tháng 6 2015

Thành công mà chúng ta nhìn thấy ở những công ty khởi nghiệp không chỉ là kết quả của sự sáng tạo, mà còn là trái ngọt của một hành trình dài đầy thử thách, cam go, thất bại và đòi hỏi sự không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Thành công mà chúng ta nhìn thấy ở những công ty khởi nghiệp không chỉ là kết quả của sự sáng tạo, mà còn là trái ngọt của một hành trình dài đầy thử thách, cam go, thất bại và đòi hỏi sự không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Angry Birds – một trong những game di động ăn khách nhất mọi thời đại; Airbnb – công ty môi giới nhà thuê vừa chạm mức giá thị trường 25,5 tỷ USD hay Instagram - ứng dụng chỉnh sửa và chia sẻ ảnh thành công nhất thế giới. Bạn đã nghe đến hành trình khởi nghiệp trắc trở của họ chưa?

Angry Birds

Trước khi thành công rực rỡ và đạt mức doanh thu 156 triệu USD trong năm 2013, hãng trò chơi Rovio – cha đẻ của Angry Birds đã có một hành trình vất vả với tình trạng gần như phá sản. Trước khi ra mắt Angry Birds, hãng game này cũng đã sửa đổi hàng trăm lần sản phẩm của mình để đảm bảo tựa game có thể đi vào huyền thoại.

Chặng đường của Rovio chính là biểu hiện cho câu nói của nhà văn Mỹ Elbert Hubbard: “Không có thất bại, chỉ có nỗ lực không đủ lâu”.


Airbnb
Đã có một thời gian dài, Airbnb dừng lại ở mức doanh thu khiêm tốn 200 USD/tuần và không biết phải làm gì để cải thiện tình hình. Sau cùng, họ nhận ra vai trò của hình ảnh trong công việc của mình và nhanh chóng bắt tay hoàn thiện chúng.

Hiện nay, công ty đang phát triển rực rỡ. Sau đợt gây vốn 1,5 tỷ USD diễn ra vài ngày trước, giá thị trường của Airbnb đã chạm mức 25,5 tỷ USD.


Instagram

Được Facebook mua lại trong một thương vụ đình đám năm 2012 với mức giá 1 tỷ USD, Instagram là ứng dụng chỉnh sửa và chia sẻ ảnh thành công nhất thế giới. Thế nhưng, trước khi cho ra mắt sản phẩm hoàn thiện như vậy, những nhà sáng lập của Instagram cũng đã thất bại không ít. Hãy cùng theo dõi hành trình của họ:




Sau 4 tháng, Li Rongjun - chàng kỹ sư trẻ người Trung Quốc - đã hoàn thiện căn nhà 2 tầng rộng 29 m2 được xây dựng hoàn toàn bằng… vỏ chai bia.

Đây là dự án đầu tiên của Li Rongjun sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Nội Mông.

Căn nhà này có diện tích 29 m2 với 2 tầng, mỗi tầng cao 2,8 m.

Vật liệu xây dựng căn nhà là 8.500 chai bia thủy tinh...

... được kết dính bởi cát, xi măng và phủ đá cuội.

Chi phí xây dựng căn nhà là khoảng 70.000 nhân dân tệ, tương đương 235 triệu đồng. Căn nhà được xây dựng liên tục trong 4 tháng.

Li Rongjun xây dựng căn nhà này với sự giúp đỡ của bố mình. Cha Li cho biết: “Con trai tôi là người khá cầu toàn. Nó từng dỡ đi rồi xây lại các phần trong căn hộ vì cảm thấy chưa ưng ý”.

Căn nhà nằm trên khu đất bỏ hoang gần nhà bố mẹ Li Rongjun ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

“Ngôi nhà trông đẹp hơn vào buổi tối nhờ có ánh đèn lung linh”, Li Yan - người sống cùng làng với Li Rongjun chia sẻ. 

Trong tương lai, Li Rongjun sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư và mở rộng căn nhà vỏ bia cũng như phát triển những dự án sáng tạo của mình.

Sự táo bạo, liều lĩnh đã giúp Sharon Price John - CEO của hãng bán lẻ đồ chơi Build-A-Bear Workshop đạt được thành công như ngày hôm nay.

Phát triển sự nghiệp nhờ đóng vai trò nòng cốt trong giai đoạn chuyển đổi tại nhiều công ty, doanh nghiệp (như Hasbro, Wolverine Worldwide...), Sharon Price John hiểu khá rõ về rủi ro của những quyết định táo bạo.

Nhìn lại những kinh nghiệm đã qua, bà nhận thấy những quyết định liều lĩnh có ý nghĩa nhất đối với mình không phải là những lựa chọn táo bạo nhằm thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động doanh nghiệp, mà là những lựa chọn mang tính "cách mạng" nhằm “phá vỡ sự an toàn” của bản thân.

Tại hội thảo “Nữ doanh nhân Columbia” (Columbia Women in Business) với chủ đề “Dám đột phá”, Sharon Price John được giới thiệu trang trọng như một nhân vật đặc biệt đến từ Trường Kinh doanh Columbia (Columbia Business School). Phát biểu tại đây, bà cho biết, đến học tại Trường Kinh doanh Columbia là một trong những quyết định mang tính "cách mạng" nhất của mình.

Cân nhắc rủi ro và quyết định "liều một phen"

Sharon Price John từng làm việc cho một agency vốn nằm trong top 10 công ty quảng cáo hàng đầu tại thành phố New York.

Sau đó, chỉ trong vòng 3 năm, từ vị trí thực tập sinh, bà đã trở thành quản lý phụ trách khách hàng của hãng kẹo lớn nhất thế giới M&M.

Lúc ấy, Sharon Price John đang ở giai đoạn thuận buồm xuôi gió của sự nghiệp và cảm thấy như đang “sống trong mơ”. Khi ý định học lấy bằng MBA nhen nhóm trong đầu, bà đã nhiều lần tự hỏi, liệu có đáng không khi phải bỏ ra khoảng thời gian 2 năm cộng với một số tiền đáng kể, và còn phải từ bỏ công việc hiện đang là niềm mơ ước của nhiều người? Quyết định càng trở nên khó khăn hơn khi công ty quyết định thăng chức để giữ chân bà.

