tháng 5 2016

Viên kim cương xanh Oppenheimer vừa được bán với giá hơn 57 triệu USD và trở thành viên kim cương đắt giá nhất hành tinh.



Tối 18/5/2016, tại hãng đấu giá Christie ở thành phố Geneva, Thụy Sỹ, viên kim cương xanh Oppenheimer đã được bán với giá 57,5 triệu USD trong đó có bao gồm tiền hoa hồng. Đây cũng là viên kim cương đắt giá nhất thế giới tính tới thời điểm này.



Trước đó 1 ngày, hãng đấu giá Sotheby's cũng thông báo viên kim cương hồng tuyệt đẹp nặng 15,38 carat đã có chủ mới sau khi được mua với mức giá 31,56 triệu USD.



Viên kim cương nặng 10,10 carat có tên "De Beers Millennium Jewel 4" đã trở thành viên đá quý đắt giá nhất trong một cuộc đấu giá tại châu Á. Nó được mua với giá 31,8 triệu USD tại phòng đấu giá Sotheby's, Hong Kong hồi tháng 4 năm nay.



Tháng 11/2015, tỷ phú Hồng Kông Joseph Lau đã chi 48,4 triệu USD để mua viên kim cương đắt nhất thế giới thời điểm đó là Blue Moon với mục đích tặng cho cô con gái út 7 tuổi của mình.

\

Viên kim cương hồng Pink Star từng được trả giá 80 triệu USD trong một cuộc đấu giá năm 2013. Tuy nhiên, cuối cùng người đấu giá đã không chịu trả tiền và viên đá quý này trở về với hãng đấu giá Sotheby's.



Viên kim cương trắng có kích thước bằng một quả trứng nhỏ này được mua với giá 30,6 triệu USD trong một cuộc đấu giá năm 2015.



Viên kim cương không tì vết 100,2 carat đã được bán với giá 22,1 triệu USD chỉ trong vòng 3 phút sau khi bắt đầu phiên đấu giá tại New York (Mỹ) vào tháng 4/2015.

Linh Lam

Cho tới hiện tại, đồng hồ tourbillon vẫn là mơ ước của người chơi đồng hồ, có thể vì vẻ đẹp cơ khí, sự tinh xảo, thương hiệu hay đơn giản vì sự đắt đỏ của nó. Nhưng không ai biết trước được tương lai.
Vào cuối thế kỷ 18, nghệ nhân đồng hồ nổi tiếng Abraham-Louis Breguet phát hiện ra trọng lực khiến cho đồng hồ kém chính xác hơn. Thời đó, người ta dùng đồng hồ bỏ túi, thứ thường được cất theo chiều dọc và sau đó lại đặt theo chiều ngang trên bàn. Việc nằm ở hai phương như vậy khiến tăng sức ép lên các bộ phận bên trong đồng hồ, từ đó làm giảm sự chính xác.

Breguet đã nghĩ ra cách làm cho bộ phận lưu trữ năng lượng trong đồng hồ luôn trong di động và như thế triệt tiêu ảnh hưởng của trọng lực. Tourbillon ra đời.



Phát minh của Breguet rất có ích đối với đồng hồ bỏ túi. Tuy nhiên, đồng hồ đeo tay lại khác vì tay người thường di chuyển liên tục và vì thế cũng giúp giảm ảnh hưởng của trọng lực. Trên thực tế, người ta đã chứng minh được đồng hồ đeo tay tourbillon không chính xác hơn đồng hồ thường, thậm chí trong một số trường hợp còn kém hơn.

Đồng hồ tourbillon cực kỳ khó làm thủ công. Bộ phận tourbillon cực nhỏ nhưng có tới trên 40 thành phần trong khi tổng trọng lượng của nó chưa đến 1 gram. Người ta thường dùng các kim loại nhẹ như nhôm và titan và để thao tác, người thợ cần làm thủ công bằng một bộ dụng cụ đặc biệt.

Để dễ hình dung, để làm một chiếc A. Lange & Söhne Tourbograph Pour le Merite, riêng phần tourbillon đã mất tới 18 tháng.



Đồng hồ tourbillon trở lại mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 20, sau khi những chiếc đồng hồ quartz giá rẻ gần như đã giết chết ngành đồng hồ cơ vào những năm 1980. Giới làm đồng hồ ở Thụy Sĩ quyết định biến đồng hồ cơ thành một vật dụng đắt tiền. Bộ máy càng phức tạp, đồng hồ càng được coi là cao cấp và giá cũng tăng vùn vụt. Đồng hồ tourbillon trở thành thứ chứng tỏ vị thế của chủ nhân.

