tháng 12 2013

Hơn 10 năm trước, cây ca cao được dự báo là loại nông sản “vàng” có tiềm năng làm giàu cho nông dân VN vì thế giới đang thiếu hụt nguyên liệu này. Nhưng tới nay, người trồng vẫn chưa thể làm giàu.

Do có tâm lý ca cao là cây phụ thu nên hầu hết nông dân không quan tâm đến đầu tư - Ảnh: Q.T

Cơ hội lớn

Chưa bao giờ lại có nhiều dự án nước ngoài đổ dồn vào VN để khuyến khích nông dân trồng ca cao nhiều như lúc này. Các tập đoàn tên tuổi như Cargill, Mars, Puratos Grand Place... đã có mặt tại VN ngay từ thời gian đầu trồng ca cao và ngấm ngầm một cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường mặc dù hiện tại tổng sản lượng ca cao khô mỗi năm trong nước chỉ đạt khoảng 4.000 tấn và hầu như chưa xuất hiện tên tuổi trên bản đồ ca cao thế giới.

Những doanh nghiệp này không chỉ thu mua ca cao mà còn hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón thông qua việc hợp tác hình thành các trung tâm phát triển ca cao. Lý do, theo ông Đinh Hải Lâm, Giám đốc Chương trình phát triển ca cao VN (Tập đoàn Mars Incoporated): “Chúng tôi cần những hạt ca cao thật sự chất lượng, được lên men, kích cỡ lớn và gần như 100% lượng ca cao của VN đáp ứng được yêu cầu này".

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sô cô la, sản phẩm chế biến từ ca cao đang có xu hướng tăng lên ở châu Á. Chỉ riêng Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đã chiếm 2,8 tỉ người và sức tiêu thụ sô cô la của riêng 3 nước này bình quân 0,06 kg/người/năm. Đó là chưa kể Nhật Bản, nước tiêu thụ sô cô la lớn nhất châu Á với mức 1,8 kg/người/năm. Châu Á sẽ dần trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ sô cô la trong tương lai, và VN có vị trí chiến lược hết sức thuận lợi để đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Hiện các tập đoàn lớn đều đã đặt nhà máy ngay tại khu vực Đông Nam Á để đón đầu xu hướng này, Công ty Puratos Grand - Place (Bỉ) cũng vừa đầu tư một nhà máy chế biến sô cô la tại tỉnh Bình Dương và một trung tâm thu mua và lên men hạt ca cao tại Bến Tre. Ông Gricha Safarian, Tổng giám đốc điều hành Puratos Grand - Place VN, nhận định: “Chỉ riêng nhu cầu tiêu dùng sô cô la của Việt Nam đã vào khoảng 5.250 tấn/năm, và hầu hết đều nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này cho thấy, thị trường ca cao của VN rất tiềm năng, đồng thời sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trong nước mở rộng diện tích trồng cây ca cao trong tương lai”.

Nông dân vẫn lúc trồng, lúc chặt

Cơ hội tốt là thế nhưng cây ca cao đến lúc này vẫn bị coi là cây cho thêm thu nhập và chỉ thích hợp cho vùng nghèo.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tính đến tháng 11.2013, diện tích ca cao cả nước đạt 22.110 ha nhưng phần lớn cây ca cao phải trồng xen với các loại cây khác (chiếm 91%). Diện tích ca cao trồng thuần chủ yếu ở vùng Tây nguyên, một số ở vùng Đông Nam bộ, trồng trên đất cà phê già cỗi, năng suất thấp.

So với năm 2012, diện tích ca cao cả nước giảm 3.589,7 ha, nguyên nhân trước hết do ca cao trồng tại một số vùng không thích hợp (nhiễm mặn, khô hạn thiếu nước tưới và không có điều kiện đầu tư chăm sóc) dẫn đến bị chết. Việc đốn bỏ ca cao chủ yếu xảy ra trên những diện tích trồng phân tán, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do nông dân thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc.

Năm 2013, việc đốn bỏ ca cao tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8 tại các tỉnh Bến Tre, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Nông khi giá thu mua ca cao xuống thấp (35.000 - 39.000đồng/kg hạt khô lên men). Từ tháng 9 đến nay, tình trạng đốn bỏ ca cao không còn xảy ra do giá ca cao đang lên cao 50.000 - 55.000 đồng/kg hạt khô lên men (khoảng 4.300 - 4.500 đồng/kg trái tươi).

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, tâm lý ca cao là cây phụ thu nên hầu hết nông dân không quan tâm đến đầu tư, hiệu quả thấp. Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể cho cây ca cao như một số cây trồng khác, đặc biệt vấn đề vốn, cơ chế bình ổn giá, hỗ trợ rủi ro...

Trước nhu cầu của thị trường đối với ca cao nguyên liệu, Bộ NN-PTNT cũng đã có kế hoạch phát triển ca cao với mục tiêu đến năm 2015 trồng 33.500 ha ca cao, sản lượng hạt khô lên men 25.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 60 - 70 triệu USD/năm. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược cụ thể thì người trồng “vàng” sẽ tiếp tục cảnh nghèo như hiện nay.

