Con đường xây dựng thương hiệu bền vững cho cà phê Việt Nam của Cuckoo Coffee

Sau nhiều năm nghiên cứu về cà phê, văn hóa uống cà phê của người Việt kết hợp với công nghệ sản xuất và pha chế của Ý, Cuckoo Coffee cho ra ra sản phẩm cà phê sạch, với nguyên liệu chính là cà phê Arabica của vùng Cầu đất Lâm Đồng.



Khi những du mục bộ lạc của vùng Kaffa, vương quốc Ả Rập, nhận thấy đàn dê của mình bỗng chạy nhảy khắp nơi sau khi ăn phải quả của một loại cây lạ, có lá xanh sáng, hoa trắng thơm ngát, quả chín đỏ là khi nhân loại bắt đầu biết đến Cafe.

Từ vùng hoang mạc xa xôi, Café ngày nay đã có mặt và được đón nhận trên toàn thế giới. Đơn giản, Cafe không chỉ là thức uống cho dạ dày, Café chuyên chở một triết lí, một tư tưởng sống, Café là biểu hiện sinh động cho tri thức, là người đồng hành xuất sắc.

Có gần 3 tỷ người yêu và đam mê Café trên toàn cầu, xuyên tôn giáo, văn hóa, địa lý, thể chế chính trị. Đây là một lực lượng sáng tạo hùng hậu nhất, và nếu họ hướng tới sáng tạo có trách nhiệm thì thế giới sẽ vô cùng tốt đẹp.

Giống như tại hàng trăm quốc gia uống Café trên thế giới, văn hóa Café đã hình thành ở Việt Nam, như một điều tất yếu từ món quà tuyệt vời do tự nhiên ban tặng. Có thể khẳng định rằng, hoàn cảnh sống, mối quan hệ chính trị- xã hội- kinh tế đặc trưng, đã tạo nên văn hóa Café Việt. Người Việt có Café nhanh, Café đường phố, Café Art, Café tự tình, Café tự sự... Đa dạng văn hóa Việt và, đa dạng văn hóa Café.

Không giống như phong cách Café Starbuck của Mỹ, hay phong cách Milan của Ý... Café Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Café rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền”...

Tuy nhiên, văn hóa Café Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ mai một, biến dạng vì các sản phẩm Cafe dần đánh mất gốc rễ cội nguồn. Nhiều tín đồ nghiền Café than thở, họ thường xuyên phải uống những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có cả bắp rang, đậu rang, hạt muồng đen rang, gạo rang... đến cháy khét. Niềm tin là một thứ quan trọng, sản phẩm lỗi có thể khai tử ngành Café.

Từ thực tế này, một số cơ sở đã xây dựng cơ chế tự phòng vệ cho công việc kinh doanh của mình, như một cách tạo ra sự khác biệt trong điều kiện cạnh tranh: khép kín từ trồng trọt cho đến sản xuất ra thành phẩm cuối cùng; rang xay và chế biến tại chỗ; trào lưu "take away", "to go"... là mô hình quán Cuckoo Coffee đang triển khai. Nhưng Cuckoo Coffee hiểu hơn bao giờ hết, chúng ta cần có niềm tin rằng, toàn thể nhân loại hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới hài hòa và cùng phát triển bền vững với những lợi ích mang tính phổ quát và không loại trừ lẫn nhau.

Con đường xây dựng thương hiệu cho Café Việt cần những giải pháp lâu dài, ổn định và chuyên nghiệp. Chìa khóa không gì khác, chính là tinh thần Café mà Cuckoo Coffee đang thực hiện.

Tinh thần này vượt hẳn tinh thần chỉ xem Café như là một thức uống thông thường, xem Café như một hàng hóa tiêu dùng, mà phải xem Café là một giá trị văn hóa, một chất xúc tác cho sáng tạo và kết nối nhân loại.

Là một thương hiệu ra đời sau, khi Phindeli đang vươn lên mạnh mẽ, Trung Nguyên cũng ấp ủ những kế hoạch vùng dậy, Starbucks đã vào Việt Nam... Cuckoo Coffee ý thức rất đúng rằng, càng trong thời điểm khó khăn, càng phải mang lại cho khách hàng những giá trị thật, những giá trị hữu ích. "Chúng tôi không tìm mọi cách bán cho khách hàng gói cà phê mà chúng tôi giúp cho khách hàng phát triển công việc kinh doanh tốt nhất"- Ông chủ của thương hiệu Cuckoo Coffee, cho hay.

Cũng giống như những doanh nghiệp thành công thế giới, quan hệ công chúng dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi là điều Cuckoo Coffee hướng đến. Bên cạnh đó, yếu tố truyền thống, văn hóa bản địa cũng được đề cao, Cuckoo Coffee đã thổi hồn dân tộc vào logo, slogan, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm.

Sau nhiều năm nghiên cứu về cà phê, văn hóa uống cà phê của người Việt kết hợp với công nghệ sản xuất và pha chế của Ý, Cuckoo Coffee cho ra ra sản phẩm cà phê sạch, với nguyên liệu chính là cà phê Arabica của vùng Cầu đất Lâm Đồng. Cuckoo Coffee cho ra thị trường nhiều dòng cà phê.

Có thể thấy rằng, để có được thành công, doanh nghiệp phải làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trọng điểm, do đó doanh nghiệp cần hoạch định chính sách sao cho phù hợp nhu cầu người tiêu dùng và cân sức với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Với tư cách là người đi sau trong lĩnh vực Café, Cuckoo Coffee đang tính đến các chiến lược nhằm lấp đầy khoảng trống thị trường, phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu. Bởi, phong cách và thói quen của mỗi người uống Café là không giống nhau, có người đơn giản chỉ là thói quen, có người để tỉnh táo làm việc, có người để thư giãn, đôi khi không quan tâm đến thương hiệu, chủng loại và... đôi khi để tỏ sự sành điệu.

Người khùng Steve Job đã nói: “Những kẻ đủ điên loạn để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó”. Bản thân hạt Café sạch đã có sức mạnh quyến rũ đầy nhân tính, nhưng làm nên sự đắm say cần nhiều yếu yếu tố khác, trong đó có triết lý Café. Ở Cuckoo Coffee, Ông Chủ trẻ (biệt danh: Horward Nguyễn) đang có “đủ điên loạn” để biến món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người thành niềm đắm say thực sự. Cuckoo Coffee hiểu rằng, qua nắng, mưa, lửa, nước, xay nghiền... Cuckoo Coffee tuy mang màu nâu hỗ phách của Café nguyên chất, nhưng trong lòng lại chan chứa bao thi vị cuộc đời, cả triết lý và văn hóa Việt.

Cuckoo Coffee
Labels:
[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.