Các nhà làm đồng hồ hạng sang thiết kế bộ phận tourbillon sao cho thật bắt mắt và thường đặt ở mặt trước đồng hồ để người khác dễ dàng nhìn thấy. Theo quan điểm marketing, tourbillon rất hút mắt, sản xuất phức tạp và có câu chuyện lịch sử thú vị. Tất cả giúp liên tưởng tới những thứ đắt đỏ.



Họ khiến khách hàng tin rằng chỉ có những nhà làm đồng hồ giỏi nhất mới có thể làm ra những chiếc tourbillon phức tạp. Lần lượt, từng hãng đồng hồ tốt nhất ở châu Âu cho ra đời biến thể của mình với những tính năng mà đôi khi chỉ mang ý nghĩa trang trí hoặc khoe trình độ mà ít hoặc thậm chí không có giá trị sử dụng.

Những năm 2000 là thời điểm vàng son của đồng hồ tourbillon khi chúng luôn nằm trong top đồng hồ đắt nhất. Hầu hết các đồng hồ Tourbillon Swiss made đều có giá từ 40.000$ trở lên và chuyện phải trả hàng trăm ngàn $ cho một chiếc tourbillon cũng rất thường gặp.



Vì thế, tháng Một vừa rồi, giới chơi đồng hồ trên thế giới sững sờ khi TAG Heuer công bố Heuer-02T, một chiếc tourbillon chronograph làm tại Thụy Sĩ với giá rẻ nhất trên thị trường, chỉ 15.000$. TAG Heuer đã đơn giản hóa phần tourbillon và đồng hồ của họ cũng không chau chuốt như đồ của các hãng cao cấp hơn như A. Lange & Söhne, DeWitt hoặc Girard-Perregaux.



Nhưng thực ra, cũng có những hãng khác giảm được giá thành của đồng hồ tourbillon và họ đến từ Trung Quốc. Seagull có một chiếc bán giá dưới 5.000$ còn Công ty Đồng hồ Hàng Châu thậm chí bán chiếc AATOS Tiago chỉ vài trăm $. Họ đơn giản hóa việc sản xuất, áp dụng cách làm phi truyền thống và vật liệu cũng không cao cấp bằng.



Người Trung Quốc cũng tiến bộ dần lên. Thậm chí một số người còn cho rằng sản phẩm của họ đã đạt tới 90% của đồng hồ tourbillon Thụy Sĩ trong khi giá lại chỉ bằng số lẻ. Tất nhiên, khách hàng truyền thống vẫn chuộng đồ của các nhà làm đồng hồ danh tiếng hơn là sản phẩm của những brand không ai biết tới, nhưng cũng sẽ có rất nhiều người sẵn lòng mua đồ giá rẻ hơn. Và ngày càng có nhiều brand đồng hồ Trung Quốc tung ra những chiếc tourbillon của riêng mình.

Cho tới hiện tại, đồng hồ tourbillon vẫn là mơ ước của người chơi đồng hồ, có thể vì vẻ đẹp cơ khí, sự tinh xảo, thương hiệu hay đơn giản vì sự đắt đỏ của nó. Nhưng không ai biết trước được tương lai.

Theo Hoàng Duy

Bất cứ khách hàng nào của hãng đồng hồ Gronefeld đều được đích thân người sáng lập giao hàng đến tận tay, dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới.

"Khi bán mỗi chiếc đồng hồ, chúng tôi luôn cố gắng tự mình chuyển tác phẩm đến cho người mua, dù họ ở bất cứ nơi đâu", người đồng sáng lập Tim Gronefled, 43 tuổi chia sẻ. "Chúng tôi đến nơi khách hàng sống, sắp xếp một cuộc hẹn hoặc một bữa tối để trao chiếc đồng hồ cho chủ nhân của nó".

Chiếc Gronefeld GTM-06 Tourbillon Minute Repeater vàng hồng có giá 365.000 USD.

Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao một xưởng sản xuất đồng hồ quy mô gia đình tại Hà Lan, không được biết đến rộng rãi lại có thể hào phóng như vậy. Nhưng, mức giá trung bình 200.000 USD cho một chiếc đồng hồ, công ty này sẽ không phải lo về chi phí di chuyển.

Anh em nhà Gronefeld thừa nhận rằng việc bắt đầu kinh doanh đồng hồ hạng sang vào năm 2008 là thời điểm không tốt.

Gronefeld không làm quá 30 sản phẩm mỗi năm, họ không cần đến một đội ngũ vận chuyển. Hãng đồng hồ có tuổi đời non trẻ này được thành lập năm 2008, bởi Tim Gronefeld và anh trai Bart Gronefeld. Hiện tại, nơi đây chỉ có 12 nhân công làm việc.