Quang Thuần

Theo dự báo của Tập đoàn thực phẩm Mars Icoporated (Mỹ), năm 2013, toàn thế giới thiếu hụt khoảng 160.000 tấn ca cao. Con số này sẽ lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020, nhu cầu ca cao sẽ bức thiết hơn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước có thế mạnh như Ghana và Bờ Biển Ngà. Thêm vào đó, các nước trồng ca cao ở châu Á, đặc biệt là Indonesia, quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất châu Á và thứ ba thế giới cũng giảm sản lượng và chất lượng.





Mẹ Nấm
Theo Menam's blog

Hôm qua trên khắp các mặt báo tràn ngập thông tin về việc hai cô bảo mẫu ở Thủ Đức (Sài Gòn) bạo hành trẻ mầm non.

Các phóng viên báo Tuổi Trẻ đã kiên trì theo dõi khá lâu để có một đoạn phóng sự khiến dư luận phẫn nộ.

Trên mạng xã hội hàng loạt status và comment đòi phải trừng trị hai bảo mẫu kia thật nghiêm minh.

Phản ứng thường thấy của những người lớn khi trẻ con bị bạo hành đó là đòi đánh đập, xé xác, bắt những con người dã man kia phải hứng chịu những hình phạt như họ đã làm với con trẻ.

Phản ứng khác hơn một chút có người đưa ra giải pháp khác là nên đưa con đến các nhà trẻ tốt hơn, tin tưởng hơn với giá cao hơn.

Vấn đề chúng ta cần bình tĩnh xem xét nghiêm túc rằng đây không phải là lần đầu tiên vấn nạn trẻ mầm non bị bạo hành nhức nhối trên mặt báo.

Đã có bao nhiêu lần bạo hành xảy ra, đã bao nhiêu lần trẻ con bị ngược đãi?

Hành vi sử dụng bạo lực để nuôi dạy trẻ của mẹ con bà Quản Thị Kim Hoa đã bị phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai ghi hình và phát sóng vào ngày 15/1/2008, gây bức xúc dư luận cả nước. Kết quả mức án 18 tháng tù giam có làm giảm đi nạn bạo hành trẻ mầm non không?

Xin thưa là không.

Mới nhất là ngày 16/11/2013, cháu bé 18 tháng tuổi Đỗ Ngọc Long đã bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ xách ngược lên doạ khi cháu không chịu ăn và làm té xuống sàn, sau đó lại bị đạp liên tiếp vào bụng dẫn đến tử vong.

Chúng ta phẫn nộ, chúng ta sục sôi khi đọc tin nhưng chúng ta ngồi im để sự phẫn nộ ấy trôi qua như một tiếng chặc lưỡi.

Chưa bao giờ chúng ta - những người lớn, những người đã, đang và sẽ làm cha làm mẹ nghĩ đến việc lên tiếng để yêu cầu phải có thay đổi từ hệ thống giáo dục – nguồn gốc chính dẫn đến tình trạng rối ren và ảnh hưởng đến tương lai của con cái chúng ta.

Xem xét kỹ lại các tình huống đã xảy ra những vụ bạo hành thương tâm, đa phần là ở các nhà trẻ tư, nơi có nhiều công nhân nghèo xa quê sinh sống.

Chúng ta – những người lớn, chưa một lần nghiêm túc nghĩ đến việc lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của thế hệ tương lai.

Năm 2008, báo Sài Gòn Tiếp Thị có đăng bài “Khi sữa mẹ còn chảy ròng ròng trên ngực áo” (1) của nhà báo Trung Hồ. Và đến nay lời đề nghị “Thưa ông bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, xin hãy ra ngay một lệnh buộc các trường mầm non nhận ngay các cháu kể từ bốn tháng tuổi, khó khăn nếu có sẽ cùng tìm ra cách giải quyết” của nhà báo này đã rơi vào quên lãng.

Đã có lúc nào chúng ta, những người lớn nghĩ rằng mình sẽ phải lên tiếng để yêu cầu các cơ quan chức năng phải nghiêm túc giải quyết vấn đề nhận giữ trẻ ngay khi các bà mẹ kết thúc giai đoạn nghỉ thai sản quay lại làm việc chưa?

Chúng ta phẫn nộ vì sự tàn ác của các bảo mẫu nhưng có lúc nào chúng ta thật sự quan tâm đến việc các khu công nghiệp có công nhân nghèo xa quê phải có các nhà trẻ được đăng ký và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống công quyền chưa?

Có nhiều cha mẹ quan tâm đến chất lượng và sự quản lý đào tạo ở các nhà trẻ của các cơ sở tôn giáo nhưng ít biết rằng các cơ sở này rất khó khăn khi muốn cấp phép hoạt động bình thường như bao cơ sở khác. Và chúng ta sẽ phải làm gì nếu muốn lựa chọn những trường học như thế này cho con cái chúng ta?

Chúng ta phẫn nộ để làm gì? Cần bao nhiêu lần chúng ta phẫn nộ nữa để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ mầm non?

Chính chúng ta - những người lớn cũng có lỗi vì không bảo vệ được trẻ em khỏi sự bạo hành này.
Chúng ta phẫn nộ mỗi ngày khi có sự việc xảy ra, nhưng lại chấp nhận sống chung với nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ ấy chỉ vì nó chưa đụng chạm đến con em mình. Đó là một hình thức dạy dỗ con em chúng ta trở nên ích kỷ với cuộc sống xung quanh.