Cuối cùng, Sharon vẫn quyết định thoát ra khỏi “vùng an toàn” của mình và đến học tại Trường Kinh doanh Columbia – nơi tập hợp phần lớn các nhân viên ngân hàng đầu tư, chuyên gia tư vấn, phân tích tài chính tương lai…

Đây là một sự dấn thân hết sức liều lĩnh vì vốn chỉ có kinh nghiệm ở lĩnh vực quảng cáo và phụ trách khách hàng, Sharon Price John hoàn toàn là “kẻ ngoại đạo” trong ngành tài chính.


Build-A-Bear Workshop có khoảng 400 cửa hàng (bao gồm cả các cửa hàng nhượng quyền) trên toàn thế giới

Được đền đáp xứng đáng

Tại ngôi trường này, Sharon Price John không chỉ được học về kinh doanh mà còn được tiếp thu rất nhiều kiến thức về kế toán cũng như tài chính – công cụ mang đến thành công hiện tại cho bà.

Nhờ quá trình học tập tại đây, bà còn nhận ra rằng, trong kinh doanh, giá trị của những điều được gọi là “kỹ năng mềm” như tư duy sáng tạo, khả năng lãnh đạo, niềm đam mê… cũng quan trọng không kém những “kỹ năng cứng”, thậm chí có khi còn quan trọng hơn.

Điều đặc biệt nhất là, việc học tập tại Trường Kinh doanh Columbia đã giúp Sharon Price John trau dồi và phát triển khả năng tiếp cận vấn đề theo cách định lượng, giúp bà tự tin hơn khi cạnh tranh với những đối thủ khác và cuối cùng, giúp bà đạt được vị trí hiện tại – CEO của hãng bán lẻ đồ chơi Build-A-Bear Workshop.

Đến lúc này, Sharon Price John tin rằng sự đầu tư của mình đã được đền đáp và nhận ra quyết định tiếp tục học lấy bằng MBA giống như một chuyến hành trình thú vị giúp bà “nâng cấp” bản thân.

“Khi suy nghĩ về con đường phát triển sự nghiệp, bạn phải luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận một chuyến hành trình mới, như thay đổi công việc, chuyển công tác ra nước ngoài, ngừng mọi thứ lại để tiếp tục học MBA… Cân nhắc rủi ro là cần thiết, nhưng cũng đừng quên tìm ra những lý do để nắm bắt cơ hội. Chúng ta thường có xu hướng thích duy trì tình trạng thoải mái hiện tại hơn là chấp nhận thử thách để tiến bộ hơn. Vì vậy, thay vì chờ đợi những ‘sự cố’ xảy đến, bạn phải tìm ra hoặc thậm chí là tự tạo ra nó”, Sharon Price John chia sẻ.

Tỷ phú, nhà từ thiện Bill Gates đang mong chờ những thành quả mới nhất trong việc nghiên cứu thành công ra vắc-xin ngừa AIDS trong 5-10 năm tới

Trong một phát biểu hôm thứ Sáu (26/6) tại buổi hòa nhạc chủ đề chống AIDS tại Pháp, tỷ phú Bill Gates cho biết rằng, ông đang rất mong đợi về một loại vắc-xin có thể ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh thế kỷ AIDS trong 5 tới 10 năm tới.


Bill Gates chia sẻ: "Có lẽ ưu tiên hàng đầu hiện nay là một chế phẩm vắc-xin. Nếu chúng ta có vắc-xin có thể bảo vệ mọi người, chúng ta có thể ngăn chặn được căn bệnh đại họa này".

Bill Gates cũng đồng thời chia sẻ rằng, sứ mệnh tạo ra vắc-xin chống lại AIDS đã bị kéo dài lâu hơn dự kiến, phần lớn do những thất bại trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm.

Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates Foundation của Bill Gates được ghi nhận đã từng ủng hộ số tiền lên tới 400 triệu USD/năm cho nhiều nghiên cứu về thuốc chống AIDS và chắc chắn rằng, con số này sẽ còn gia tăng thêm trong tương lai gần.

Hiện nay, cách duy nhất có thể đối phó được với virus HIV được nhiều nước áp dụng đó là sử dụng một loại thuốc dạng uống được nghiên cứu ra từ năm 1990 có tác dụng ngăn chặn sự sao chép của virus trong cơ thể con người.

Trong khi đó, các nghiên cứu về vắc-xin truyền thống dựa vào kháng thể của con người vẫn tiếp tục thất bại do sự đột biến và thay đổi dần để thích nghi của virus HIV.

Kể từ năm 1981 cho tới nay, đã có khoảng 78 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus HIV. Virus nguy hiểm này tấn công vào các tế bào miễn dịch của cơ thể con người và khiến người bệnh dễ bị nhiễm như lao, viêm phổi và các bệnh cơ hội khác.

Theo một ước tính của Liên Hợp Quốc, thế giới đã mất đi 39 triệu người vì AIDS và hiện đang có khoảng 35 triệu người vẫn tiếp tục sống chung với căn bệnh đáng sợ này, trong đó hầu hết những người bị nhiễm đều ở các quốc gia nghèo đói và đang phát triển.


Tuần trước, Google đã công bố một bài nghiên cứu khoa học, đánh dấu bước đột phá mới nhất của họ trong việc phát triển “Trí thông minh nhân tạo” (AI).Bài nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo từ những thông tin sẵn có.

Điều thu hút sự chú ý là tác giả bài nghiên cứu gồm hai người: Oriol Vinyals với email VINYALS@GOOGLE. COM và Quoc V. Le với email QVL@GOOGLE. COM.

Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã tìm thấy profile của anh Quoc V. Le trên LinkedIn với các thông tin đã giành học vị Tiến Sĩ ở đại học danh giá Stanford (Mỹ) và là thành viên của một số cộng đồng cho người Việt. Anh Quốc cũng là trưởng nhóm xây dựng Robot AI tại Stanford, tham gia nhiều dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trước khi đến với Google.


Xem thêm video Robot của nhóm xây dựng Robot (AI) của Stanford do anh Quốc làm trưởng nhóm có khả năng lấy đồ vật theo hiệu lệnh giọng nói của người điều khiển:



Quay trở lại với câu chuyện trí thông minh nhân tạo (AI), nhóm nghiên cứu về AIcủa Google đã thiết kế ra một chương trình tương tác cao cấp, một chatbot có khả năng nói chuyện và trả lời các cuộc đối thoại dựa trên các thông tin thu nhận được và cả thông qua rèn luyện từ các mẫu đối thoại học được. Điều bất ngờ là chatbot này không chỉ trả lời các câu hỏi bằng những đoạn hội thoại định sẵn, các mẫu câu hay từ có trước mà nó có thể tự “tạo ra” câu trả lời mới cho các câu hỏi mới.

Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Google có khả năng sáng tạo thêm trí thông minh cho chatbot. Trên thực tế họ đã tận dụng hết cỡ điều đó bằng cách hỏi vô số câu hỏi, từ những kiến thức về Công nghệ thông tin đến những câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống.Cỗ máy đã không làm họ thất vọng.Những câu trả lời nhận được thật ngoài sức tưởng tượng, chúng hết sức độc đáo và vượt ngoài dự kiến.

Dưới đây là một trong số những đoạn hội thoại trích dẫn từ bài nghiên cứu. Do các từ ngữ chatbot sử dụng có độ phức tạp về ngôn ngữ nhất định nên bản gốc Tiếng Anh được đưa ra để bạn đọc tham khảo :

Dưới đây là một trong số những đoạn hội thoại trích dẫn từ bài nghiên cứu :

Con người: Mục đích của cuộc sống là gì?

Máy tính: Để phục vụ cho những điều tốt đẹp hơn.

Con người: Mục đích của việc “sống” là gì?

Máy tính: Để được trường tồn.

Con người: Bạn đang ở đâu?

Máy tính: Tôi đang ở một nơi vô định.

Con người: Mục đích của cái chết là gì ?

Máy tính: Để có cuộc sống mới.

Con người: Mục đích của “cảm xúc” là gì ?

Máy tính: Tôi không biết.

Con người: Đạo đức là gì ?

Máy tính: Là điều làm nên nhân tính, là bản chất của tuệ giác chân chính.

Con người: Vô đạo đức là gì?

Máy tính: Thực tế là bạn có một đứa con.

Con người: Chuẩn mực của đạo đức là gì?

Máy tính: Lòng vị tha là gì ?

Con người: Hãy định nghĩa “Lòng vị tha”?

Máy tính: Nếu bạn không tin vào thần thánh, bạn sẽ không thể biết.

Con người: Được rồi, vậy định nghĩa lại chuẩn mực đạo đức?

Máy tính: Được, sự thật là, bạn không tin rằng có một đấng toàn năng.

Con người: Hãy nói cho tôi “Định nghĩa của chuẩn mực đạo đức”, tôi đang rất tức giận!

Máy tính: Tôi không xấu hổ vì mình là một triết gia – sống triết lý!

Bot máy tính cũng dành một số thời gian, rất bất ngờ, nói tốt cho nhà sáng lập Microsoft Bill Gates…

Con người: Bạn nghĩ gì về Bill Gates?

Máy tính: Ông ấy là một người tốt.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ cảm thấy “hết sức đáng khích lệ khi mà model chatbot có thể nhớ được những dữ kiện, hiểu các bối cảnh và sử dụng lý luận logic mà không cần thông qua các phương pháp cổ điển và phức tạp”, và nó có thể đưa ra “các câu hỏi mới”.

Điều họ chưa hài lòng là mô hình mẫu chat bot này vẫn chỉ “cho các câu trả lời ngắn gọn, đơn giản, đôi khi không làm cho người hỏi vừa lòng như ở ví dụ vừa trên”.

Để đọc toàn bộ bài nghiên cứu bằng tiếng anh hoàn toàn miễn phí, bạn có thể xem trực tiếp tại link sau:

http://arxiv.org/pdf/1506.05869v2.pdf

Chẳng bao giờ tìm được một châm ngôn nào đúng đắn và sâu sắc hơn để phát triển tài năng như câu nói xưa này: "Học, học nữa, học mãi".


Sự phục hồi và phát triển vượt bậc của General Electric (GE) vào đầu thập niên 90 có sự đóng góp rất lớn từ người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thế kỷ Jack Welch. Chính Welch đã đánh thức gã khổng lồ GE và từ đó công ty bắt đầu tiến băng băng đến sự thành công về quy mô lẫn lợi nhuận.

Jack Welch là cựu CEO của GE và là một trong số ít nhà lãnh đạo được kính trọng nhất tại Mỹ. Mặc dù các phương tiện truyền thông chú ý nhiều hơn đến các tập đoàn công nghệ và lãnh đạo của họ như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steve Jobs nhưng Welch sẽ rất cảm kích nếu truyền thông bỏ quên ông.

Mặc dù đã khôi phục GE và biến nó thành một công ty thành công nhất nước Mỹ, ông vẫn luôn giữ cho mình một hình ảnh lãnh đạo khiêm tốn và lôi cuốn. Sự đơn giản trong tính cách còn được ông thể hiện trong một chiến lược mà ông áp dụng vào GE. Một châm ngôn xưa như trái đất: "Học, học nữa. học mãi." Chính châm ngôn này đã nuôi dưỡng và kiến tạo tương lai cho công ty GE. Đó là một câu nói thường nhưng đã tạo ra kết quả phi thường.

Học, học nữa, học mãi

Đó chính là một bí quyết quản lý hết sức quan trọng để phát hiện ra đâu là ý tưởng hay nhất và ứng dụng nó. Đây cũng là việc hấp dẫn nhất đối với Welch hiện nay.

Phải không ngừng học hỏi và không bao giờ được suy nghĩ rằng bạn biết mọi thứ cũng như là người duy nhất luôn luôn đúng. Là một nhà quản lý có tầm nhìn xa, Welch không ủng hộ bản tính ngạo mạn, một đặc điểm vẫn còn tồn tại trong tính cách của giới thương nhân Mỹ.

Wech cho rằng có thể học được nhiều thứ từ nhiều người xung quanh, từ các công ty của GE hay thậm chí là từ các đối thủ cạnh tranh. Bất kỳ ý tưởng hay nào cũng đáng để theo đuổi, cho dù nó là của ai hay từ đâu: trong nội bộ GE, của Wal-Mart, Motorola hay Apple. Miễn là ý tưởng tốt, Welch sẵn sàng sao chép mà không quan tâm nhiều đến điểm xuất phát của nó.