Số lượng giới hạn

Trong thế giới của đồng hồ hạng sang, xuất xứ Thụy Sỹ luôn là thứ có ưu thế nhất. Nhờ vào các 'ông lớn' như Rolex, Swatch Group (sở hữu Omega và Longines), Richemont (sở hữu IWC và Jaeger-Lecoultre), tổng lượng đồng hồ Thụy Sỹ được xuất khẩu lên tới 21 tỷ USD năm 2013, theo thống kê của ngành công nghiệp này.

Có khoảng 90 nhà sản xuất đồng hồ ở Thuỵ Sĩ. Hãng đứng đầu trong số này là Rolex, họ chế tạo hơn 2.000 chiếc đồng hồ mỗi ngày. Ở phía cuối danh sách, những xưởng đồng hồ nhỏ lẻ sản xuất ít hơn 100 chiếc một năm.

Tuy Thuỵ Sĩ thống trị về thế giới đồng hồ, nhưng ở các quốc gia châu Âu khác, họ tập trung nhiều vào sản xuất đồng hồ siêu cấp. Gia đình như Gronefeld là một ví dụ.

Một quy mô nhỏ hơn

Khi không có nguồn vốn đầu tư và quảng cáo "khủng" như Swatch, làm thế nào các nhà sản xuất đồng hồ nhỏ lẻ ở Châu Âu, kể cả trong hay ngoài Thuỵ Sỹ, đứng vững trong việc kinh doanh và tìm kiếm khách hàng?

Stepan Sarpaneva, 45 tuổi, luôn chú ý đến dòng tiền của mình bằng cách chỉ chế tạo đồng hồ theo đơn đặt hàng. Ông chỉ sản xuất hơn 50 chiếc Sarpaneva mỗi năm. "Tôi đã quyết định từ sớm rằng tôi muốn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa số lượng đồng hồ tôi làm mỗi năm sẽ được giới hạn", Stepan nói. Stepan bước vào ngành kinh doanh đồng hồ từ năm 2003.



Stepan Sarpaneva luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm của mình, và chỉ chế tạo đồng hồ theo đơn đặt hàng.

"Vì thế tôi chỉ có một số lượng nhỏ các nhà bán lẻ chủ chốt và họ sẽ bán khoảng 50% số lượng đồng hồ của tôi. 50% còn lại sẽ được tôi bán trực tiếp. Tôi làm theo đơn đặt hàng, do đó tôi sẽ bán được tất cả các đồng hồ mà tôi chế tạo. Điều này có nghĩa là tôi không cần phải di chuyển nhiều nơi, hoặc tăng số lượng người mua đi bán lại."

Sarpaneva học chế tạo đồng hồ từ trường Chế tạo đồng hồ Phần Lan và chương trình đào tạo, giáo dục về chế tạo đồng hồ ở Thuỵ Sĩ. Chiếc đồng hồ có cấu trúc phức tạp nhất của Sarpaneva sẽ tiêu tốn mất của ông hai tuần để làm. Chiếc đồng hồ đó phản ánh đặc trưng sự đam mê của chính ông, giống như những ngôi sao, bắc cực quang và mặt trăng. Giá của nó có thể lên đến 17.000 USD.



Vài năm trước, Sarpaneva đã cho ra mắt một thương hiệu đồng hồ có mức giá rẻ hơn, SUF. Nó cũng được sản xuất nhanh và dễ dàng hơn. Khi SUF đang nhắm đến số lượng khách hàng lớn hơn, đồng hồ của hãng cũng có giá không hề thấp là 3.500 USD. Sản phẩm bán ra được giới hạn 90 chiếc đồng hồ một năm.

Tiếng gọi từ Hollywood

Peter Speake-Marin, người Anh 47 tuổi, đã ra mắt thương hiệu đồng hồ cùng tên tại Thuỵ Sĩ vào năm 2002. Với số lượng nhân viên ít ỏi lúc mới bắt đầu, một mình ông đã phải chịu tránh nhiệm hầu hết công việc trong mảng bán hàng. Peter nói các đơn đặt hàng đến liên tục và rất nhiều. Mọi thứ đột ngột chững lại khi khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra.



Peter Speake-Marin nói rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến doanh thu bán hàng.

Khi nhìn lại khoảng thời gian đó, ông nói: "Những năm trước, khách hàng thường tập trung vào chất lượng đầu tiên, sau đó mới đến giá cả. Nhưng đột nhiên, tất cả đi ngược lại với thứ tự đó". Tình hình của Speake-Marin trở nên tệ hơn vào năm 2009, khi Peter bị mất trộm xe hơi tại Los Angeles. Trong xe có rất nhiều đồng hồ đắt tiền mà Peter đã tạo ra.



