho Mặt Trời. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

Theo quan niệm phương đông, mã đáo thành công, hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức. Trong Phong Thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.

Với những ý nghĩa như vậy, nhiều nhãn hàng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình.

Ferrari

Trong giới chơi xe, Ferrari cùng biểu tượng chú ngựa đang tung vó là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia.


Năm 1923, trong một buổi gặp gỡ, nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca đã đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn.

Từ đó, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã.

Hermès

Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp. Logo của Hermès có hình một chú ngựa cùng cỗ xe kéo là biểu tượng cho thương hiệu. Hermès sử dụng logo này nhằm khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty.


Trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà..

Burberry


Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp đang phi ngựa và cầm lá cờ có chữ Prosum (Tiến lên). Dù xuất hiện sau khi sản phẩm Burberry đầu tiên có mặt trên thị trường, nhưng logo hiệp sĩ với lá cờ "Prosum" đã khẳng định đẳng cấp của một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đến từ nước Anh.


Trải qua lịch sử hơn 150 năm phát triển, Burberry vẫn liên tục đa dạng hóa sản phẩm, từ trang phục, khăn choàng, đến túi xách, nước hoa... đồng thời luôn giữ vững chất lượng và thiết kế khỏe mạnh, tinh tế. Burberry giờ đây đã chiếm lĩnh thị trường thời trang tại nhiều nước trên thế giới.

Polo

Từ hàng chục năm nay thương hiệu thời trang Polo của Ralph Lauren đã trở thành tiêu biểu cho một phong cách Mỹ. Nói đến tên ông là người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo phông Polo thể thao, mạnh mẽ mà vẫn rất lịch sự.


Polo chính là tên của một trong những môn đua ngựa được ưa chuộng. Vì thế cái tên Polo sẽ vừa đem lại cảm giác mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao lại vừa mang bóng dáng sang trọng của giới quí tộc, thượng lưu.

Porsche

Porsche là nhà sản xuất xe thể thao nước Đức, thành lập năm 1931 bởi Ferdinand Porsche, kỹ sư chế tạo chiếc xe Volkswagen đầu tiên. Trụ sở công ty đặt tại Zuffenhausen, thành phố Stuttgart.

Logo của Porsche có hình con ngựa và chữ Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten (trại ngựa giống). Stuttgart cũng là nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Mục đích của ông chủ hãng xe này là giúp người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào logo có thể đọc ra lai lịch của Porsche. Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.


















Tâm lý người Việt vẫn là trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Tâm lý học hiện đại cũng cho chúng ta biết, khi người ta sờ vào một thứ gì đó thì mong muốn, tư tưởng sở hữu vật đó cũng sẽ tăng đột biến – đó là cách não hoạt động.



1. Chỉ công ty trong ngành IT/ICT mới làm TMĐT giỏi

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, khi thế giới chẳng ai biết thì về TMĐT thì các công ty IT/ICT là bá chủ lãnh địa. Ngày ấy, chẳng mấy ai biết setup server, php, .net với SQL, vậy nên không phải công ty IT, phần mềm, ICT thì ai? Chẳng có ai. Nhưng đấy là chuyện ngày xưa.

Ngày nảy ngày nay, người ta chỉ cần có 30 phút (như bizweb quảng cáo) là có thể có được một website bán hàng long lanh lộng lẫy. Thực tế, bây giờ là thời của những người làm Thương Mại giỏi biết tận dụng kênh Điện Tử – không phải ngược lại.

2. Hàng hóa có thể bán hoàn toàn nhờ kênh online

Đó là ước mơ to đẹp và đàng hoàng của những người làm TMĐT, rằng người mua hàng chỉ đọc mô tả sản phẩm hấp dẫn của bạn, xem ảnh nét căng bạn đầu tư cả studio bự tổ chảng để chụp là sẽ gật đầu cái rụp và quyết định bỏ tiền ra mua ngay.

Với người tiêu dùng Việt, những mẫu hàng hóa được chụp ảnh cầu kỳ và đẹp đẽ trên mạng đôi khi cũng chưa đủ thuyết phục – Ảnh: ST 

Nhưng sự thật thì không phải thế, ít nhất là ở Việt Nam. Liệu bạn có chắc chắn rằng bạn chưa từng sờ vào, nhìn thấy, ngắm nghía món hàng bạn vừa mua online ở đâu đó rồi không?

Nhất thiết phải có một dạng ‘tham khảo’ sản phẩm (reference) thật nào đó trước khi có quyết định mua online.

