tháng 10 2014

Xuất hiện tại chợ Bến Thành trên chiếc Hummer “phong cách Mỹ”, thị trưởng thị trấn cà phê Việt PhinDeli - ông Phạm Đình Nguyên đã gây “náo loạn” cả khu phố chợ Bến Thành với một phong cách hoàn toàn khác lạ.


Chiếc Hummer của ông Phạm Đình Nguyên, người đã mua lại thị trấn Mỹ cách đây chưa lâu đã gây chú ý với nhiều người khi vừa dừng trước Cửa Tây chợ Bến Thành.
Trong phong cách khác lạ với mũ cao bồi, vị thị trưởng “chịu chơi”, người đã từng chi 900.000 USD mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ và đổi tên thị trấn thành PhinDeli năm 2013 -  đã nhanh nhẹn bắt đầu hành trình giới thiệu hàng giữa một dãy các gian hàng chuyên về sản phẩm trà, cà phê tại chợ Bến Thành.
Sự xuất hiện của thị trưởng thị trấn Mỹ, Phạm Đình Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi không ai không biết việc một người Việt mua lại thị trấn Mỹ nhưng để gặp ông thì đây là dịp hiếm.
doanh nhan pham dinh nguyen giadinhonline.vn 1
Thị trưởng của thị trấn Mỹ, Phạm Đình Nguyên xuất hiện tại chợ Bến Thành với chiếc Hummer
Cô chủ trẻ Tuyết Vân của sạp 1120 tỏ ra ngạc nhiên thích thú khi được chính nhân vật từng làm “nước Mỹ tỉnh giấc” đích thân mời cô thưởng thức thử ly cà phê hòa tan 3 in 1 vừa ra mắt. Những bạn hàng các sạp bên cạnh cũng ồ lên đầy tò mò khi nhận ra vị khách “đặc biệt” này và họ không ngừng bàn tán một cách ngưỡng mộ và thích thú.
Dừng lại tại sạp 1189, chị chủ sạp Liên Sài Gòn cười giòn giã khi thị trưởng Phạm Đình Nguyên mời chị ly cà phê hòa tan và tặng sản phẩm mới. Rất trân trọng hộp quà tuyệt đẹp ông Nguyên gửi tặng, chị không quên tấm tắc: “Cà phê hòa tan mà có vị đậm đà như cà phê pha phin kiểu vầy là đúng gu uống của người Việt mình lắm”.
doanh nhan pham dinh nguyen giadinhonline.vn 2
Ban giám Đốc DKSH cùng xuất hiện tại chợ Bến Thành
Tiểu thương chợ Bến Thành bất ngờ trước sự xuất hiện của ông Phạm Đình Nguyên

Cùng đi xuống địa bàn với thị trưởng là “đội biệt kích” thuộc tập đoàn phân phối DKSH – là đối tác chiến lược của PhinDeli giúp phát triển và mở rộng thị trường. Ai cũng vui vẻ trước những câu chuyện không hồi dứt với những chủ hàng tại đây.
doanh nhan pham dinh nguyen giadinhonline.vn 3
Chia sẻ về sản phẩm cà phê có cùng tên gọi với thị trấn nước Mỹ, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho hay: “Với cà phê hòa tan PhinDeli, tôi muốn bạn thưởng thức cà phê phin theo cách khác. Bạn sẽ ngạc nhiên về nó. Như người Mỹ đã ngạc nhiên về thị trấn cà phê Việt PhinDeli. Không gì không thể!”.
Được biết, không chỉ gây “náo loạn” ở chợ Bến Thành, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cũng sẽ đích thân tham gia vào hàng loạt hoạt động tiếp thị tới đây, nhằm quảng bá sản phẩm cà phê PhinDeli hòa tan 2 in 1 và 3 in 1 vừa ra mắt. Đây là 2 loại cà phê hòa tan chứa 100% cà phê Việt sử dụng công nghệ trích ly từ cà phê phin cho bạn một hương vị cà phê đích thực – dù uống nóng hay uống đá.
Tuấn Khanh


Giữa tháng 9, một thương hiệu “mới toanh” bất ngờ tung ra thị trường loại cà phê viên, mở màn cho một cuộc chinh phục người tiêu dùng bằng một thức uống “quen mà lạ”.

Thị trường cà phê Việt vốn đã “chật hẹp” với sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu trong và ngoài nước lại hứa hẹn “dậy sóng” khi có những doanh nghiệp mới và sản phẩm mới xuất hiện.

Thai nghén gần 10 năm

Ra mắt giữa tháng 9, Sagoso được giới thiệu là thương hiệu loại cà phê phong cách Ý, từ cappuccino, espresso, latte… và thậm chí cà phê đá theo hương vị truyền thống có vị đắng đậm đà của người Việt dưới dạng những viên cà phê xinh xắn. Sagaso khẳng định mình là doanh nghiệp mở đường tiên phong cho làn sóng cà phê thứ 3 tại Việt Nam: cà phê cá nhân hóa hay còn gọi là single – serve.