Một trong 18 chiếc đồng hồ Speake-Marin Dong Son lấy cảm hứng từ nền văn hóa Đông Sơn, Việt Nam.

Ông nhận ra phải thay đổi hoàn toàn phương pháp bán hàng để đưa việc kinh doanh lên một tầm cao mới. "Bán số lượng nhỏ ở mỗi chuyến đi sẽ không thể làm cho việc buôn bán phát triển", ông nói. Do đó Peter bắt đầu bán sản phẩm của mình qua các cửa hàng và nhà phân phối uy tín. Sau đó, Peter tiếp nhận thêm một nhà đầu tư để có nguồn tài chính mới mẻ.

Như các nhà sản xuất đồng hồ đơn lẻ, Peter sử dụng mạng xã hội như một kênh miễn phí để quảng bá cho sản phẩm của thương hiệu đồng hồ Speake-Marin. Nhưng điều này cũng khó thể cạnh tranh được với việc dùng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm cho nhà sản xuất đồng hồ cao cấp.



Pierce Brosnan quảng cáo cho đồng hồ của Speake-Marin sau khi nhà thành lập của công ty làm việc với Pierce tại Hollywood.

May mắn mỉm cười với Peter vào năm 2013, khi ông nhận được cuộc gọi từ một công ty sản xuất phim. Người sản xuất bộ phim có tên "Survivor" muốn Peter cho lời khuyên về đồng hồ hạng sang cho diễn viên chính của phim này, Pierce Brosnan.

Peter đồng ý. Mối quan hệ hợp tác đó đã phát triển thành bạn bè với diễn viên Pierce Brosnan. Hiện tại, diễn viên này đang quảng bá cho thương hiệu đồng hồ Speake-Marin. Tổng doanh thu tăng mạnh trở lại. 10 nhân viên ở Speake-Marin bán ra khoảng 800 chiếc đồng hồ mỗi năm. Giá trung bình mỗi chiếc đồng hồ được tăng lên, ở mức 257.000 USD.

Trở lại Hà Lan, Bart Gronefeld nói rằng việc kinh doanh đang dần ổn định sau khởi đầu khó khăn. "Ra mắt hãng đồng hồ thủ công cao cấp năm 2008 có thể nói là không đúng thời điểm. Nhưng chúng tôi luôn biết rằng, có thể sẽ mất đến 10 năm để xây dựng một thương hiệu. Mỗi năm, số lượng sản phẩm của Gronefeld tăng khá ổn định. Hôm nay, danh sách đặt hàng của chúng tôi đã đầy cho tới 6 tháng tiếp theo".

Quốc Khánh

Di chuyển công xưởng sang Trung Quốc, Allen Edmonds có thể tăng doanh thu tới 60%. Nhưng không, thương hiệu giày được sử dụng bởi nhiều đời Tổng thống đã ở lại với nước Mỹ.

Thời hoàng huy của thương hiệu giày Allen Edmonds, nhân công tại đây từng bông đùa rằng mỗi khi họ thấy một chiếc xe tang đi qua, họ lại mất đi một khách hàng nữa. Đó là câu chuyện xưa cũ. Ngày nay, đây cũng chính là cách mà nhà sản xuất giày nổi tiếng xứ Wisconsin làm nổi bật lên di sản của mình trong một kỷ nguyên mới.



Sản phẩm giày của Allen Edmonds gắn liền với nhiều tên tuổi lớn của nước Mỹ như các Tổng thống Ronald Reagan, George HW Bush (cha), George W.Bush (con), Bill Clinton… đều đi giày Allen Edmonds trong lễ nhậm chức. Tổng thống Canada, Stephen Harper hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry… cũng là khách hàng trung thành của thương hiệu giày đến từ xứ Wisconsin này.

Việc nào khó khăn hơn? Hồi sinh một thương hiệu lừng danh một thời để mọi tầng lớp có thể mua? Hay vực dậy một thương nghiệp đang trên đà phá sản? Pau Grangaard đã làm cả hai.

Pau Grangaard - CEO của hãng giày Allen Edmonds.

CEO hiện nay của Allen Edmonds từng là thành viên hội đồng quản trị và là đối tác của quỹ góp chiếm cổ phần lớn trong doanh nghiệp, khi ông tiếp quản chức danh này từ năm 2008.

Đó là sự lựa chọn bất khả kháng của công ty có tuổi đời từ năm 1922, đặt tại Tiểu bang Wisconsin, Mỹ. Doanh thu của Allen Edmonds lao dốc từ 94 triệu USD xuống còn 72 triệu USD trong vòng 2 năm, kể từ năm 2007. Công ty vẫn tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm của mình ở nước Mỹ, trong khi các đối thủ hầu hết đã gia công sản phẩm ở nước ngoài, với giá thành rẻ hơn.