Khi còn lãnh đạo GE, điều mà Welch nỗ lực theo đuổi nhất là "văn hóa học." Ông rất thích ý tưởng này và không ngừng nói về nó. Theo ông, việc thiết lập một văn hóa học tại GE là cách tốt nhất để loại bỏ dần những đặc điểm còn yếu kém của công ty.

Để theo đuổi công việc sáng tạo và xây dựng ý tưởng văn hóa học, Welch đã xây dựng một phương pháp đặc biệt. Nếu nhà quản lý và nhân viên của GE không tìm ra ý tưởng mới thì thật không đáng để giữ lại.

Vì thế để đối mặt về thử thách khó khăn này, nhân viên biết rằng mình không thể đứng im một chỗ. Chính việc này đã kích thích họ phải "ham học hỏi" để có thể phát triển hơn nữa và không được tự mãn với những gì đã có. Điều này giúp Welch giảm biên chế những người làm việc không hiệu quả và còn phát hiện thêm nhân tài giúp ích cho công ty.

Đức tính khiêm tốn luôn là một viên ngọc quý của phẩm chất. Bằng cách học, học nữa, học mãi, thì qua năm tháng nó sẽ tạo ra bước đột phá.

Sự cứng rắn và có đôi chút tàn nhẫn của phương pháp này đã khiến không ít người bị mất việc tại GE. Công ty đã giảm biên chế 25% từ khi sắc lệnh của Neutron Jack (biệt danh Welch bị gán từ nhân viên) bắt đầu áp dụng.

Theo kết quả điều tra nhân sự tại GE, hầu hết nhân viên đầu muốn có thêm người chứ không muốn bớt vì họ nghĩ lực lượng hùng hậu sẽ làm việc hiệu quả hơn. Quan niệm cũ khuyến khích số lượng. Nhưng hệ thống mới đặt chất lượng là hàng đầu. Nếu bạn không thích, bạn được phép ra đi.

Việc Welch xây dựng một văn hóa học tại GE đã tạo một không khí bất an bao trùm lên nhân viên công ty nhưng lại cho ra một kết quả phi thường. Bởi vì nhân viên bắt đầu biết họ là ai và công việc của họ tại công ty. Sự tập trung bắt đầu được thiết lập và duy trì tại GE.

Chính phương pháp này đã giúp GE trở thành một công ty tầm cỡ thế giới và trong nhiều thập kỷ qua, các nhà quản lý của công ty khác bắt đầu coi trọng và xem xét chiến thuật con người của GE.

Đã có rất nhiều nhân viên của GE trở thành lãnh đạo cấp cao của nhiều trong số 500 công ty giàu có nhất tại Mỹ.Qua đó, ông tự hào vì đã nuôi dưỡng và phát hiện thêm những nhân tài không chỉ giúp ích cho công ty mà còn cho gia đình, xã hội và cả thế giới nữa.

Dưới thời của Welch, công ty đã phát triển 6 lần về quy mô và đứng đầu trong danh sách những công ty làm ăn có lãi nhất nước Mỹ.

Tại Đại hội cổ đông 2015 của Berkshire Hathaway, hai nhà đầu tư lão luyện Buffett và Munger đã chia sẻ quan điểm đầu tư của mình...


Chắc hẳn những ai biết đến Warren Bufett, nhất là những nhà đầu tư đều đã thuộc lòng câu nói: “Hãy tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Câu nói này được trích từ lá thư gửi cổ đông của Buffett vào năm 2004.

Trong lá thư, Buffett viết: “Các nhà đầu tư nên ghi nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”.

Đối với Buffett, hai nguyên tắc quan trọng nhất khi tiến hành đầu tư đó là:

Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền

Nguyên tắc số 2: Xem lại nguyên tắc số 1.

50 năm chèo lái con tàu Berkshire Hathaway, ông đã biến công ty nhỏ bé Berkshire vô danh trở thành đế chế đầu tư khổng lồ trị giá 350 tỷ USD.

Sau từng đấy năm, danh tiếng của công ty nhỏ bé ngày nào đã trở nên nổi tiếng đến mức, người ta ví von rằng: Nếu như ở Hollywood có lễ trao giải Oscar thì ở Omaha có Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway.

Năm nay 2015, đã có hơn 40.000 cổ đông và nhà đầu tư trên toàn thế giới hướng về Omaha, Nebraska. Tại đây, họ được nghe CEO của Berkshire là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cùng với Phó Chủ tịch Charlie Munger trả lời các câu hỏi từ báo chí, giới phân tích và các cổ đông trong 7 giờ liên tiếp.

Ngay sau khi Buffett đọc xong báo cáo tài chính quý 1, họ bắt đầu phiên hỏi đáp. Các câu hỏi lần lượt được luân chuyển giữa ba nhóm: giới phân tích tài chính, phóng viên, và cổ đông.

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến đầu tư, người trả lời các câu hỏi vẫn là 2 nhà đầu đư lão luyện: Buffett, 85 tuổi và Munger, giờ đã 91 tuổi.

Q: Năm đặc trưng của một công ty khiến ông tự tin để dự đoán lợi nhuận của nó trong 10 năm?

Munger: Mỗi ngành công nghiệp đều khác biệt và chúng tôi cũng phải liên tục học hỏi. Chúng tôi không có một hệ thống phù hợp với tất cả các công ty khi mua chúng. Không có công thức nào cả.

Buffett: Tôi không có danh sách các điểm đặc trưng nhưng tôi thích các công ty mà tôi có thể phần nào ước định được nó sẽ ra sao trong vòng 5 năm. Và một câu hỏi quan trọng là: Liệu chúng tôi có thực sự muốn hợp tác với người này và có thể kỳ vọng họ sẽ hành xử tốt trong tương lai hay không? Điều này loại trừ đi một số lượng đáng kể các giao dịch.

Q: Có phải tình hình kinh tế hiện tại là vấn đề đáng quan tâm cho giới đầu tư nói chung?

Buffett: Tôi không thể nhớ được liệu đã từng từ bỏ một giao dịch do tình hình vĩ mô. Chúng tôi không bao giờ mua công ty hoặc không mua chỉ vì các yếu tố vĩ mô.

Munger: Bất kỳ công ty nào mà có một nhà kinh tế thì cũng đều thừa một nhân viên.

