Mở rộng thị trường nội địa
Việt Nam nước xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới nhưng người dân Việt Nam được cho là uống rất ít cà phê. Mức tiêu thụ cà phê tính theo đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 1,15 kg một năm, theo số liệu của công ty Mintel trụ sở ở Luân Đôn chuyên nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm và thức uống trên thế giới.Ở các nước sản xuất cà phê hàng đầu như Brazil, Indonesia sự thúc đẩy tiêu dùng cà phê ngay trong nước, được coi là giải pháp nhằm ổn định giá cà phê xuất khẩu. Brazil tiêu thụ cà phê tính theo đầu người khoảng 5,8kg một năm tính chung chiếm 40% tổng sản lượng cà phê. trong khi Indonesia được dự báo tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013-2014.
Ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cà phê lâu năm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam (VICOFA) cho rằng, tiêu thụ cà phê nội địa chưa tới 100.000 tấn so với mức xuất khẩu 1,42 triệu tấn năm 2012. Ông Đoàn Triệu Nhạn nhận định:
“Khi mở rộng tiêu thụ ở trong nước thì có điều kiện để đảm bảo giá cả, tại vì khi không xuất khẩu được vì giá thấp thì để lại uống trong nước. Điều này ở Brazil là rất rõ, Việt Nam cũng mong muốn làm được như vậy. Hiện nay theo dõi thì thấy cả Ấn Độ, Indonesia, Colombia, Brazil những nước này tiêu thụ trong nước rất nhiều. Chúng tôi sản xuất rất nhiều mà uống ít quá, người Việt Nam có thói quen uống trà nhiều hơn, cà phê thì chỉ có ở một số thành phố nhưng cũng không nhiều lắm. Đây là một việc cần phải suy nghĩ.”
Ông Đoàn Triệu Nhạn nhìn nhận là trong thời gian tại chức ông đã không thành công trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa mà chỉ chú trọng nhiều về sản xuất và nâng cao chất lượng để xuất khẩu.
Chúng tôi nêu câu hỏi là ở các thành phố, thị dân đều uống cà phê buổi sáng ở nhà lẫn quán xá ngoài đường, khu vực nông thôn cũng nở rộ, cà phê vợt bình dân cũng phổ biến. Vậy tại sao lượng tiêu thụ cà phê lại quá ít, phải chăng ly cà phê của người bình dân được pha chế với rất ít cà phê. Ông Đoàn Triệu Nhạn phân tích:
“Lúc trước cà phê chỉ trồng ở Tây nguyên, trọng tâm dành cho xuất khẩu, cà phê không được đưa về thành phố và rất khan hiếm cà phê. Họ đã đưa các chất thêm vào để thay thế như bắp rang, đậu tương rang .v.v. Điều này lâu dần đã trở thành thói quen, cà phê có bắp rang nó sánh hơn, đổi thói quen đó rất khó khăn. Chuyện Starbuck mang cà phê vào Việt Nam chúng tôi cho rằng chưa chắc người Việt Nam đã hoan nghênh. Tại vì họ đã uống quen loại cà phê “dởm” có những chất thêm thắt vào để thay thế để độn vào đấy đã quen rồi, tập quán đó xuất phát từ thời kỳ thiếu cà phê.”
Sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan gia tăng nhanh trong những năm gần đây với các gương mặt lớn như Nestle,Trung Nguyên, Olam, Highland, An Thái… đã giúp nâng mức tiêu thụ cà phê nội địa từ dưới 5% lên 7%-8% sản lượng cà phê của cả nước.
Bên cạnh việc nâng cao phẩm chất để giúp nông dân có thu nhập tốt hơn, ngành cà phê Việt Nam cần nâng cao tiêu thụ cà phê nội địa để tránh lệ thuộc thị trường xuất khẩu.
Mở rộng thị trường nội địa
Việt Nam nước xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới nhưng người dân Việt Nam được cho là uống rất ít cà phê. Mức tiêu thụ cà phê tính theo đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 1,15 kg một năm, theo số liệu của công ty Mintel trụ sở ở Luân Đôn chuyên nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm và thức uống trên thế giới.Ở các nước sản xuất cà phê hàng đầu như Brazil, Indonesia sự thúc đẩy tiêu dùng cà phê ngay trong nước, được coi là giải pháp nhằm ổn định giá cà phê xuất khẩu. Brazil tiêu thụ cà phê tính theo đầu người khoảng 5,8kg một năm tính chung chiếm 40% tổng sản lượng cà phê. trong khi Indonesia được dự báo tiêu thụ cà phê nội địa sẽ chiếm 1/3 sản lượng niên vụ 2013-2014.
Ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cà phê lâu năm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam (VICOFA) cho rằng, tiêu thụ cà phê nội địa chưa tới 100.000 tấn so với mức xuất khẩu 1,42 triệu tấn năm 2012. Ông Đoàn Triệu Nhạn nhận định:
“Khi mở rộng tiêu thụ ở trong nước thì có điều kiện để đảm bảo giá cả, tại vì khi không xuất khẩu được vì giá thấp thì để lại uống trong nước. Điều này ở Brazil là rất rõ, Việt Nam cũng mong muốn làm được như vậy. Hiện nay theo dõi thì thấy cả Ấn Độ, Indonesia, Colombia, Brazil những nước này tiêu thụ trong nước rất nhiều. Chúng tôi sản xuất rất nhiều mà uống ít quá, người Việt Nam có thói quen uống trà nhiều hơn, cà phê thì chỉ có ở một số thành phố nhưng cũng không nhiều lắm. Đây là một việc cần phải suy nghĩ.”