Chúng ta phẫn nộ khi thấy trẻ con bị đánh, người dân bị án oan 10 năm vì bức cung, người lao động nghèo bị bóp cổ, tham nhũng tràn lan trong xã hội.. Và chúng ta phẫn nộ trong im lặng bởi nó chưa đụng chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng mắt thường.

Và mọi thứ cứ lặng lẽ trôi qua như một ấm nước sôi sùng sục rồi trở nguội, không có gì thay đổi. Vậy thì chúng ta phẫn nộ để làm gì?

Đã đến lúc đừng để sự phẫn nộ của chúng ta dần trở nên một phản ứng bình thường và vô cảm nếu chúng ta muốn mọi thứ thay đổi thật sự.
.............................
(1) http://sgtt.vn/Nguyet-san/Chi-tiet/84501/Khi-sua-me-con-chay-rong-rong-tren-nguc-ao.html

(210)SỐ ĐƠN4-2004-06249
(220)NGÀY NỘP ĐƠN25/06/2004
(300)NGÀY ƯU TIÊN25/06/2004
(540)TÊN NHÃN HIỆUWAKE-UP
LOẠI NHÃN HIỆUThông thường
MÀU NHÃN HIỆU0
(511)NHÓM SẢN PHẨM / DỊCH VỤ30 Cà phê bột, cà phê hoà tan, nước tương (tàu vị yểu), gia vị, tương ớt, tương ớt chua ngọt, mì ăn liền, phở ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu ăn liền, cháo ăn liền, mì sợi, bánh phở.
(731) / (732)NGƯỜI NỘP ĐƠN / CHỦ SỞ HỮUCông ty cổ phần Công nghiệp - thương mại Ma San (MA SAN TRADING CORPORATION) / Công ty cổ phần VINACAFé Biên Hoà
ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN
Lô III-12, nhóm công nghiệp III, khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
ĐỊA CHỈ CHỦ SỞ HỮU
Khu công nghiệp Biên Hoà 1, phường An Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
CHỦ CŨ
Tên chủ sở hữuĐiạ chỉ chủ sở hữu
Công ty cổ phần thực phẩm MA SANPhòng 9.6 & 9.7 tầng 9, toà nhà Etown 2, số 364 Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần Công nghiệp - thương mại Ma San (MA SAN TRADING CORPORATION)Lô III-12, nhóm công nghiệp III, khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần thực phẩm Ma SanTầng 12, toà nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng MA SANTầng 12, toà nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
(111)SỐ BẰNG4-0068549-000
NGÀY CẤP BẰNG05/12/2005
NGÀY CÔNG BỐ BẰNG26/01/2006   214
(141)NGÀY HẾT HẠN25/06/2014
(740)TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SHTTINVENCO
TÀI LIỆU TRUNG GIAN(09/11/2005) 251: Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
(29/10/2004) 221: QĐ chấp nhận đơn
(23/11/2005) 151: Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố

Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Nguyên Phó Chủ tịch FPT Lê Quang Tiến
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...

Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

- Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

- Phải có đủ thành phần nam, nữ.

- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Lê Quang tiến
Nguồn: Chúng ta 

6 năm trước ông sang Việt Nam để tìm hiểu các điều kiện thích hợp cho việc trồng trọt. 3 năm nay, ông thuê 5.000m2 đất với giá 60 triệu đồng/ha/năm ở ngay cửa ngõ Đà Lạt tiếp giáp với xã Đạ Sar để trồng rau xuất sang Nhật và bán cho những người Nhật ở Tp.HCM. Ông cũng vừa thuê thêm 15.000m2 để mở rộng sản xuất. Chúng tôi đã gặp ông Masazumi ngay bên những luống dâu tây giống Nhật đang độ thu hoạch.

Ông Masazumi

Ông Masazumi - 60 tuổi, trước khi về hưu, ông đã làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyên về hoa ở Nhật Bản. Ban đầu sang Việt Nam, ông định tìm đất trồng hoa cúc, nhưng thấy hoa cúc Việt Nam không được ưa chuộng ở Nhật vì hoa cúc trồng ở Nhật sau khi cắt cành có thời gian tươi lâu hơn, thân cây khỏe, hoa có độ nở hết cỡ… nên chuyển hướng sang nghiên cứu trồng rau và đã rất thành công…

Ông cho biết, cứ 2 ngày một lần ông thu hái dâu tây, sau đó đóng gói và chuyển đi TP HCM. Mỗi kg dâu của ông có giá từ 150 - 370 ngàn đồng/kg, nhưng tại Nhật mỗi trái dâu tây tính ra tiền Việt Nam là 5.000 đồng và chúng chỉ được dùng để trang trí cho các món ăn tráng miệng…
Ngoài dâu tây, ông còn trồng các loại rau trái khác như: cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, cà tím… nhưng đều là giống của Nhật, với giá 50.000đ/kg dưa chuột, cà chua thấp nhất là 60.000đ/kg… Rau quả ông trồng có giá cao gấp nhiều lần so với giá ở xứ rau Đà Lạt, nhưng theo ông là không đủ cung cấp cho khách hàng.