Nhóm sáng lập gồm 5 người bạn làm đủ ở mọi ngành nghề khác nhau, nhưng cùng tâm đắc với ý tưởng mang đến cho người tiêu dùng những ly cà phê nổi tiếng của Ý; pha nhanh, hiện đại nhưng phải giữ được hương vị độc đáo tươi nguyên theo kiểu của người Việt. Ý tưởng nung nấu đã lâu, nhưng mãi đến năm 2011, cả nhóm mới có thể chính thức bắt tay triển khai dự án của mình và lập nên công ty Sagaso. Trước đó, trong sáu năm ròng rã cả nhóm 5 người đã chia nhau đi khắp nơi, “lùng sục” khắp các hãng sản xuất máy cà phê, các hãng đóng gói cà phê dạng viên của thế giới để tìm hiểu thông tin. Những cơ sở dữ liệu này giúp nhóm định hình được loại máy pha chế phù hợp với nguyên liệu cà phê Việt Nam với 80% là loại arabica, 20% là robusta. Kết quả là Sagaso đã lựa chọn dây chuyền chiết rót, định lượng viên, đóng gói tự động hoàn toàn bằng robot của hãng Opem – Ý. Probat của Đức cung cấp máy rang cà phê cỡ lớn và Olab của Ý cung cấp các thiết bị nén áp suất và bơm chuyên biệt nhằm sản xuất ra những máy pha cà phê nhỏ gọn với chi phí hợp lý nhất cho người dùng Việt Nam…

Theo ông Nguyễn Lê Anh Trung – một thành viên sáng lập Sagaso, không đơn giản là cứ mua một cái máy rang cà phê, một dây chuyền đóng gói là có thể tạo ra được những viên capsule ưng ý nhất. Tất cả phải vận động nhịp nhàng ngay từ khâu lựa chọn nguồn nguyên liệu đến rang xay và phối trộn để tạo ra những gu cà phê riêng biệt; chuẩn hóa cách thức pha chế của từng viên capsule và đảm bảo sản phẩm có hương vị tươi nguyên vừa ý người tiêu dùng. “Việc tích hợp công nghệ lẫn thử nghiệm đều cần có thời gian dài. Sagaso đã mất nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm từng bước mới cho ra được sản phẩm như hiện nay”, ông Trung nói.



Kỳ vọng của SAGASO
Chấp nhận thử thách

Nếu như một viên cà phê capsule ở Mỹ hay châu Âu nhập khẩu về Việt Nam có giá bán khoảng 16.000 – 17.000 đồng/viên thì Sagaso đưa ra giá bán là 9.800 đồng/viên, tương ứng cho một ly cà phê espresso nguyên chất. Sagaso kỳ vọng với mức giá hợp lý này, người tiêu dùng trong nước sẽ chấp nhận.

Cũng như vậy, nếu so sánh giá một chiếc máy pha cà phê loại đơn của Sagaso là 3,2 triệu đồng hoặc khoảng 4 triệu đồng/máy (loại có gắn thêm bình đựng sữa) với các loại máy pha tương tự nhập khẩu không dưới 100 triệu đồng thì những thành viên sáng lập này rất tự tin vào sự phát triển của hoạt động kinh doanh. Khi thị trường rộng mở hơn, công suất nhà máy gia tăng cũng như có được những đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu lâu dài, giá bán của 1 viên capsule sẽ còn thấp hơn hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, dường như Sagaso không có đối thủ trực tiếp tại Việt Nam, thậm chí tại khu vực châu Á. Nhóm sáng lập Sagaso khẳng định họ là đơn vị mở đầu cho một xu hướng mới để thưởng thức cà phê Việt và cũng đã lường trước những rủi ro và thách thức của thị trường. “Rào cản lớn nhất đối với chúng tôi là thói quen uống cà phê nào cũng được, ở bất kỳ nơi đâu của nhiều người. Nhưng trong các xu hướng tiêu dùng, Việt Nam dù đi sau cũng nhanh chóng bắt kịp với thế giới. Công ty sẽ từng bước tiếp cận khách hàng, qua hệ thống kios, hệ thống mạng xã hội cũng như tham gia các sự kiện… để tạo nhiều điều kiện cho khách hàng trải nghiệm. Sagaso mong muốn đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê nhanh, tiện lợi tại nhà, tại công sở nhưng với sản phẩm chất lượng quốc tế”, ông Bùi Quang Nam – một thành viên sáng lập chia sẻ.

Không chỉ tập trung ở thị trường Việt Nam, Sagaso đã ký thỏa thuận hợp tác với hai đối tác ở Thái Lan và Singapore để phát triển mô hình này theo hình thức bán bản quyền kinh doanh và đang tiếp tục làm việc với nhiều đối tác tại các quốc gia khác. Theo các công ty nghiên cứu thị trường như Euromonitor, Nielsen, D.E Master Blender, ước tính giá trị ngành cà phê toàn cầu khoảng 100 tỷ USD thì phân khúc cà phê single – serve năm 2013 ước đạt khoảng 12 tỷ USD và có mức tăng trưởng dự kiến 25 – 30%/năm. Điều này khiến nhóm sáng lập Sagaso có cơ sở để tự tin mình sẽ thành công.

Lê Yến

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.