Ông Đoàn Triệu Nhạn nhìn nhận là trong thời gian tại chức ông đã không thành công trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa mà chỉ chú trọng nhiều về sản xuất và nâng cao chất lượng để xuất khẩu.
Chúng tôi nêu câu hỏi là ở các thành phố, thị dân đều uống cà phê buổi sáng ở nhà lẫn quán xá ngoài đường, khu vực nông thôn cũng nở rộ, cà phê vợt bình dân cũng phổ biến. Vậy tại sao lượng tiêu thụ cà phê lại quá ít, phải chăng ly cà phê của người bình dân được pha chế với rất ít cà phê. Ông Đoàn Triệu Nhạn phân tích:
“Lúc trước cà phê chỉ trồng ở Tây nguyên, trọng tâm dành cho xuất khẩu, cà phê không được đưa về thành phố và rất khan hiếm cà phê. Họ đã đưa các chất thêm vào để thay thế như bắp rang, đậu tương rang .v.v. Điều này lâu dần đã trở thành thói quen, cà phê có bắp rang nó sánh hơn, đổi thói quen đó rất khó khăn. Chuyện Starbuck mang cà phê vào Việt Nam chúng tôi cho rằng chưa chắc người Việt Nam đã hoan nghênh. Tại vì họ đã uống quen loại cà phê “dởm” có những chất thêm thắt vào để thay thế để độn vào đấy đã quen rồi, tập quán đó xuất phát từ thời kỳ thiếu cà phê.”
Sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan gia tăng nhanh trong những năm gần đây với các gương mặt lớn như Nestle,Trung Nguyên, Olam, Highland, An Thái… đã giúp nâng mức tiêu thụ cà phê nội địa từ dưới 5% lên 7%-8% sản lượng cà phê của cả nước.
Khó kiểm soát chất lượng cà phê
Ngoại trừ lực lượng chính qui như vừa nêu, thị trường cà phê bình dân ở khắp các nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam được báo chí phanh phui và gọi là cà phê bẩn. Nhiều phát hiện làm người yêu thích cà phê phải giật mình. Cà phê bẩn chẳng cần tới hạt cà phê, chỉ cần bắp rang, đậu nành rang cháy cộng với hương liệu cà phê không rõ xuất xứ, không thể kiểm soát. Chế biến xong, người sản xuất bất chính đóng gói và phân phối ra thị trường. Đó là lý do tại sao thương lái có thể bỏ mối cà phê thành phẩm cho hàng quán với giá rẻ hơn cà phê nhân chưa chế biến.Là người trồng cà phê, ông Nguyễn Vịnh nhà tư vấn cho nông dân Tây nguyên nhận định về việc khó nâng cao tổng lượng cà phê tiêu dùng nội địa vì thói quen uống cà phê không phải cà phê của số đông. Loại trừ một lượng rất nhỏ những người sành điệu kén chọn phẩm chất cà phê thực sự, ông Vịnh cho rằng số đông quần chúng bình dân mới là chủ thể để nâng mức tiêu dùng cà phê nội địa lên. Ông nói:
“Nhu cầu của người Việt Nam, đặc biệt là giới công tư chức ở thành phố, công nhân thành phố, nhu cầu tiêu dùng cà phê của họ rất là nhiều. Tuy nhiên cảm giác về ly cà phê thật, gần như là không xác định được. Vì thế cho họ uống một ly cà phê thật với một ly cà phê giả nhiều khi là họ không phân biệt được. Hy vọng dần dần sẽ thay đổi, bởi vì người ta không phân biệt đâu là cà phê thật đâu là cà phê giả dối. Người tiêu dùng vào quán gọi 1 ly cà phê tính cả tiền phục vụ hiện nay là 10 ngàn đồng thì trả 10 ngàn đồng chứ đâu có biết chủ quán mua cà phê như thế nào, giá bao nhiêu đâu.”
Việc nâng cao mức tiêu thụ cà phê nội địa còn tùy thuộc vào sự nâng cao đời sống nói chung ở Việt Nam, bên cạnh thói quen uống trà đã lâu đời của người Việt.
Tin ghi nhận, Brazil có thể vượt qua Hoa Kỳ về tổng lượng cà phê tiêu dùng trong vài năm tới đây. Nguyên do chính là sự khá giả hơn của giới trung lưu và ngành cà phê đầu tư nhiều hơn cho phẩm chất hạt cà phê và bán ra với giá cao hơn. Lượng tiêu dùng cà phê của người dân Brazil gia tăng đều đặn 4% mỗi năm.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, ông đã từng trình bày với Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Ngông nghiệp Nông thôn về vấn đề mở rộng tiêu thụ cà phê trong nước như một chiến lược hẳn hoi bên cạnh các vấn đề như sản xuất, thương mại chế biến tiêu thụ và xuất khẩu. Ông Đoàn Triệu Nhạn hy vọng Ban Điều hành Điều phối ngành hàng cà phê với sự tham gia của đại diện doanh nghiệp và người trồng cà phê khi đi vào hoạt động, sẽ giải được bài toán phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam.
Ông Đoàn Triệu Nhạn nhấn mạnh, bên cạnh Hiệp hội cà phê cao cao Việt Nam (VICOFA) nên hình thành những hiệp hội của người chế biến và đặc biệt Hiệp hội của những người trồng cà phê như những tổ chức phi chính phủ. Theo lời ông, những hiệp hội như thế sẽ cùng với đại diện chính phủ hình thành một tổ chức bán công để hướng dẫn ngành hàng cà phê đi đúng hướng.