Ông cũng cho biết thêm khi hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, các khách hàng của ông sẽ rất nhiều từ Nhật, Singapre, Indonesia, Thái Lan…, ngay cả người Nhật ở Hà Nội cũng đặt hàng, nhưng hiện ông phải từ chối vì không đủ nguồn hàng cung cấp.

Vì sao lại như vậy? Phải được nếm thử những trái dâu trong vườn của ông mới nhận thấy rõ sự khác biệt. Những trái dâu hơi ửng đỏ sẽ cho cảm giác rất chua, nhưng dâu giống Nhật trông mọng nước, lại rất ngọt, có mùi thơm và không cứng. Cà chua hay ớt ngọt cũng có độ ngọt cao hơn hẳn. Ở Đà Lạt có rất nhiều người trồng rau củ giống Nhật, nhưng chỉ có mình ông Masazumi đang trồng dâu tây giống Nhật. Đà Lạt cũng có dâu tây giống Pháp và New Zealand do người Việt trồng, nhưng dâu Pháp đã thất bại…

Ngoài giống ra, theo ông Masazumi, nền tảng của việc làm nông nghiệp là đất, nếu xử lý được đất thì đã thành công 50% rồi. Riêng ông đã đầu tư khoảng 50-60USD để xử lý 1 luống đất (khoảng 1$/m2) bằng cách mua bã mía về ủ lên men và để mục (khoảng 2-3 năm), cho thêm phân dê trộn với đất… sau đó, phủ nilon lên luống, cho ánh nắng mặt trời chiếu vào để diệt các loại vi khuẩn, trứng sâu, nấm có hại cho cây trồng (khoảng 2-3 tuần)… rồi mới tiến hành trồng cây trên đất ấy.

Xử lý đất là làm thế nào cho đất tơi, xốp. Với ông Masazumi, bã mía rất tốt cho đất, khi khô nó không bị thối rữa, bản thân nó có chất dinh dưỡng, đem trộn với đất, nó cho độ xốp tốt. Lúc mới sang Việt Nam, ông thử trồng cây trên đất chưa xử lý thì bộ rễ dài khoảng 15cm, nhưng cây được trồng trên đất đã xử lý có bộ rễ dài gấp đôi. Đất đã được xử lý có thể duy trì để trồng cây trong 5 năm… Sau đó, ông chỉ cho thêm phân và tưới bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học.

Ngoài sự khác biệt trong khâu xử lý đất, cách canh tác của ông cũng như những người nông dân khác. Chính vì đầu tư từ đất, nên năng suất cây trồng của ông tăng từ gấp đôi trở lên, với vòng đời của cây dài hơn, củ - quả to hơn và tất nhiên, là sản phẩm sạch - an toàn...

Ông Masazumi cho rằng, Đà Lạt là nơi rất thích hợp cho các loại cây trồng vì khí hậu rất tốt, nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là rất phù hợp với dâu tây - loại cây ưa mát và không chịu được nóng. Ở Việt Nam, ngoài Đà Lạt chỉ có Sapa là có thể trồng được dâu tây, nhưng chỗ ông thuê rất thuận lợi do có suối nước sạch ngay bên cạnh. Ông cũng tìm thấy ở Mianma có chỗ có khí hậu giống Đà Lạt, nhưng hệ thống điện nước lại không bằng…

Nhận xét về nông dân Đà Lạt, ông Masazumi thẳng thắn cho biết: Người Việt sử dụng quá nhiều thuốc và rất bảo thủ. Khi ông bắt đầu trồng rau ở Việt Nam đã có người Trung Quốc và Hàn Quốc đến học hỏi, nhưng không có người Việt Nam nào. Người Hàn Quốc học được kỹ thuật là bắt chước ngay, nhưng Việt Nam thường tự mày mò. Thậm chí, ông đã từng chỉ cho người Việt Nam về cách xử lý đất và kỹ thuật trồng dâu. Nhưng người nông dân này đã nói: “Tôi đã trồng dâu được 10 năm rồi, và đến nay, công việc vẫn rất tốt”...

Theo ông Masazumi, làm nông dân, dù có kinh nghiệm tích lũy qua năm tháng, nhưng vẫn nên học hỏi các kỹ thuật khác trong ngành nông nghiệp. Ông thuê nhà ở Đà Lạt, hằng ngày lái xe khoảng hai chục cây số vào vườn hướng dẫn nhân công chăm sóc cây rau. Ngày chủ nhật được nghỉ, ngoài thăm thú phong cảnh, uống cà phê, ông gặp gỡ những người nông dân khác để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm. Ông cho rằng, nông dân Đà Lạt nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung, nên đầu tư vào khâu xử lý đất. Ngoài các loại phân bón như phân bò và phân dê… thì họ có thể dùng những thứ để tạo nên độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất, như bã mía, thân - cùi bắp, xơ dừa, vỏ cà phê… hay đơn giản và ít tốn kém hơn là lá thông…”


Trong suốt 7 thế kỷ qua, trọng tâm của kinh tế thế giới đã dịch chuyển lần lượt từ Italia sang Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và hiện nay là Mỹ.

Trung tâm tài chính của thế giới thay đổi

Trong suốt 7 thế kỷ qua, trọng tâm của kinh tế thế giới đã dịch chuyển lần lượt từ Italia sang Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và hiện nay là Mỹ. Tuy nhiên, có một đặc điểm không bao giờ thay đổi: đất nước nắm giữ vị trí trung tâm của thế giới (cả về kinh tế và quyền lực) sẽ phát hành trái phiếu để trang trải chi phí. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua những trái phiếu này bởi chúng đại diện cho những trái phiếu an toàn nhất để đầu tư.