Nếu mua giày dép quần áo, thường bạn yêu cầu mang vài ba mẫu đến rồi xem cụ thể, sau đó mới quyết định mua, đúng không? Mua một cái tivi, bạn đã nhìn thấy ở nhà bạn bè, hoặc đã ra tham khảo giá, tư vấn ở cửa hàng nào đó nhưng chưa ưng giá rồi về tìm trên mạng, đặt mua, đúng không?

Tâm lý người Việt vẫn là trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ.Tâm lý học hiện đại cũng cũng cho chúng ta biết, khi người ta sờ vào một thứ gì đó thì mong muốn, tư tưởng sở hữu vật đó cũng sẽ tăng đột biến – đó là cách não hoạt động.

3. Gửi quá nhiều email marketing là không tốt

Có một luật bất thành văn đối với dân email marketing mũ trắng là mỗi tuần gửi không quá 1 email, phải chọn giờ vàng, ngày vàng, vân vân và vân vân.

Nhưng thực tế không phải vậy, đặc biệt khi bộ lọc spam của Google, Yahoo ngày càng tốt.

Thực tế là mỗi người trung bình có thể nhận từ 30 đến 100 email quảng cáo từ các nguồn mà họ đã vô tình, hữu ý đăng ký (không tính spam). Họ có thể đọc hoặc không đọc những email đó, nhưng phần lớn không có thời gian xóa và phần lớn càng không report spam – họ đã đăng ký nhận mà.

Vậy nên nếu 2-3 ngày một lần bạn gửi email với nội dung mới, hay, hấp dẫn hoặc…lặp lại cho khách hàng thì cũng chẳng sao. Miễn là bạn quản lý được danh sách đó tốt: khách hàng có quyền từ chối, bạn có quyền gửi email mà bạn nghĩ là tốt cho Khách hàng.

4. Thanh toán CoD cực kỳ rủi ro vì đối thủ phá hoại

Nguy hiểm lắm, bây giờ tự dưng nó đặt 10 đơn hàng, mỗi đơn một góc thành phố, mỗi góc cách cửa hàng tới 10km mà nó cứ nhất quyết bắt mình chở hàng đến rồi mới thanh toán thì làm thế nào? Nghe có vẻ là một tình huống rất dễ xảy ra.

Nhưng xin thưa, chẳng có ai rảnh!

Tôi cũng là đối thủ cạnh tranh của rất nhiều cửa hàng, siêu thị khác mà tôi thậm chí còn không có thời gian để vào xem website của họ hàng ngày, đừng nói đến chuyện rảnh rỗi đặt hàng phá hoại, bừa bãi. Thế còn những kẻ rảnh rỗi thật thì sao?

Đơn giản, bạn cần một danh sách đen. Thực tế thì đơn hàng ‘hỏng’ phần lớn vì các lý do rất ‘thương mại’ khác chứ tỉ lệ đơn hỏng vì cố tình bị chơi xấu rất rất ít.

5. Bài quảng cáo không có hiệu quả gì cả (advertorial)

Người dùng bây giờ rất 'khôn', nhìn mấy cái tiêu đề biết ngay bài quảng cáo, chẳng hiểu sao các ông cứ bỏ tiền để đăng bài, lại còn trong mục “Thông tin Khuyến Mãi” với “Tin Doanh nghiệp” nữa chứ, thời đại nào rồi mà còn…

Đây không là thời đại internet chứ thời đại gì? Internet cũng chỉ là một kênh truyền thông. Báo giấy có trang quảng cáo thì báo mạng cũng có trang quảng cáo, banner quảng cáo. Tại sao vẫn đăng vào đó? Vì nó vẫn còn hiệu quả nên đăng, sao phải dìm hình thức truyền thông khác.

Doanh nghiệp bỏ tiền túi của mình ra nên hiểu rất rõ kênh nào hiệu quả, kênh nào không, phù hợp ra sao. Có thể có nội dung không hấp dẫn, chứ kênh thì lúc nào chả hấp dẫn, biết dùng là được, có doanh số – tốt – là được.

6. Remarketing đắt hơn digital marketing thông thường

Ôi anh ơi, remarketing mới quá, mà em thấy có vẻ đắt hơn thông thường hay sao ấy, nghe công nghệ có vẻ phức tạp. Sự thật remarketing là một công cụ đáng ra phải có từ rất lâu của dân TMĐT rồi – nhưng chắc Google, Facebook ‘ém hàng’.

