10. viên kim cương không tên - 30,6 triệu USD
Viên kim cương trắng 118.28-carat hình quả lê được cho là lớn nhất thế giới vừa được bán với giá 30.6 triệu USD ( khoảng 650 tỉ đồng) ở nhà cái Sotheby's đấu giá tại Hong Kong năm 2013.
Chỉ sau 6 phút, viên kim cương đẹp không tì vết này đã thuộc về một người giấu mặt sau một cuộc trả giá qua điện thoại.
9. Viên kim cương 101 - 26,7 Triệu USD
Đây không chỉ là một trong những viên kim cương hình trái xoan có kích thước lớn nhất mà còn có chất lượng hoàn hảo nhất, đạt tiêu chuẩn D-color và Type IIa (chỉ chiếm 1-2% lượng kim cương trong tự nhiên).
Nhà đấu giá Christie's đã từng giới thiệu những viên kim cương không màu tuyệt đẹp khác như viên Archduke Joseph 76,02 carat (trị giá 21,47 triệu USD) hay viên Elizabeth Taylor 33,19 carat (trị giá 8,81 triệu USD).
8. Viên kim cương Trái tim vĩnh cữu - 16 triệu USD
“Heart of Eternity” (Trái tim vĩnh cửu) có trọng lượng 27,64 carat và mang một màu xanh được Viện đá quý Mỹ xếp vào nhóm kim cương có phẩm chất cao nhất. Được phát hiện tại một mỏ ở Nam Phi, ước tính giá trị của nó lên tới 16 triệu USD.
7. Viên kim cương Wittelsbach - 16,4 triệu USD
Viên Wittelsbach còn được biết đến với cái tên Der Blaue Wittelsbacher nặng 35.56 carat (tương đương 7.11 grams), có ánh xanh với độ trong suốt ở mức VS2 và được các nhà quý tộc Châu Âu đánh giá cao trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Nó có đường kính 40mm và chiều sâu là 8.29mm, được mài dũa 16 khía cạnh bố trí theo cặp nên mang vẻ sang trọng và cổ điển có một-không-hai.
6. Viên kim cương Pink Star - 57 triệu USD
Cuộc đấu giá viên đá ‘Ngôi sao hồng’ này được tổ chức vào tháng 11.2013 tại Geneva, Thụy Sĩ. Viên kim cương này được rao bán bởi một chủ sở hữu người Nam Phi nhưng người mua thì vẫn trong vòng "bí ẩn". Người này đã trả 51,7 triệu euro, tương đương với 1.500 tỉ đồng cho viên kim cương này.
Bản thân nó được coi là viên kim cương lớn nhất cũng như hoàn hảo nhất với khối lượng 59 carat. Pink Star được tìm ra vào năm 1999, có chiều dài là 2,69cm và chiều rộng 2,06cm, có trọng lượng gần 12g sau khi được tinh chế thành hình bầu dục.
5. Viên kim cương trắng De Beers Centenary - 100 triệu USD
Trị giá 100 triệu USD, viên kim cương De Beers Centenary là viên đá hoàn toàn không tì vết, không màu, được phát hiện tại một mỏ ở Nam Phi năm 1986.
Được lần đầu ra mắt ở dạng thô năm 1988 với trọng lượng 599 carat tại mỏ Premier, đến tháng 2.1991, nó xuất hiện dưới dạng hình trái tim, với trọng lượng 273,85 carat.
4. Viên kim cương Hy Vọng - 350 triệu USD
Hope Diamond (Viên kim cương hy vọng) là một trong những viên đá quý nổi tiếng nhất thế giới và có giá lên tới 350 triệu USD. Viên kim cương này nặng 45,52 carat (9,1 g) và hiện được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Washington DC.
Khi nhìn bằng mắt thường, viên Hope Diamond có màu xanh lục do có một số nguyên tố Bo trong cấu trúc tinh thế của mình, nhưng nó sẽ phát ra màu đỏ khi được đặt dưới ánh sáng cực tím.
3. Viên kim cương Cullinan - 400 triệu USD
Nặng 3,106,75 carat (tương đương 621.35 grams), Cullinan là viên kim cương thô lớn thứ 2 thế giới cho đến thời điểm này.
Sau khi được chế tác thành 9 viên nhỏ hơn, viên lớn nhất (Cullinan I hay Ngôi sao châu Phi đệ nhất) có trọng lượng 530,2 carat. Hai trong số 9 viên kim cương đang được gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh. (Trong ảnh là các viên kim cương Cullinan III và IV Broach và Cullinan VII Delhi Durbar).
2. Viên kim cương Sancy - Vô giá
Sancy là một viên kim cương màu vàng chanh nhạt nặng 55.23 carat (tương đương 11.05 grams). Nó đã từng rất nổi tiếng khi thuộc quyền sở hữu của dân tộc Mông Cổ thời xưa, nhưng có nhiều khả năng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi đường cắt của viên kim cương này không giống với những tiêu chuẩn của Tây phương.
1. Viên kim cương Koh-i-Noor- Vô giá
‘Koh-i-noor’ nặng 105 carats (tương đương 21.6 gram), được xem là viên kim cương đắt nhất thế giới hiện nay. Được phát hiện tại khu mỏ Golconda, Andhra Pradesh, Ấn Độ năm 1306, tên của nó có nghĩa là “Ngọn núi của ánh sáng” trong tiếng Ba Tư.
Viên Koh-i-Noor từng thuộc quyền sở hữu của các vị vua chúa của Sikh, Mughal và Ba Tư. Sau khi trải qua cuộc tranh giành với Maharaja Ranjit Singh, cuối cùng nó đã thuộc quyền sở hữu của một công ty Đông Ấn Độ và trở thành một trong những món đồ trang sức đặc biệt nhất trên vương miện hoàng gia Anh vào năm 1877.
Bảo vật này hiện đang được giữ tại tòa tháp London, là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Anh, bởi lịch sử tàn khốc của nó.
Theo Một Thế giới