Đất nước nằm ở trung tâm của kinh tế thế giới có thể phát hành nhiều trái phiếu hơn với chi phí thấp hơn so với các nước khác.

Tuy nhiên, qua thời gian, đất nước đó mất dần quyền lực và nhà đầu tư bắt đầu chuyển tiền đầu tư sang các nền kinh tế mới nổi khác.

Cho tới những năm 1500, Italia vẫn là trung tâm của kinh tế phương Tây. Khi đó, vùng Địa Trung Hải là cửa ngõ dẫn vào Byzantium, Trung Đông và cả Trung Quốc và Ấn Độ. Những thành phố như Venice, Genoa, Florence và nhiều thành phố khác của Italia lớn mạnh nhờ vào hoạt động thương mại. Tuy nhiên, chiến tranh giữa các vùng cũng khiến nhiều thành phố của Italia bị ảnh hưởng.

Đến những năm 1600, đất nước quyền lực nhất về kinh tế lại là Hà Lan. “Đất nước cối xay gió” đóng vai trò quan trọng nhờ vào giao dịch thương mại ở Đại Tây Dương. Bắc Âu cũng giúp Hà Lan củng cố vị thế của mình. Thặng dư vốn của Hà Lan có thể được minh họa qua bằng chứng lịch sử là bong bóng hoa tulip trong những năm 1630.

Tuy nhiên, Hà Lan quá nhỏ để có thể duy trì vị thế là trung tâm của kinh tế toàn cầu. Các cuộc cách mạng thương mại và công nghiệp đã dịch chuyển vùng trung tâm của kinh tế thế giới sang Anh vào cuối thế kỷ 17. Cuộc cách mạng công nghiệp năm 1688 nâng cao đáng kể vị thế chính trị của nước Anh và cho phép quốc gia này duy trì vị trí trung tâm cho tới năm 1914.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trung tâm của thế giới lại dịch chuyển từ London sang New York. Và, ngày nay, New York vẫn là trung tâm của kinh tế toàn cầu. Đồng USD là đồng tiền dự trữ thế giới, và điều này đã cho phép Washington có thể phát hành trái phiếu với chi phí thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Chỉ số trái phiếu chính phủ

Global Financial Data đã xây dựng chỉ số trái phiếu chính phủ, sử dụng dữ liệu về trái phiếu do chính phủ các nước kể trên phát hành để theo dõi lợi suất trong suốt 7 thế kỷ qua. Từ năm 1285 đến 1600, dữ liệu về trái phiếu Italia được sử dụng. Từ năm 1606 đến 1699 là trái phiếu của Hà Lan, từ 1700 đến 1914 là trái phiếu của Anh và từ 1919 đến nay, trái phiếu kỳ hạn 10 năm do chính phủ Mỹ phát hành được sử dụng.

Hiểu thêm về lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu do chính phủ các nước phát hành được quyết định bởi một số yếu tố: tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, yếu tố cung cầu và rủi ro.

Lợi suất trái phiếu chính phủ không có rủi ro sẽ bằng với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi nó đại diện cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ trái phiếu chính phủ cả trên phương diện cơ hội đầu tư (GDP thực) và giá trị thời gian của tiền tệ (lạm phát).

Tăng trưởng cao hơn hoặc lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu tăng lên. Độ rủi ro của trái phiếu tăng lên cũng khiến lãi suất tăng lên. Nhà đầu tư có thể lo sợ rằng chính phủ không thể hoàn trả khoản nợ, giảm chi phí thực của trái phiếu thông qua lạm phát, hoặc giảm giá đồng nội tệ cũng là một cách để cắt giảm chi phí. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu.

Xu hướng chung cho lợi suất trái phiếu chính phủ trong suốt 7 thế kỷ qua là giảm xuống. Không thể cho rằng đây là kết quả của tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc lạm phát giảm tốc, nhưng rõ ràng là một phần nguyên nhân nằm ở rủi ro vỡ nợ giảm xuống. Từ năm 1285 đến giữa những năm 1600, lợi suất trái phiếu chính phủ biến động trong khoảng 6% - 10%, trong một số trường hợp quanh mốc 20%.

Bởi vì có rất ít số liệu về lợi suất trước những năm 1700, có thể kết luận rằng lợi suất tăng vọt là do những sự kiện đặc biệt ảnh hưởng đến các chính phủ phát hành, đặc biệt là khi chiến tranh xảy ra. Lợi suất của các tài sản đầu tư khác cũng thấp hơn, nhưng do dữ liệu quá ít, khó có thể khẳng định rằng đây là nguyên nhân. Tuy nhiên, xu hướng là khá rõ ràng.

Kể từ năm 1700, các thị trường trái phiếu tương đối phát triển đã tồn tại ở London và New York, cho phép theo dõi lợi suất một cách chính xác. Kể từ giữa những năm 1600, trung bình lợi suất trái phiếu chính phủ vào khoảng 4%. Trước những năm 1600, lợi suất bị chi phối bởi rủi ro. Sau những năm 1600, lạm phát là nhân tố chi phối.