Theo số liệu của Hiệp hội May mặc và Da giầy Hoa Kỳ, có đến 98,5% sản phẩm giày được tiêu thụ tại nước này có xuất xứ từ quốc gia khác. "Chúng tôi đã thiệt hại 25% về mặt doanh thu", Grangaard nói. "Tôi nhìn vào những mặt chưa ổn và tưởng tượng xem Allen Edmonds có thể phát triển như nào, nếu chúng tôi thay đổi chiến lược".


Vị CEO mỉm cười khi nghĩ về quá khứ. "Tầm nhìn là yếu tố quyết định", ông giải thích "Bạn biết người ta vẫn nói gì rồi đó. Nếu bạn không rõ đích đến của mình, thì có lẽ mọi con đường đều có khả năng đưa bạn tới đó. Tôi đã mường tượng ra Allen Edmonds cần làm gì để trở thành thương hiệu giày hàng đầu nước Mỹ".

Để đưa Allen Edmonds lên đỉnh vinh quang, Grangaaed đã suy tính kỹ càng các chiến thuật của mình. Công ty sa thải 8% số nhân viên của mình. Nhóm các nhà quản lý cũng được hiệu chỉnh sao cho phù hợp với quy tắc quản trị mới, mang hơi hướng cộng sự của Grangaard. Ông tự cắt giảm lương của bản thân.

Những đôi giày của Allen Edmonds luôn được dập mác "Made in USA".

May mắn thay, suy thoái kinh tế không kéo quà dài như Grangaard nghĩ, dù ít nhiều lộ trình của ông vẫn bị ảnh hưởng. Ông tái giới thiệu bốn sản phẩm bán chạy nhất của Allen Edmonds và tập trung hơn vào những sản phẩm 'khách hàng sẽ mặc gì sau giờ làm, và vào những ngày cuối tuần'.

Sản phẩm giày truyền thống được giữ vững và tăng chất lượng trước khi xuất xưởng song hành với việc Allen Edmonds mở rộng thêm phân khúc khách hàng. Giờ đây, thương hiệu này đang dần xuất hiện trên mọi trang phục, từ áo khoác lông cừu, quần bò, cho tới sánh đôi cùng cà vạt và tất như truyền thống.

Sản lượng tăng lên gấp 3, doanh thu của Allen Edmonds bước đầu được vực dậy. Năm 2011, hãng đạt mốc hơn 100 triệu USD sau nhiều năm tụt dốc. Và năm nay, Grangaard dự tính con số doanh thu sẽ là 145 triệu USD.



Hiện, Allen Edmonds đang có hơn 600 nhân viên tại nước Mỹ. Sự lỗi thời mang tính hoạch định không phải là đặc điểm của Allen Edmonds, Grangaard nói. Ông thà gia cố lại đôi giày cũ của mình, còn hơn là vứt chúng đi.

Đối với những người không dễ dàng đem giày của họ đi sửa ở một thợ gần nhà, Allen Edmonds sẽ gợi ý cho khách hàng mang giày về hãng để được sửa chữa, hoặc thay đế. Quy trình tân trang lại hoàn toàn giày cho khách hàng sẽ giúp đôi giày trở lại nguyên trạng gần như mới, được đựng trong túi thiết kế riêng của Allen Edmonds và điểm thêm mùi tuyết tùng thơm mát bên trong…



Sản phẩm của quy trình sữa chữa giày của Allen Edmonds.

Nhưng câu chuyện về cú lội ngược dòng ngoạn mục của Allen Edmonds cũng thuận lợi hơn nhờ gặp đúng thời cơ. Phong cách thời trang hippie quay trở lại thời gian gần đây với hàng trăm những thương hiệu lớn, và Allen Edmonds cũng có chỗ đứng trong đó.

Thậm chí, đã có hẳn một bài viết trên Reddit (một mạng xã hội lớn tại Mỹ) với tiêu đề "Hướng dẫn siêu chi tiết về cách mua giày Allen Edmonds đã qua sử dụng". Grangaard hiểu được sức mạnh của lời nói truyền miệng. "Một khi chúng tôi đã lôi kéo được sự chú ý của họ, chúng tôi có thể cung cấp cho họ mọi loại trang phục, trừ đồ thể thao".

Đó là một nhận định vô cùng tích cực về một công ty đã từng đếm xe tang đi qua, và dễ dàng nghĩ rằng mình sẽ mất đi một khách hàng nữa. Hiện giờ, Allen Edmonds đã được thế hệ Millennials (thế hệ độ tuổi lớn lên cùng truyền thông trực tuyến) nhắm tới, và rất có thể Allen Edmonds sẽ giữ vững ngôi vị của mình trong ít nhất 90 năm tới.