Về lý thuyết, khách hàng đã vào đến website của mình rồi thì có nghĩa là họ có nhu cầu mua sắm cái gì đó trên website mình bán (trừ khi ham làm SEO, nhét cả ‘truyện sex’ vào website bán rau sạch online).

Vậy thì bằng mọi giá phải ‘moi được tiền của họ’, remarketing là công cụ để theo chân khách hàng đến ‘chết’ (tức là khách hàng chịu bỏ tiền ra mua) hoặc đến khi mình mệt quá chết (tức là hết tiền quảng cáo).

Về mặt công nghệ, thời điểm này thiết lập remarketing có hơi phức tạp một chút.

Nhưng về mặt giá thì không. Không có bên nào quy định bạn phải chi nhiều hơn cho remarketing – chỉ có điều, bạn nên chi nhiều hơn để mình được ưu tiên xuất hiện trên màn hình của khách hàng trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi họ rời website. Bài toán ở đây là chi phí cơ hội thôi.

7. Như ở Mỹ, mua hàng online thường mất từ 3-5 ngày mới nhận được hàng

Thường những người mua hàng online là cũng khá cấp tiến rồi nên họ chắc cũng hiểu mua hàng online ở Mỹ, Anh thời gian tiêu chuẩn chuyển hàng là 3-5 ngày, tiết kiệm chi phí cả đôi bên. Sự thật? Sai.

Đây là Việt Nam, người ta sẵn sàng tranh thủ dừng xe máy ở ngõ gần nhà để mua mớ rau chợ cóc hơn là ngày nào cũng lọ mọ bò vào siêu thị, gửi xe, lấy giỏ, đi bộ lòng vòng vài trăm mét, lấy mớ rau, đợi tính tiền, trả giỏ, ra nhà xe, tìm vé, trả tiền, đi về.
Một khi khách hàng tìm đến bạn, hãy chạy đến khách hàng nhanh trước khi bạn mất họ – Ảnh: ST 

Sự thật là khách hàng ở Việt nam, khi đã trải qua bao nhiêu bể ‘dâu tìm’ kiếm, đặt hàng, gõ thông tin cá nhân, làm thủ tục thanh toán online, thì bạn phải lao tới khách hàng càng nhanh càng tốt. Vì tiền họ đã sẵn trong ví, và họ đã tìm được đồ ưng ý (mới chọn bạn). Vậy mà bạn để khách hàng đợi 2-3 ngày ư?

Để khách hàng trong một phút rất tình cờ, bất ngờ, đi qua một cửa hàng gần nhà, nhìn thấy đúng món hàng đó, có thể đắt hơn một tẹo – tặc lưỡi, thôi mua luôn cho nhanh ư?

Hoặc bạn điên, hoặc bạn có quá nhiều tiền, hoặc bạn không tự kinh doanh mà chỉ đi làm thuê.

Bạn có thể giật mình được rồi: Rất nhiều cửa hàng nhỏ đã và đang làm CoD 30 phút nội thành, kể từ lúc đặt hàng, gọi điện hỏi mua là 30 phút!

8. So sánh giá rất dễ nên ai rẻ nhất chắc chắn thắng

Ngày nay, muốn biết giá cái gì, search một phát là ra, còn lâu mới bán giá đắt được. Sự thật?

Sự thật là người dùng rất lười, lười đến mức ‘không thèm search’, nếu – nếu bạn đã từng bán hàng cho họ, họ thấy hài lòng, và bạn đang là "top of mind" (xuất hiện đầu tiên trong tâm trí); nếu nữa – ngoài "top of mind" ra, bạn có thể là thứ 2, thứ 3… thứ 10 trong tâm trí khách hàng cũng chẳng sao.

Vì nếu có sợt, khách hàng sẽ search theo danh sách đó. Biết là anh A có xe hơi, anh B có SH, anh C có Lead rồi, trời thì đang mưa, chưa có ai đón vậy thì sẽ ưu tiên gọi từ A đến C. Có dở hơi mới lang thang thất thểu đi tìm xe ôm, cùng lắm thì gọi taxi, mà cũng phải là hãng taxi quen, chứ bắt taxi dọc đường kinh bỏ đời!

Bài học là hãy chen chân vào đầu khách hàng, đừng đưa giá ra dọa nhau.

9. Đơn hàng online không mấy khi quá 1 triệu

Mua hàng online, biết đâu mà lần, tự dưng chuyển khoản vài ba triệu cho một ông ở tít ngoài Hà Nội rồi ngồi đợi ông chuyển hàng vào Sài Gòn cho á, khiếp lắm! Mua mấy cái voucher 200k, mua đôi bốt, mua cái túi xách LV fake thì còn được, cùng lắm vài trăm ngàn.