Trở thành trung tâm của kinh tế thế giới có nhiều cái lợi bởi nước đó có thể phát hành trái phiếu với chi phí thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong dài hạn, điều này có thể dẫn đến tình trạng phát hành quá nhiều nợ.

Với tình trạng nợ của chính phủ Mỹ ngày càng tăng, một số người đang bắt đầu tự hỏi liệu nước Mỹ có thể duy trì vị thế như hiện tại hay không. Trước khi nhận định về Mỹ, hay xem xét trường hợp của Italia, Hà Lan và Anh trong quá khứ.

Thu Hương
Business Insider

Không ít người lấy sự nghèo để biện minh, bảo vệ sự tồn tại cho nền giao thông xe máy, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… Một số người thậm chí còn đấu tranh để những thứ không phù hợp với các đô thị hiện đại, văn minh này tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những hậu quả khủng khiếp...

Một người chạy xe máy vào đường ngược chiều không phải vì theo gương xấu của vị quan xấu nào đó, mà vì muốn "cướp" đường để đi nhanh
Chúng ta nói được với nhau, giải thích được cho nhau mọi thứ trên đời một cách dễ dàng và đầy thuyết phục. Kể cả những thứ chúng ta hiểu rất ít và thậm chí là cả những thứ chúng ta thực ra không hiểu gì.Nếu cần phải tìm một tố chất con người nào đó mà người Việt ta giỏi hơn người các nước khác, thiết nghĩ đó là năng khiếu ngụy biện.
Những cái xấu tràn lan trong xã hội: tham ô tham nhũng; ăn trộm, ăn cướp, kể cả giết người; rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm; đầu độc nhau bằng hàng hóa độc hại, thực phẩm độc hại; vi phạm luật, gây rối loạn trật tự giao thông; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, xả rác bừa bãi; chen lấn xô đẩy mọi lúc, mọi nơi...
Quan tham thì tại chính họ tham, cái đó rõ rồi và họ cũng không thanh minh. Họ chỉ tìm cách trốn tránh sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.
Còn các kiểu dân hư thì chúng ta đều giải thích được hết. Rất đơn giản và đầy thuyết phục: dân hư bởi tại... quan tham!
Đó là câu nói gần như cửa miệng của rất nhiều người, cho nhiều hoàn cảnh khác nhau, của bản thân mình hoặc của người khác.
Chúng ta yên tâm rằng, một ngày quan hết tham hoặc hết quan tham, mọi người sẽ tử tế ngay và nước ta sẽ trở thành thiên đường về môi trường sống.

Không ít người lấy sự nghèo để biện minh, bảo vệ sự tồn tại cho nền giao thông xe máy, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm chợ "cóc", làm chỗ giữ xe - Ảnh: Diệp Đức Minh