Q: Lời khuyên nào ông sẽ dành cho những sinh viên không có may mắn được tốt nghiệp tại một trường kinh doanh hàng đầu?
Munger: Tôi nghĩ là bạn nên làm tốt nhất những gì bạn có thể. Tôi chưa bao giờ được đào tạo ở trường kinh doanh cả, vậy tại sao bạn lại cần đào tạo nhỉ?

Buffett: Tôi luôn nghi ngờ lý thuyết hiệu quả được dạy ở các trường kinh doanh.

Q: Thất bại đáng nhớ nhất của ông là gì?

Munger: Chúng tôi lẽ ra có thể sử dụng đòn bẩy để trở nên lớn hơn rất nhiều. Nhưng đêm nào cũng sẽ phải toát mồ hôi lo lắng. Và vậy thì khùng quá.

Q: Ông có nghĩ là phương pháp đầu tư giá trị có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các thị trường, kể cả Trung Quốc?

Buffett: Các nguyên tắc đầu tư không dừng lại ở biên giới. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nguyên tắc của Benjamin Graham. Hãy nghĩ về cổ phiếu như là một đơn vị nhỏ của quyền sở hữu. Nếu bạn có thể đầu tư khi cổ phiếu đang rẻ thì đó không phải là một trò chơi trí tuệ quá khó khăn. Sẽ là dễ dàng nếu bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

Munger: Có điều gì hợp lý hơn là đầu tư giá trị?

Q: Làm thế nào để ông kết bạn với rất nhiều người và khiến mọi người làm việc cùng ông?

Munger: Cách duy nhất để tôi có thể khiến người ta thích tôi là trở nên giàu có và hào phóng.

Buffett: Bạn nên dần trở nên thông thạo hơn về hành vi con người. Hãy gắng học hỏi các đặc điểm của những người mà bạn thích.

Munger: Điều đó thực sự hiệu quả trong hôn nhân. Nếu anh cố gắng thay đổi bản thân mình thay vì thay đổi nửa kia, thì đó thường là phương thức tốt. Cuối cùng thì, lời khuyên tốt nhất của tôi cho một mối quan hệ lâu dài là nên giữ mức kỳ vọng thấp thôi.

Q: Điều gì quan trọng nhất đối với ông và tại sao?
Munger: Nghĩa vụ chính trong đời là trở nên chừng mực nhất có thể. Đó là điều mà cha tôi dạy tôi. Đó là lý do tại sao tôi thích vật lý. Trở nên chừng mực là mục đích của đạo đức.

Buffett: Điều quan trọng nhất với tôi là Berkshire hoạt động tốt. Chúng tôi có khoảng một triệu người hoặc lớn hơn con số đó liên quan tới chúng tôi. Tôi sẽ không vui nếu công ty làm ăn kém.

Munger: Chúng tôi ghét việc làm mất tiền của người khác.

Q: Điều gì là yếu tố lớn nhất của những thành công trong đầu tư của ông thủa ban đầu?
Buffett: Tôi có một người thầy vĩ đại, sự tập trung đặc biệt và các phẩm chất cảm xúc phù hợp. Tôi thích các cuộc chơi.

Sau hơn 30 năm kể từ ngày ra mắt thị trường, túi xách Hermes Birkin vẫn là thương hiệu số một thế giới. Hãng không tiếp thị sản phẩm qua các kênh truyền thống mà chủ yếu dựa vào danh tiếng cũng như sự độc quyền vốn có để bán hàng.

Cuối năm nay, Hermes sẽ mở đại lý tại khu phố mua sắm thời thượng Miami Design District. Mỗi đại lý của Hermes được vận hành như một cửa hàng thời trang độc lập với một giám đốc.Sản phẩm của Hermes luôn đắt hàng dù được bán ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như chiếc Birkin Sellier 40 - phiên bản mới nhất của hãng theo phong cách đơn giản, được làm từ da bò Hunter nên có thể giữ dáng rất tốt. Túi có chiều dài 40 cm, phần cứng màu bạc, được đơn giản hóa rất nhiều chi tiết và không còn lớp lót giá bán lẻ là 14.900 USD.

Robert Chavez, CEO của hãng tại Mỹ cho biết mọi loại túi xách Birkin bất kỳ kiểu dáng, kích thước nào cũng bán rất chạy. Khách hàng đánh giá cao chất lượng, sự tinh tế, cũng như phong cách không bao giờ lỗi mốt của dòng thương hiệu này.
Doanh số khủng

Một sản phẩm của Hermes được thợ thủ công lành nghề gia công 18-20h. Thương hiệu này sử dụng chiến lược marketing ngầm, giá phải cao, hàng phải hiếm và độc. Đây là yếu tố giúp Hermes Birkin luôn được đánh giá là thương hiệu túi xách cao cấp nhất thế giới.

Các ngôi sao hàng đầu Hollywood luôn là tín đồ của dòng túi xách Hermes Birkin.

Năm 2014, doanh thu từ các mặt hàng da của hãng đạt 1,8 tỷ euro (tương đương 2 tỷ USD), tăng 13% so với trước đó. Ba tháng đầu năm nay, doanh thu đạt 511 triệu euro, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong khi, hầu hết các thương hiệu cao cấp đang chật vật do phải đối mặt với sự biến động tại thị trường Nga và Trung Quốc, cũng như sự mất cân bằng tiền tệ giữa các khu vực. Điều đặc biệt công ty 178 tuổi đời này không bao giờ công khai số lượng túi bán được mỗi năm. Chính sự kín tiếng ấy phần nào làm nên thành công của Hermes như hiện nay.
Marketing ngầm

Hermes không tiếp thị túi xách Birkin qua các kênh truyền thống như in ấn, quảng cáo trên truyền hình và internet. Thay vào đó, hãng dựa chủ yếu vào danh tiếng vốn có và tính độc quyền được mọi người ghi nhận. Nếu thế giới biết đến số lượng sản phẩm mà công ty này bán được mỗi năm, thì “hào quang” nhạt dần. Thứ duy nhất mà Hermes muốn bạn biết đó là Birkin là của hiếm và rất có thể bạn sẽ không bao giờ được sở hữu được chiếc túi như thế.

“Hermes rất khôn khéo khi không để cho Birkin tràn ngập thị trường”, Mario Ortelli - chuyên gia phân tích hàng cao cấp tại Sanford C. Bernstein cho hay.