Sự thật: Tôi đã có khách hàng đã thanh toán hơn trăm triệu, cho một đơn hàng, bằng hình thức thanh toán online (thẻ visa) xong sau đó ngồi đợi bên tôi chuyển hàng cho – trong ngày.

Sự thật là giá trị đơn hàng trung bình phụ thuộc vào đặc thù ngành chứ chẳng liên quan gì đến chuyện tâm lý mua hàng online. Đơn hàng giá trị trung bình của ngành điện máy là khoảng 6 triệu/đơn (online).

10. Web phải đẹp, chuyên nghiệp mới bán được hàng

Người dùng không thích sự lòe loẹt, lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp, web phải đẹp như Amazon, eBay hoặc Apple thì người ta mới thích xem và mua hàng.

Sự thật: Hoàn toàn sai. Thực tế nó đau đớn như thế này: ai cũng thích xem một website sạch đẹp, thông tin, điều hướng rõ ràng… nhưng khi quyết định mua hàng thì họ (người dùng ở Việt Nam) lại thích website lộn xộn một tý, lòe loẹt một tí, nhiều thông tin một tí, phong phú, đa dạng một tí, mỗi thứ một tí.

Nó giống như việc ngày mùng 1 Tết đi ra ngoài đường ở Hà nội, mọi người cảm thấy dễ chịu, nhưng cùng lúc thích nó đông đúc, lộn xộn, bon chen một chút. Sạch quá cũng khiếp. Cửa hàng ăn, bẩn một tí, nhưng thấy đông đông người ngồi, lộn xộn cũng được, hơn là ở trung tâm thương mại lớn, nhà hàng to, sạch đẹp mà chả có ai ngồi.

Ai cũng thích vào website đẹp, thông tin rõ ràng nhưng không phải người Việt nào cũng mua hàng tại đó – Ảnh minh họa: ST 
Sự thật là vậy, web sạch đẹp đồng nghĩa với tẻ nhạt. Tôi biết một hệ thống web của một công ty đào tạo – nếu nói về chuẩn thiết kế web thì phải nói là dưới chuẩn trung bình, có khi được thiết kế từ thời mọi người vẫn còn dùng IE6. Nhưng doanh số cả năm của công ty đó được tính bằng tiền tỉ (trên 5 tỉ) và cũng nhờ kênh truyền thông online là chủ yếu, mà các kênh truyền thông online đều trỏ về hệ thống các trang web của công ty này.

Đừng ngạc nhiên! Web bán được hàng là web mà người dùng có thể tìm được thứ mà họ muốn, vào lúc mà họ muốn, và khi họ sẵn sàng trả tiền thì có hướng dẫn cụ thể, hấp dẫn để họ làm được việc đó.

Cuối cùng: Làm TMĐT tiết kiệm chi phí hơn so với làm truyền thống

Làm TMĐT tiết kiệm chi phí bến bãi, kho hàng, showroom, tiết kiệm bảng biển, chung chi, chỉ cần mỗi cái website, bỏ ra ít tiền quảng cáo, có người nhận đơn, có người giao hàng – xong. Rẻ điên luôn!

Sự thật: cho đến thời điểm này, tại tất cả các đơn vị mà tôi làm TMĐT thì chưa có đơn vị nào có chi phí ‘rẻ’ cả – hay tại tôi có tẹo máu marketing nên quen tiêu nhiều? Xin thưa không.

Chi phí cho 1 website bán hàng online đúng là thấp hơn so với một cửa hàng bình thường thật. Nhưng (cái "nhưng" này mới quan trọng) tỉ lệ chi phí/doanh số, lợi nhuận của TMĐT luôn cao hơn so với thương mại truyền thống.

Một số doanh nghiệp lớn doanh số triệu đô mà vẫn lỗ. Vậy tại sao vẫn lao vào TMĐT? Sự thật với một số người nó là kênh kinh doanh tốt – dựa trên vốn, kinh nghiệm, nguồn lực họ có và quy mô họ mong muốn. Một số hiểu đây là kênh truyền thông tốt, vì khách hàng online, mình cũng phải online và cho khách hàng lựa chọn mua hàng online.

Làm TMĐT không khó, nhưng chưa bao giờ dễ – hãy đặt cho mình những kỳ vọng hợp lý khi bắt tay vào với nó. Đây là câu chuyện ở Việt Nam, thời điểm này. Năm hoặc mười năm nữa có thể khác nhưng bây giờ là vậy.

The Laton's blog












Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.