Có bao nhiêu người ngoài 25 tuổi làm điều tốt không vì mục đích cá nhân của mình, mà đơn giản chỉ vì noi gương người tốt việc tốt của người ABC nào đó?Nhưng hãy trung thực với mình đi!
Có bao nhiêu người ngoài 25 tuổi làm điều xấu không vì động cơ cá nhân của mình, mà đơn giản chỉ vì theo gương xấu của người XYZ nào đó?
Ai chứ nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow thì chắc không bao giờ chấp nhận cách giải thích vạn năng của người Việt chúng ta.
Theo Maslow thì mọi người đều hành động theo những nhu cầu cụ thể của chính bản thân. Mọi hành động của một cá nhân đều có một (hoặc một số) nhu cầu cá nhân sau nó. Bối cảnh hành động chỉ tác động, làm thay đổi lợi ích thu được và rủi ro phải chịu của hành động thôi. Có làm theo gương ai thì cũng là để đáp ứng các nhu cầu của bản thân người hành động.
Nói cách khác, một người tốt hoặc xấu không phải vì người khác tốt hoặc xấu, mà vì các lợi ích mà hành động tốt hoặc xấu có thể mang lại cho chính người đó.
Nếu các lợi ích đủ lớn, còn các rủi ro (hậu quả) được nhận thức là nhỏ (hoặc không có rủi ro) thì người đó sẽ hành động theo "sự chỉ đạo" của nhu cầu bản thân. Bối cảnh hành động chỉ có thể làm tăng hoặc giảm lợi ích và rủi ro.
Một vị quan thực hiện hành động tham ô vì lợi ích tiền bạc cho chính mình. Khi tham ô, vị quan đó nhận thức rủi ro của hành động tham ô là nhỏ.
Một người dân cướp của, người đó cướp của không phải vì theo gương xấu của vị quan tham ô nào đó, mà vì lợi ích tiền bạc cho chính mình. Khi cướp, người đó nhận thức rủi ro của hành động cướp là nhỏ.
Một người dân lao vào hôi của trong một vụ tai nạn giao thông hoặc thiên tai, người đó hôi của không phải vì theo gương xấu của vị quan tham ô nào đó, mà vì lợi ích vật chất cho chính mình. Hôi của cũng là cướp của. Khi hôi của, người đó nhận thức rủi ro bị xã hội lên án, hoặc bị bắt ra tòa xử, là nhỏ.
Một người dân vượt đèn đỏ, người đó vượt đèn đỏ không phải vì theo gương xấu của vị quan xấu nào đó, mà vì muốn đi nhanh qua ngã ba, ngã tư. Vượt đèn đỏ là "cướp" đường, thời gian và sự an toàn của người khác, xấu xa không kém cướp của. Khi vượt đèn đỏ, người đó nhận thức rủi ro mình bị các xe đi theo tín hiệu đèn xanh đâm chết, hoặc bị công an bắt phạt tiền, là nhỏ.
Một người dân chen lấn, xô đẩy khi mua hàng hay khám bệnh, người đó chen lấn, xô đẩy không phải vì theo gương xấu của vị quan xấu nào đó, mà vì muốn mua được hàng, hoặc được khám bệnh, nhanh hơn những người khác. Chen lấn, xô đẩy là "cướp" thời gian, sức khỏe của người khác, xấu xa không kém cướp của. Khi chen lấn, người đó nhận thức rủi ro bị lên án là nhỏ.
Đọc đến đây, không ít người sẽ nhìn ra "bảo bối" thứ hai: sự thiếu hụt về nhận thức, hay sự thiếu giáo dục. Họ sẽ nói: những hành động xấu đó trong dân là do nhận thức của con người nông cạn, do chất lượng giáo dục yếu kém (trong đó có các môn giáo dục công dân). Lỗi của ngành giáo dục, phải sửa từ giáo dục.
Nói như thế không sai và ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện để tạo ra những thế hệ người Việt Nam có chất lượng hơn. Nhưng trong khi chờ những thế hệ người có chất lượng hơn đó, chúng ta vẫn phải có giải pháp đối với các "hàng hóa tồn kho", đó là chính chúng ta.
Chúng ta không thể bắt những người tuổi 20, 30, 40, 50 quay lại học lại từ lớp vỡ lòng và các môn học đạo đức công dân có chất lượng tốt hơn.
Cũng không cần thiết phải làm điều đó, vì ngoài giáo dục ở nhà trường, còn có giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, giáo dục pháp luật, trong đó mỗi người đều có thể tự học, được học, thậm chí bị bắt học. Không ở đâu giáo dục ở nhà trường có thể thay thế được rất nhiều các hình thức giáo dục sau nhà trường.
Một người được giáo dục pháp luật tốt và vì một xã hội có trật tự, kỷ cương, người đó không bao giờ lấy cái sai, cái xấu của ai đó để biện minh cho cái sai, cái xấu của bản thân mình hay của những người khác.
Nhưng ở nước ta, đây là kiểu thái độ phổ biến trước các hiện tượng xã hội. Mọi thứ xấu xa đổ hết cho chính sách, cơ chế, thể chế là xong.
Không ít người lấy sự nghèo để biện minh, bảo vệ sự tồn tại cho nền giao thông xe máy, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm chợ "cóc", quán "cóc", làm chỗ giữ xe. Một số người thậm chí còn đấu tranh để những thứ không phù hợp với các đô thị hiện đại, văn minh này tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những hậu quả khủng khiếp của chúng đối với sự phát triển của xã hội và con người.
Họ bảo, đến Paris, London, New York còn có nền kinh tế vỉa hè cơ mà? Điều họ không nói để mọi người biết là ở Paris, London, New York có kinh tế vỉa hè, nhưng đó là kinh tế vỉa hè được chính quyền quy hoạch và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực thẩm và trật tự, mỹ quan đô thị, không phải là thứ kinh tế vỉa hè tự phát và gần như không được quy hoạch, quản lý như ở ta. Singapore cũng có các hàng cơm bình dân, nhưng không phải các hàng cơm bạ đâu ngồi đấy, xung quanh đầy rác rưởi, ruồi muỗi như ở ta.
Họ cho rằng xe máy là phương tiện đi lại của người nghèo và bảo vệ  quyền sử dụng xe máy vĩnh viễn của mỗi người dân. Họ "lờ" đi thực tế là các nước Trung Quốc, Myamar đã cấm xe máy ở rất nhiều thành phố. Họ cũng không nói đến quyền của mỗi người dân, kể cả người nghèo, được hưởng một nền giao thông công cộng văn minh, hiện đại, an toàn như người dân ở các nước khác, không nói đến trách nhiệm đóng góp của người dân cùng nhà nước để sớm có một nền giao thông công cộng như vậy (dù chỉ là sự đóng góp tinh thần và sự sẵn sàng từ bỏ thói quen đi xe máy để phát triển giao thông công cộng).
Chúng ta thường chấp nhận sự ngụy biện vì không nghĩ nó gần như đồng nghĩa với một từ khác, đó là đạo đức giả. Nó dẫn dắt con người đến với những giá trị giả, những thứ không có giá trị ở các xã hội phát triển văn minh.
Không ở đâu một xã hội có thể phát triển giàu có và văn minh dựa trên sự phổ biến của năng khiếu ngụy biện, thói đạo đức giả.
Theo học thuyết của Maslow, để thay đổi hành vi con người và giảm bớt những thứ xấu xa trong xã hội, không có cách nào khác là phải tác động mạnh mẽ vào các lợi ích các thứ xấu xa đó mang lại cho đối tượng hành động (làm giảm hoặc triệt tiêu chúng), đồng thời tác động mạnh mẽ vào phía nhận thức, làm cho mỗi một người ý thức đầy đủ các rủi ro, hậu quả từ mỗi hành động của bản thân.
Nếu ai đó bảo mọi người cứ tử tế đi rồi tôi sẽ tử tế, người đó hoàn toàn không đáng tin chút nào. Điều kiện người đó đưa ra (để trở thành người tử tế) không xã hội nào đáp ứng được cả.
Lương Hoài Nam
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tiến sĩ Lương Hoài Nam, đang công tác trong lĩnh vực hàng không, du lịch, sống tại TP HCM

Đây là những công ty thuộc hàng lớn nhất tại Mỹ dưới sự lãnh đạo của những nữ doanh nhân tài năng.