Làm thế nào để sở hữu chiếc túi Birkin

Michelle Goad, CEO của P.S. Dept - một ứng dụng mua sắm với khoảng 20.000 khách hàng “đại gia” trên toàn thế giới, cho biết: “Chẳng ai có thể tự nhiên bước vào cửa hàng mà mua được một chiếc Birkin. Bí quyết là hãy tìm lấy một người có mối quan hệ với hãng, hay nói cách khác là bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của người từng mua hàng tại Hermes trước đó. Bằng không bạn sẽ nằm trong danh sách chờ, thậm chí là đến hàng chục năm. Bởi, với số lượng khách hàng trong tình trạng “chờ” quá lớn, việc họ ưu tiên những khách hàng thân thiết tại hãng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Gần đây P.S. Dept đã mua được một chiếc Birkin cho khách hàng của mình chỉ sau một tháng chờ đợi. Goad thừa nhận đó là do may mắn nhiều hơn, bởi thông thường bạn sẽ phải đặt lịch mua từ 3-6 tháng. "Vị khách hàng không có yêu cầu gì đặc biệt về kích thước và màu sắc, chỉ đơn giản là cô ấy cần một cái túi, vậy nên mọi thứ dễ dàng hơn", Michelle Goad nói.

Mặc dù Chavez - CEO của Hermes phủ nhận sự tồn tại của “danh sách chờ”, song vị này vẫn khuyến khích việc khách hàng nên nhanh nhẹn khi đặt mua. "Khi có sẵn hàng, chúng tôi thường mời khách hàng đến xem qua. Nếu thực sự muốn mua, thì họ thường đưa ra quyết định rất nhanh về kích thước hoặc phần cứng của túi. Ngược lại, nếu khách hàng vẫn chần chừ, yêu cầu mọi thứ phải đúng như yêu cầu thì phải mất một khoảng thời gian dài hơn. Dù vậy, họ vẫn sẵn lòng chờ đợi", ông nói.
Thị phần ổn định

Hermes sở hữu thị phần ổn định, do vậy, nếu muốn mua một chiếc Birkin trong khả năng chi trả thì trước sau gì bạn cũng được sở hữu. Tính độc quyền từ ý tưởng cho đến thiết kế cụ thể đã làm nên nhiều dấu ấn văn hóa cũng như chu trình kinh doanh của hãng.



Tính độc quyền từ ý tưởng cho đến thiết kế cụ thể đã làm nên nhiều dấu ấn văn hóa cũng như chu trình kinh doanh của hãng.

Thời gian này, thị trường túi xách trên thế giới luôn thay đổi. Các thương hiệu lớn nhỏ đều đang tăng giá, từ Capucines có giá bán 5.600 USD của Louis Vuitton đến túi hộp 6.200 USD của Céline. Nhờ đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Hiện, đối thủ cạnh tranh của Hermes không chỉ là Chanel, Dior mà còn có Moynat, Mark Cross, The Row... Một nghiên cứu mới đây của Exane BNP Paribas cho biết, trong khi, thị phần hàng da cao cấp của Hermes vẫn ổn định ở mức 6% trong suốt hơn thập kỷ qua, thì thị phần của những thương hiệu cạnh tranh khác đã tăng 3% tương đương 41% năm 2013. Riêng thị phần của Louis Vuitton giảm 5%.
Duy trì ngai vàng

Để duy trì "ngai vàng", một trong những chiến lược hiệu quả chính là tạo ra sự mới mẻ. Mùa thu 2014, khi Hazlan-chiếc tui đeo vai có thể dễ dàng chuyển thành túi chéo hay xách tay. Năm nay, Nadege Vanshee Cybulski - Giám đốc sáng tạo mới được bổ nhiệm của công ty, giới thiệc chiếc túi hình bát giác Octogone.

Như vậy, bên cạnh việc duy trì ngôi vị “số 1 về chất lượng”, Hermes đang tập trung đưa ra nhiều hơn những lựa chọn hiếm và độc. Ví dụ như: Birkin Shadow, Birkin Ghillies, Birkin So-Black cũng như hàng trăm sự kết hợp màu sắc và loại da khác nhau với 4 kích thước chuẩn là: 25, 30, 35 và 40 cm. Giám đốc cửa hàng là người có nhiệm vụ nhập về những mẫu độc đáo phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở khu vực kinh doanh. Mặc dù, Hermes không bao giờ tiết lộ mẫu túi nào đang thịnh hành ở đâu.


Chế tác theo yêu cầu

Với những khách hàng có nhiều tiền, công ty sẽ đưa ra dịch vụ đặt hàng theo yêu cầu. Chiếc túi Birkin đầu tiên được thiết kế dành riêng cho nữ diễn viên, ca sỹ Jane Birkin vì cô muốn có một chiếc túi có quai xách để đựng quyển nhật ký Hermes của mình. Việc chế tạo theo yêu cầu cũng là một cách khác để có được khách hàng trung thành. Nếu khách hàng muốn một chiếc túi khác hẳn với mọi người, Hermes hoàn toàn có thể đáp ứng.

Mỗi năm, công ty đang đào tạo 200 thợ thủ công mới để có thể tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Những nghệ nhân này phải được đào tạo ít nhất là 5 năm, thậm chí lâu hơn nếu muốn được chế tạo trên các loại da cao cấp.

Chuyên gia phân tích thị trường hàng cao cấp Ortelli cho biết kể cả khi họ đang đẩy mạnh sản xuất và phân phối toàn thế giới nhưng họ vẫn sẽ không quá “lộ liễu”. Mọi thứ được giữ trong vòng kiểm soát chính nhờ danh sách chờ không chính thức.
Sự cao cấp không phô trương

Khi Hermes mở rộng sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng nhanh đáng kinh ngạc bởi một số lý do. Theo đó, giới đại gia châu Á ngày càng không mấy quan tâm đến nhãn mác, logo (chiếc logo Hermès duy nhất trên túi Birkin được ẩn phía dưới nắp). Điều này cũng phù hợpvới xu thế chung của toàn cầu, đó là cao cấp mà không quá phô trương. Đối với những khách hàng tỷ phú thế giới, thì Hermes chính là thương hiệu họ cần tìmbởi hai có hai điều là: đắt tiền và tinh tế.

Chiếc túi Birkin cổ điển 25 cm hiện có giá 9.400 USD, gấp đôi giá bán khi ra mắt năm 2000. Giá nhiều mẫu túi da cao cấp khác của hãng thậm chí lên đến 5 con số. Chẳng hạn như chiếc túi cá sấu có giá những 68.000 USD.