Giá cho một túi 50 viên đá tinh khiết của Glace lên tới 325 USD, tương đương 7,3 triệu đồng – số tiền bạn có thể sử dụng đá viên lên tới vài năm ở Việt Nam.

Glace-ice, một công ty chuyên chế tạo và bán đá viên lạnh đắt đỏ bậc nhất hiện nay đặt trụ sở tại Davis, California, Mỹ. Công ty ra đời với ý tưởng cung cấp những viên đá chất lượng cao, dành cho giới siêu giàu khi họ thưởng thức những ly cốc-tai hoặc những ly rượu mạnh mà vẫn giữ được hương vị thuần khiết.

Một viên đá Glace được đưa ra khỏi túi để 'thở' trước khi rót đồ uống lên.

Những viên đá lạnh xa xỉ này được bán theo bịch 50 viên, với giá 325 USD (tương đương 7,3 triệu VNĐ). Thử so sánh sang những viên đá lạnh chúng ta dùng hàng ngày, với giá khoảng 7.000 đồng/bịch có tới hàng trăm viên thì phải đến cả vài năm, số tiền 7,3 triệu VNĐ mới có thể được dùng hết.


Sự khác biệt mà Glace tạo ra từ những viên đá là độ thuần khiết. Mỗi viên đá của Glace giảm thiểu tối đa sự pha loãng trong dung dịch khi sử dụng, nhưng vẫn tối đa hóa sự làm lạnh. Glace còn khẳng định, sản phẩm của họ là sự lựa chọn có lợi cho sức khỏe, vì nó không hề chứa tạp chất và hoàn toàn trong suốt như một viên pha lê.

Một viên Glace hình lập phương.

Ngoài việc thời gian tan chảy lâu hơn, những viên đá của Glace tuyệt đối không có mùi. Điều này giúp khách hàng khi thưởng thức đồ uống sẽ giữ lại tối đa được hương vị. Glace thống kê, loại nước máy thường được dùng để tạo nước đá có thể chưa đến 150 loại tạp chất và chất gây ung thư. Ngoài việc làm giảm vị ngon của đồ uống, hoặc tệ hơn là thay đổi chất lượng của mùi vị, loại đá viên thông thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.



Viên nước đá của Glace có thể được chế tạo ra thành hình lập phương, hay là một hình cầu hoàn hảo. Viên hình cầu được gọi là Mariko. Nó được đánh giá như là giải pháp tốt nhất về mặt hình học để làm mát thức uống. Mỗi viên đá đều được chạm khắc tỉ mỉ, và nó sẽ là phần bổ sung hoàn hảo cho những loại rượu tuyệt hảo nhất.



Những viên đá của Glace đi kèm với một bộ hướng dẫn sử dụng để tối đa hoá quá trình thưởng thức rượu hoặc cốc-tai. Bộ chỉ dẫn này khuyên rằng viên đá nên được "thở" trong vài phút sau khi bỏ ra ngoài trước khi đổ loại nước nào lên nó.

Viên loại hình cầu thường sẽ tan hết trong 20 đến 30 phút. Viên lập phương có chiều rộng 6cm sẽ phải mất 40 phút để tan hết trong một ly rượu. Các viên đá nhỏ này được chế tạo từ một khối đá tinh khiết nặng gần 137 kg. Các viên đá được đựng trong một chiếc túi có thể tái sử dụng nhiều lần. Loại túi đặc biệt này có van một chiều nhằm đẩy hết không khí ra ngoài trước khi túi được đóng lại.

Quốc Khánh

Master Ultra Thin Squelette không chỉ là một kiệt tác đồng hồ cơ khí với cơ chế hoạt động được thiết kế tỉ mỉ đến gần như không tưởng, mà còn đạt danh hiệu chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 3,6 mm.


Master Ultra Thin Squelette do Jaeger-Lecoultre thiết kế sau khi ra mắt đã qua mặt được chiếc Piaget Altiplano 900P với độ dày 3,65 mm để trở thành chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới. Chỉ mỏng hơn 0,05 mm - tương đương độ dày của một sợi tóc, Master Ultra Thin Squelettt được lắp ráp hoàn toàn bằng tay, được đánh giá là một kiệt tác về công nghệ cơ khí đồng hồ.

Sở dĩ chiếc Master Ultra Thin Squelette có thể hoạt động được với độ mỏng như vậy là nhờ bộ chuyển động LeCoultre Calibre 849ASQ, bao gồm hơn 119 thành phần phụ kiện và 19 loại ngọc đá quý khác nhau, đòi hỏi kỹ năng khéo léo của một thợ đồng hồ về tài năng cũng như nhiều năm kinh nghiệm. Khả năng dự trữ năng lượng 33 tiếng đồng hồ là một mức khá thấp so với các đồng hồ khác, nhưng cũng không quá tệ với bộ chuyển động có độ dầy chỉ 1,85 mm.