Tuy nhiên, phụ nữ mới chỉ chiếm 5% trong số các CEO của những tập đoàn lớn nhất tại Mỹ. Dưới đây là 10 công ty giá trị nhất tại Mỹ được lãnh đạo bởi phụ nữ.
10. Xerox
CEO: Ursula Burns Giá trị công ty: 14,1 tỷ USD

Năm 2009, Ursula Burns trở thành CEO nữ người Mỹ gốc Phi đầu tiên của một công ty trong top 500 doanh nghiệp Fortune. Gia nhập Xerox với vai trò là thực tập viên kỹ thuật cơ khí, sau 29 năm, bà trở thành người đứng đầu công ty. Xerox có hơn 14.000 nhân viên và hoạt động tại 160 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2010, tổng thống Barack Obama bổ nhiệm Burns vào vị trí phó chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu của Tổng thống.
9. Archer Daniels Midland
CEO: Patricia Woertz Giá trị công ty: 28 tỷ USD

Patricia Woertz là CEO của Archer Daniels Midland (ADM) từ năm 2006. Một năm sau đó, bà trở thành chủ tịch hội đồng quản trị công ty thực phẩm này. Woertz cũng là thành viên hội đồng quản trị của Procter & Gamble, Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung Quốc và Hội đồng Xuất khẩu của Tổng thống.
8. General Dynamics
CEO: Phebe N. Novakovic Giá trị công ty: 31,9 tỷ USD

Phebe N. Novakovic giữ vị trí nữ chủ tịch kiêm CEO của General Dynamics từ tháng 5/2012. Trước khi gia nhập General Dynamics, bà giữ vị trí trợ lý đặc biệt cho thư ký và phó thư ký Bộ Quốc phòng. Novakovic cũng nằm trong hội đồng quản trị Project HOPE, Hiệp hội gia đình quân đội quốc gia và tư vấn cấp cao của Tổ chức Lịch sử Hải quân.
7. TJX
CEO: Carol Meyrowitz Giá trị công ty: 44,1 tỷ USD

Năm 1983, Carol Meyrowitz gia nhập TJX và trở thành chủ tịch công ty vào năm 2005. TJX có hơn 2.900 cửa hàng bán lẻ, bao gồm TJ Maxx, Marshalls và Home Goods.
6. Lockheed Martin
CEO: Marillyn A. Hewson Giá trị công ty: 44,5 tỷ USD

Ngày 1/1/2013, Marillyn A. Hewson trở thành CEO kiêm chủ tịch Lockheed Martin, công ty quân sự lớn nhất thế giới. Bà đã làm việc cho Lockheed Martin được 30 năm tại nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt.
5. Hewlett-Packard
CEO: Margaret “Meg” Whitman Giá trị công ty: 52,4 tỷ USD

Meg Whitman đã giữ vị trí chủ tịch kiêm CEO của eBay 10 năm trước khi chuyển sang lãnh đạo HP, một trong những công ty phần cứng và phần mềm máy tính lớn nhất thế giới.
4. DuPont
CEO: Ellen Kullman Giá trị công ty: 56,9 tỷ USD

Ellen Kullman lên giữ vị trí CEO của DuPont vào đầu năm 2009. Bà bắt đầu làm việc cho công ty này vào năm 1988 với vị trí giám đốc marketing.
3. Mondelēz Internationa
CEO: Irene Rosenfeld Giá trị công ty: 60,8 tỷ USD

Ngay sau khi kết thúc 6 năm làm CEO cho Kraft, Irene Rosenfeld chuyển sang làm chủ tịch kiêm CEO của Mondelēz International vào tháng 10/2012. Mondelēz là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất sô-cô-la, bánh quy, kẹo, cà phê, bột pha đồ uống với các thương hiệu nổi tiếng như Cadbury, Oreo, Halls và Trident.
2. Pepsico

CEO: Indra Nooyi Giá trị công ty: 126,8 tỷ USD

Indra Nooyi trở thành chủ tịch kiêm CEO của Pepsico vào năm 2006. Tập đoàn đa quốc gia này có hơn 22 thương hiệu với doanh thu mỗi cái hơn 1 tỷ USD một năm, bao Pepsi, Frito-Lay, Gatorade, Quaker và Tropicana.
1. IBM
CEO: Virginia “Ginni” Rometty Giá trị công ty: 192,7 tỷ USD

Ginni Rometty đảm nhận vị trí CEO International Business Machines (IBM) từ tháng 1/2012. Bà gia nhập công ty từ năm 1981 và nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong hãng tư vấn và công nghệ đa quốc gia khổng lồ với hơn 430.000 nhân viên. Ngoài ra, Rometty cũng là thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.