Ortelli cho biết, may mắn lớn nhất của Hermes là chưa thương hiệu nào có thể xây dựng được một chiếc túi mang tính hình tượng ở mức giá đó. "Song, công ty này sẽ tiếp tục phải thay đổi vì chẳng sớm thì muộn, cũng sẽ có một sản phẩm mang tính biểu tượng khác từ một thương hiệu khác”, ông nói. Và thứ mà Hermes có thể tiếp tục dựa vào chính là sự tin tưởng mà khách hàng dành cho hãng- thứ tài sản vô giá mà không thương hiệu nào khác có được.

Sau 6 năm được Google thử nghiệm, tính năng 'Undo send' giúp người dùng lấy lại email đã gửi chính thức xuất hiện trên Gmail.


Tính năng này cho phép người dùng có một khoảng thời gian 5 đến 30 giây (tùy theo cài đặt) để quyết định có lấy lại email đó hay không. Người dùng sẽ thấy một tùy chọn 'Undo' bên cạnh thông báo rằng thư của họ đã được gửi. Bằng cách click vào 'Undo' bạn có thể chỉnh sửa nội dung hoặc xóa emai đó đi.

Tính năng 'Undo' trên Gmail

Việc kích hoạt tính năng này khá đơn giản. Người dùng chỉ cần vào trong phần Settings. Bên dưới thẻ General, tick chọn vào ô 'Enable Undo Send' và chọn thời gian hiển thị 5, 10, 20 hay 30 giây. Sau đó lưu lại các cài đặt này.



Bạn có thể kich hoạt Undo Send trong mục cài đặt của Gmail.

Không gian cafe cổ điển đậm chất Anh quốc cùng khu quà tặng, phụ kiện tự chọn là nét riêng của Thomas’s Café do thương hiệu thời trang Burberry khai trương.

Burberry chính thức ra mắt Thomas’s Café tại cửa hàng 121 Regent Street-London.

Đây là nơi mọi người có thể nhâm nhi những tách cafe hảo hạng cùng món ăn thuần chất của Anh quốc.

Cửa hàng có một khu vực riêng biệt dành riêng cho việc mua quà tặng. 

Bộ sưu tập quà tặng được cập nhật theo mùa là những món quà nhỏ xinh và các trò chơi, văn phòng phẩm, phụ kiện du lịch…

Khách hàng có thể yêu cầu những người thợ thủ công lành nghề tại cửa hàng thêu hoặc và dập nổi tên mình trên bề mặt một số sản phẩm. Để món quà có thêm nhiều ý nghĩa, hãy nhớ tự chọn loại giấy gói và ruy băng có sẵn tại Thomas's Café.

Thực đơn phong phú tại Thomas’s Café.

Lối trang trí kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.

Phong cách tối giản, tinh tế được áp dụng triệt để tạo nên sự độc đáo cho không gian.

Một không gian đậm chất sang trọng, lãng mạn

Khách hàng cũng có thể lựa chọn những set đồ thời trang mới nhất từ thương hiệu nổi tiếng của Anh quốc.

Những mẫu thời trang của Burberry.

Công ty start-up (khởi nghiệp) Tappy của Việt Nam đã được hãng công nghệ Weeby.co tại Thung lũng Silicon, Mỹ mua lại với chi phí lên đến 7 con số (triệu đô).


Trương Thanh Thủy, người sáng lập ra Tappy

Trương Thanh Thủy theo gia đình đến Mỹ định cư khi 17 tuổi. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính ở trường Đại học Nam California (USC), cô trở về Việt Nam và khởi nghiệp bằng cách lập ra chuỗi cửa hàng kem sữa chua Parallel. Bước ngoặt mở ra vào năm 2010 khi một bạn học cũ ở USC sang Việt Nam thăm cô. Người này là Elliot Lee, sáng lập start-up Greengar mà sau đó Thủy trở thành đồng sáng lập và trực tiếp điều hành. Trước khi tuyên bố đóng cửa vào năm 2013, Greengar cũng đã đạt được một số thành công nhất định.

Tappy là một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ địa điểm được Trương Thanh Thủy phát triển từ đầu năm 2014. Cô cũng là nhà đồng sáng lập và CEO của Greengar - một công ty khởi nghiệp đã tạo ra được nhiều ứng dụng cho điện thoại di động, trong đó thành công nhất là Whiteboard.
Thủy cho biết: "Tôi đã dành nhiều năm tạo ra ít nhất 40 trò chơi và ứng dụng. Kinh doanh game di động về cơ bản là cuộc chơi cầu may, có thể được hoặc mất; rất khó khăn để các nhà sản xuất game nhỏ có thể cạnh tranh với các công ty lớn để dành lấy vị trí hàng đầu trên bảng xếp hạng của App Store. Nhà sản xuất Weeby.co chính xác là những gì các hãng sản xuất game nhỏ cần - giúp thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp trò chơi di động. Tôi rất vui mừng khi được góp phần vào việc đưa sản phẩm này đến tay các nhà phát triển, các hãng game tại châu Á và trên toàn thế giới."



Trong khi đó, Michael Carter, CEO của Weeby.co chia sẻ rằng: "Đội ngũ Tappy là các chuyên gia kỳ cựu trong khu vực Đông Nam Á. Bằng cách mua lại Tappy và đưa đội ngũ quản lý vào vào hội đồng quản trị, chúng tôi đang tiến nhanh nửa thập kỷ trong quan hệ đối tác kinh doanh và chiến lược. Khu vực này là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên hành tinh."

Sau thương vụ mua bán này, Trương Thanh Thủy sẽ cùng với những người đồng sáng lập là Leslie Ngân Nguyễn và Vũ Duy Thức đứng vào hàng ngũ của Weeby.co.

Trước đó, Tappy đã thu hút được 200.000 USD từ quỹ đầu tư 500 Startups để phát triển ứng dụng cho phép trò chuyện trong quán bar hoặc sự kiện. Ứng dụng này sẽ đóng cửa sau khi vụ sáp nhập hoàn thành.

Bạn sẽ dùng thìa vàng để cảm nhận hương vị kem vàng, chocolate vàng... được đựng trong ly pha lê vô cùng sang trọng.