Bộ chuyển động của chiếc đồng hồ này được làm mỏng đi bằng tay, loại bỏ tất cả các thành phần không cần thiết cho đến khi chỉ còn lại chiếc khung mỏng manh. Sẽ không quá khó tin nếu như mặt của chiếc đồng hồ bị cong khi nó phải chịu một lượng áp lực lớn.

Mặt đồng hồ của chiếc Master Ultra Thin Squelette được thiết kế thành 12 chương khác nhau, tạo nên bộ khung cứng cáp hỗ trợ cho bộ máy mỏng manh. Mỗi chương đều được điêu khắc với những hoa văn đẹp mắt với độ tinh xảo cao, cùng với viền đồng hồ được gắn kim cương cho vẻ bề ngoài sang trọng, quí phái.

Với danh hiệu đồng hồ mỏng nhất thế giới, giá cả của Master Ultra Thin Squelette hẳn nhiên sẽ ngang hàng với các mẫu đồng hồ đã thiết lập kỷ lục khác. Hiện tại đang có 2 phiên bản không gắn kim cương được bán ngoài thị trường là vàng hồng và vàng trắng với giá trị tương ứng 58.500 USD và 61.000 USD. Ngoài ra, nếu người mua muốn lựa chọn phiên bản có gắn kim cương, giá phải trả cho chiếc đồng hồ này sẽ là 72.500 USD và 75.000 USD.

Năm 2015 đánh dấu sự phát triển về tính sáng tạo của các nhà thiết kế đồng hồ sang trọng, đắt tiền. Dưới đây là những sản phẩm nổi bật của thị trường đồng hồ năm này.

Sarpaneva Korona K0 Northern Lights ($15.700)



Điểm nổi bật của chiếc Sarpaneva Korona K0 là việc mặt đồng hồ được thiết kế thành nhiều phiến phản quang, sử dụng công nghệ cao cấp của Canada's Ambient Glow. Sarpaneva Korona K0 Northen Light được ra mắt với 3 màu khác nhau gồm: xanh lục, xanh lam và tím. Ở môi trường thiếu ánh sáng, chiếc đồng hồ sẽ phát sáng vô cùng đẹp mắt.

RM 19-02 Tourbillon Fleur - Richard Mille ($1,1 triệu)



Chiếc RM 19-02 là một tuyệt tác ngoạn mục về thiên nhiên của Richard Mille. Trên mặt đồng hồ là bộ chuyển động Tourbillon - cơ cấu cơ khí tinh xảo của đồng hồ cơ nhằm loại bỏ lực hấp dẫn của trái đất được thiết kế tỉ mỉ, đẹp mắt. Thêm vào đó, viền đồng hồ được trang trí bằng những hạt kim cương nhỏ sang trọng, quý phái. Tuy nhiên, để sở hữu chiếc RM 19-02 này, người mua sẽ phải bỏ ra một số tiền không ít (1,1 triệu đô).

Panerai: Luminor Submersible 1950 Carbotech 3 Days Automatic ($18.000)



Chiếc Luminor Submersible mượt mà được khoác một lớp vỏ dệt sợi carbon, mang lại độ nhẹ nhàng mà bền lâu.

Itay Noy Part Time ($4.800)



Hãng Itay Noy được dành riêng cho những người muốn khẳng định bản thân, yêu thích sự hoa mỹ và khác biệt. Chiếc đồng hồ Part Time được thiết kế khá bắt mắt với hai tông màu khác nhau trên mặt đồng hồ, phân biệt giữa buổi sáng và buổi tối.

De Bethune B28 GS Grand Sport ($75.000)



Phiên bản thể thao của chiếc B28 được bao bọc bởi một lớp titan với công dụng giảm chấn. Mặc dù đây là một chiếc đồng hồ khá to, nhưng mặt đồng hồ được thiết kế nổi lên so với dây, khiến cho người dùng có thể đeo trên tay một cách thoải mái.

Jaeger Lecoultre Duomètre Sphérotourbillon



Mặt đồng hồ của Duomètre Sphérotourbillon được thiết kế với rất nhiều chi tiết tỉ mỉ, đặc biệt khiến cho người dùng dễ dàng ngắm nhìn bộ chuyển động Tourbillon của nó. Thêm vào đó, viền đồng hồ còn được tráng thêm một lớp vàng, tạo nên sự sang trọng, quí phái cho người sử dụng.

