Rolex hiện đại hoá tính năng hiển thị Ngày-Thứ

Lần đầu được ra mắt vào năm 1945, bộ hiển thị ngày-thứ trên chiếc đồng hồ Rolex đã được đánh giá cao và hoàn thiện vào năm 1956 bởi người sáng lập Hans Wilsdorf. Mới gần đây, Rolex đã hiện đại hoá bộ hiển thị này với sự cho ra mắt của chiếc Rolex Day-Date 40.

Rolex

Lịch sử

Năm 1945, Rolex đã cách mạng hoá cách hiển thị ngày-tháng cùng với Datejust – chiếc đồng hồ đầu tiên có cửa sổ ghi ngày ở vị trí 3 giờ. Năm 1953, thấu kính Cyclops đã được thêm vào để giúp người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi ngày trên chiếc Datejust.

Rolex

Cho đến năm 1956, Hans Wilsdorf đã hoàn thiện mẫu đồng hồ này bằng cách thêm vào cửa sổ hiển thị ngày trong tuần ở vị trí 12 giờ. Lần đầu tiên trên chiếc đồng hồ đeo tay, ngày và các thứ trong tuần được hiển thị đầy đủ - một lợi thế đáng kể về tính năng so với các đồng hồ khác.

Sản phẩm mới

Khi mới ra mắt thị trường, chiếc Rolex Day-Date chỉ có đường kính 36mm và có 2 phiên bản duy nhất là bằng vàng và platinum. Sau khi được hiện đại hoá, đúng với cái tên của nó, chiếc Day-Date đã được thiết kế với đường kính 40-mm với dây đeo được làm từ chất liệu vàng vàng, vàng hồng hoặc bạch kim, tương ứng với tông màu và chất liệu của vỏ đồng hồ. Giữa các mắt xích dây đeo được chèn một lớp gốm nhằm tăng cường độ bền cho dây. Tất cả các mẫu đồng hồ mới này đều được đánh bóng, vặn chặt và kín với công nghệ Twinlock, cho khả năng không thấm nước xuống tới độ sâu 100 mét.

Rolex

Mặt đồng hồ mới

Tất cả các mẫu Rolex Day-Date 40 đều có các dòng chữ "Oyster Perpetual", "Day-Date", "Superlative Chronometer Officially Certified" được làm nổi lên trên mặt đồng hồ. Day-Date 40 có mặt số mới khá mỏng với các hoạ tiết thanh, đơn giản được sử dụng phương pháp khắc bằng laser cho kết quả các số La Mã biểu thị giờ sắc nét. Ở vị trí 3 giờ là cửa sổ hiển thị ngày, còn ở vị trí 12 giờ là một cửa sổ báo các thứ trong tuần. Bảo vệ mặt đồng hồ là một lớp tinh thể sapphire chống xước, với thấu kính Cyclops bao bọc phần hiển thị ngày.

Rolex

Hệ chuyển động mới

Cụm từ "Superlative Chronometer" đã được giới thiệu bởi Rolex từ cuối những năm 1950 để miêu tả về độ chính xác của bộ chronometer, vượt xa với những thiết kế đồng hồ tại thời điểm lúc đó. Mãi đến năm 1956, chiếc Rolex Day-Date mới có đầy đủ tiêu chuẩn để có thể mang cái tên "Superlative Chronometer Officially Certified" trên mặt đồng hồ.

Đến năm 2015, Rolex đã một lần nữa định nghĩa lại "Superlative Chronometer" với sự ra mắt của bộ Caliber 3255 hoàn toàn mới, được cơ quan COSC - cơ quan kiểm nghiệm độ chính xác đồng hồ Thụy Sĩ - cấp giấy chứng nhận chất lượng cho khả năng đếm thời gian cực kỳ chuẩn xác, thậm chí là gấp đôi so với những chiếc đồng hồ chronometer được COSC cấp giấy chứng nhận.



Chính bản thân Rolex cũng đã phát triển được một phương pháp và thiết bị công nghệ cao có khả năng kiểm tra độ chính xác của Caliber. Sau khi tự kiểm tra độ chính xác của máy với công nghệ và thiết bị của mình, Rolex sẽ tiếp tục gửi hệ chuyển động đến cơ quan COSC để kiểm nghiệm. Vì vậy, với hai lần kiểm tra nghiêm nghặt, chiếc đồng hồ sẽ có khả năng đếm giờ cực kỳ chuẩn xác.

Hệ chuyển động của Day-Date 40 có tới 14 bằng sáng chế gồm các bằng sáng chế về công nghệ tăng độ chính xác, dự trữ năng lượng, khả năng chống sốc và từ tính. Chiếc đồng hồ có khả năng dự trữ năng lượng lên tới 70 giờ.

Giá cả



Với thiết kế hiện đại, đơn giản mà sang trọng nhưng cũng đậm chất thể thao cùng với bộ chuyển động Caliber 3255 chính xác tuyệt đối, Rolex Day-Date 40 sẽ có bốn phiên bản với vỏ và dây đeo được làm từ các chất liệu Platinum 950, vàng vàng, vàng trắng và vàng hồng 18k được bán với giá từ 727 triệu tới 1,3 tỷ đồng.

Labels: ,
[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.