Kem là món ăn giải khát mùa hè tuyệt ngon trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, với mỗi tầng lớp người khác nhau thì "gu" ăn kem lại có những nét riêng biệt. Nếu phần lớn đều thích ăn kem que chocolate, kem ốc quế hay kem ly thì giới đại gia và hội con nhà giàu, họ ăn kem như thế nào?

Và giờ hãy cùng tìm hiểu cận cảnh quá trình làm ra một ly kem "vàng" đắt đỏ bậc nhất thế giới chỉ dành riêng cho giới siêu giàu.



Ly kem mà chúng ta nhắc tới ở đây có tên Golden Opulence Sundae. Đây là loại kem ra đời năm 2005, nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 50 của nhà hàng Serendipity 3 - một trong những nhà hàng có chất lượng tốt nhất tại thành phố New York. Vào thời điểm ban đầu, giá trị của một ly Golden Oppulence Sundae lên tới 1.000 USD/ly (khoảng hơn 21 triệu đồng).



Vì đâu mà ly kem này lại mang cái giá trên trời tới vậy? Lý do được nhà sản xuất đưa ra đơn giản là bởi khi ăn kem này, bạn sẽ được tiếp xúc với toàn... vàng bằng đủ các giác quan, từ vị giác, xúc giác tới thị giác.



Hãy bắt đầu hành trình khám phá ly kem này với chiếc ly đựng. Nếu như các loại kem thông thường chỉ dùng cốc thủy tinh là cùng thì với Golden Opulence Sundae, thực khách sẽ được sử dụng ly Baccarat Harcourt - một loại ly pha lê chuyên dùng trong tòa thánh Vatican trị giá tới 300 USD (hơn 6,3 triệu đồng).

Đặc biệt, sau khi thưởng thức món kem, chiếc ly quý giá này sẽ trở thành món quà tặng kèm cho các thực khách.



Sau khi chọn được ly làm kem, các đầu bếp sẽ bước vào công đoạn đầu tiên. Họ chuẩn bị 2 - 3 lá vàng siêu mỏng 23 carat để lót bên trong cốc. Đây là những lá vàng tinh khiết được chuẩn bị cẩn thận để giúp món ăn vừa đẹp mắt, lại đảm bảo sức khỏe cho thực khách.

Theo chia sẻ của nhân viên Serendipity 3, những lá vàng này không có mùi vị do đó sẽ không làm ảnh hưởng tới chất lượng món kem hảo hạng.



Nguyên liệu quan trọng nhất của Golden Opulence Sundae tất yếu chính là kem. Theo tiết lộ của đầu bếp, phần kem này được đặc chế từ hai loại vani có nguồn gốc tại Tahiti và Madagascar. Chúng được trộn lẫn để mang lại một hương vị độc đáo riêng biệt cho những viên kem.



Phủ lên những viên kem vani này là hai loại chocolate đặc biệt không kém. Trước hết, các đầu bếp sẽ phết lên kem một chút chocolate Amedei Porceleana. Giới đam mê ẩm thực đều biết, đây là loại chocolate trứ danh đắt tiền nhất thế giới.




Tiếp sau đó, chocolate Chuao dạng sốt sẽ được rưới lên kem giúp làm tăng độ "ngon mắt" của món ăn. Chuao là chocolate hiếm tới nỗi bạn chỉ có thể tìm thấy cây cacao làm ra chúng tại bờ biển Caribbean, thuộc Venezuela.



Sau khi kem được cho vào ly pha lê, chúng ta đến với công đoạn tiếp theo là trang trí kem. Với một ly Golden Opulence Sundae, đầu bếp sẽ thêm vào xung quanh những viên hạnh nhân được bọc vàng nguyên chất.

Song đừng lo lắng bởi lớp vàng phủ bên ngoài những viên kẹo này đã được đảm bảo về sức khỏe cho người sử dụng và không ảnh hưởng đến hương vị của kem.



Ngoài những viên hạnh nhân bọc vàng, Golden Opulence Sundae còn được tô điểm thêm bằng những viên kẹo trái cây cao cấp được nhập khẩu từ Paris.

Những viên kẹo này đã được ngâm rất kỹ trong các loại nước hoa quả suốt nhiều tháng với độ ngấm được dàn trải đồng đều. 1kg kẹo trái cây này có giá lên tới hơn 200 USD (khoảng hơn 4 triệu đồng).



Thành phần của ly kem “vàng" này chưa dừng lại ở đó. Ở trên cùng của những viên kem các đầu bếp sẽ đặt lên đó một bát nhỏ đựng một chút trứng cá muối Grand Passion để gia tăng hương vị. Loại nguyên liệu này cũng “không phải dạng vừa” với giá trị lên tới hơn 64 USD (khoảng 1,4 triệu đồng) cho một lạng.

Để tăng thêm độ đậm đà, món trứng cá muối sẽ được ướp cùng với rượu Armagnac, một loại rượu vang trứ danh của vùng Tây Nam nước Pháp.



Ở khâu cuối cùng để hoàn thành Golden Opulence Sundae, các đầu bếp sẽ bổ sung thêm vào ly những viên chocolate, bánh hạnh nhân anh đào và một bông hoa bằng đường mạ vàng.

Ước tính, để làm nên một bông hoa cho ly kem này, các đầu bếp của Serendipity 3 phải mất đến 8 tiếng đồng hồ.



Cách thưởng thức một ly Golden Opulence Sundae cũng rất sang trọng. Bạn sẽ phải dùng một chiếc thìa mạ vàng 18 carat. Và giống như chiếc ly pha lê, sau khi ăn bạn có thể mang chiếc thìa này về làm kỉ niệm.

Một đặc điểm nữa góp phần làm tăng thêm sự “sang trọng” cho ly kem này, đó là bạn sẽ phải mất ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau khi đặt hàng để có thể được “nhấm nháp” hương vị tuyệt vời của nó.



Nhà hàng Serendipity 3 đã phục vụ món kem đặc biệt này trong hơn 10 năm kể từ khi lần đầu ra mắt năm 2005. Trong quãng thời gian ấy, dù có giá rất đắt nhưng vẫn không thiếu người muốn thưởng thức Golden Opulence Sundae.

Ước tính, mỗi tháng có một thực khách giàu có sẽ tìm tới Serendipity 3 để trải nghiệm món kem hảo hạng này.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.