Cabestan Triple Axis Tourbillon ($250.000)



Chiếc Cabestan Triple Axis Tourbillon mang đến tính thẩm mỹ cao với ba bộ chuyển động Tourbillon bay hoạt động cùng lúc. Với thiết kế lạ mắt nhưng vô cùng tinh tế, chiếc Cabestan này được đánh giá khá cao trong giới đồng hồ cao cấp.

Blancpain L-Evolution Tourbillon Carrousel ($373.130)



Được chạm trổ kim cương thành hình thức mang tính sáng tạo, chiếc L-Evolution mang theo mình phong cách vừa thể thao, vừa mạnh mẽ. Thêm vào đó, mặt đồng hồ của L-Evolution Tourbillon Carrousel được thiết kế thành nhiều tầng lớp khác nhau, khiến cho người mua có thể thấy được sự phức tạp trong bộ chuyển động của nó.

MB&F LM101 Frost ($64.000)



Phiên bản Frost của LM 101 có một lớp phủ ngoài bằng vàng, cùng với đá ruby được đặt ở giữa. Đặc biệt, MB&F chỉ sản xuất 33 chiếc LM 101 với phiên bản Frost này, khiến cho nó được đánh giá cao hơn các loại đồng hồ khác.

Audemars Piguet Royal Oak Concept Laptimer ($229.500)



Mất 5 năm để phát triển, chiếc Royal Oak Concept Laptimer được ra mắt để dành riêng cho những người đam mê Motorsport. Với thiết kế mạnh mẽ đi kèm với chức năng flyback và bấm giờ luân phiên liên tiếp, Royal Oak Concept Laptimer thực sự dành cho những ai muốn khẳng định mình trong giới chơi đồng hồ.

Toản Trịnh

Năm nào cũng vậy, chúng ta lại được ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp từ khắp nơi trên hành tinh này.



Bức ảnh này chụp tại công viên Namibrand, Namibia, ghi lại cảnh cầu vồng giữa cơn bão lớn.



Cảnh chợ đêm tại Bangkok cũng không khác gì một chiếc cầu vồng đủ màu sắc.



Khoảnh khắc này được ghi lại tại lễ hội màu sắc Holi ở Ấn Độ. Đây là sự kiện của người theo đạo Hindu và được tổ chức khắp thế giới, trong đó lớn nhất, rực rỡ nhất là tại hai thành phố Mathura và Vrindavan, Ấn Độ.



Bức này được chụp từ trực thăng tại miền nam Iceland. Màu sắc lạ lùng trong ảnh được tạo ra từ sa khoáng trên con đường sông băng chảy ra biển.



Cảnh bình minh trên hồ Two Medicine, công viên quốc gia Glacier, Canada. Trời không mây và lặng gió tới mức mặt nước phản chiếu hoàn hảo sắc đỏ trên đỉnh núi.



Con cá mập lặng lẽ bơi trong rừng tảo biển gần Cap Town, Nam Phi.



Các kỵ sĩ Kazakhastan đang dồn đàn ngựa tới khu quây nhốt, nơi họ sẽ dành cả đem trông chừng bọn trộm. Tác giả chụp bức ảnh này chỉ cách 100 dặm so với địa điểm lần đầu tiên phát hiện ra dấu tích của ngựa được con người thuần hóa và nuôi dưỡng.



Vùng Tuscany, Italy đẹp đến lặng người trong ánh bình minh.



Người tham gia lễ hội Hồi giáo hàng năm Bishwa Ijtema trở về nhà trên những chuyến tàu chật ních.



Căn nhà tại Havana, Cuba này giống như một bảo tàng thu nhỏ. Người Cuba hiếu khách đã mời tác giả vào và anh phát hiện ra rất nhiều đĩa nhạc cổ. Tất nhiên, không thể không nhắc tới bức tường treo các bức ảnh các chiến binh và nhà lãnh đạo của đất nước Cuba.



Tác giả bức ảnh đã trèo lên núi, xuyên qua các rặng mây để chụp bức ảnh vùng Sonchaux, Thụy Sĩ. "Tôi nghĩ mình đang chìm đắm trong chuyện thần tiên."



Cô dâu người Nhật đứng một mình trong ngày tuyết rơi duy nhất của mùa đông năm 2014 ở Tokyo.



Con ngựa vằn nổi bật giữa một thảm hoa vàng rực tại Serengeti, Kenya. Nơi này được xem là một trong 7 kỳ quan tự nhiên của châu Phi, là nơi chứng kiến cuộc di cư lớn nhất của các loài động vật có vú.



Ánh sáng lạ mắt dần bao phủ lên các cánh đồng đá tại rặng đá Pinnacles, phía Tây Australia.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.